Danh mục

Thực trạng cấu trúc sở hữu tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 463.76 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu "Thực trạng cấu trúc sở hữu tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam" cho thấy: (1) Đa số các DN chế biến thực phẩm có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên; (2) Tỷ trọng sở hữu Nhà nước lớn hơn 50% tại các DN chế biến thực phẩm có xu hướng giảm; (3) Tỷ lệ sở hữu nước ngoài và sở hữu khác có xu hướng gia tăng tại nhóm các DN chế biến thực phẩm. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng cấu trúc sở hữu tại các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 2021 THỰC TRẠNG CẤU TRÚC SỞ HỮU TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CHẾ BIẾN THỰC PHẨM NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG KHOÁN VIỆT NAM OVERVIEW OF OWNERSHIP STRUCTURE IN FOOD PROCESSING ENTERPRISES LISTED ON THE STOCK MARKET IN VIETNAM TS. Vũ Thị Thanh Thủy, TS. Vũ Thị Ánh Tuyết (1983) Trường Đại học Lao động - Xã hộiNgày nhận bài: 25/9/2021Ngày nhận kết quả phản biện: 15/10/2021Ngày chấp nhận đăng: 15/11/2021 TÓM TẮT Cấu trúc sở hữu được hiểu là sự phân bổ vốn chủ sở hữu theo quyền trong mối tương quan tỷ lệ vốn chủ sở hữu được nắm giữ bởi các chủ sở hữu. Cấu trúc sở hữu có ảnh hưởng rất quan trọng trọng việc điều hành doanh nghiệp do nó tác động đến việc ra quyết định của các nhà quản lý. Cơ cấu sở hữu có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp. Việc nghiên cứu cấu trúc sở hữu của các doanh nghiệp nói chung, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam nói riêng có ý nghĩa rất lớn trong việc xác định cơ cấu sở hữu hợp lý; chọn được chi phí sử dụng vốn tối ưu; là tác nhân nâng cao hiệu quả kinh doanh của các doanh nghiệp này. Nghiên cứu được thực hiện với 55 doanh nghiệp chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam, nhằm đánh giá thực trạng cơ cấu sở hữu của các doanh nghiệp này. Trên cơ sở dữ liệu thu thập, với sự trợ giúp của phần mềm SPSS 22 kết hợp với công cụ so sánh, kết quả nghiên cứu cho thấy: (1) Đa số các DN chế biến thực phẩm có thời gian hoạt động từ 10 năm trở lên; (2) Tỷ trọng sở hữu Nhà nước lớn hơn 50% tại các DN chế biến thực phẩm có xu hướng giảm; (3) Tỷ lệ sở hữu nước ngoài và sở hữu khác có xu hướng gia tăng tại nhóm các DN chế biến thực phẩm. Từ khóa: Cơ trúc sở hữu, chế biến thực phẩm, thị trường chứng khoán ABSTRACT Ownership structure is the rights and duties of stakeholders in relation to the proportion of equity held by them. Ownership structure plays a vital role in business operation since it has a significant impact on the decision-making of management board. Ownership structure also affects business performance. Studying the ownership structure of business in general and food processing business on Vietnam stock market in particular makes a critical contribution to the identification of ownership structure, optimal cost of capital and business performance improvement. By analyzing the data from 55 food processing businesses listed on Vietnam stock market, this study examine the ownership structure of these businesses. On the collected database, by using SPSS 22 software combined with a comparison tool, the results showed: (1) Most food processing enterprises have been operating for 10 years or more; (2) In food processing enterprises, the proportion of State ownership greater than 50% tends to decrease; (3) The rate of foreign ownership and other ownership tends to increase in the group of food processing enterprises. Keywords: Ownership structure, food processing, stock market 1818 Kỷ yếu Hội thảo Khoa học Quốc gia về Kế toán và Kiểm toán – VCAA 20211. Giới thiệu nghiên cứu Lĩnh vực chế biến thực phẩm có vai trò đặc biệt quan trọng đối với nền kinh tế của mỗi quốcgia. Vai trò này được thể hiện thông qua: (i) quy mô các doanh nghiệp chế biến thực phẩm chiếmtỷ trọng lớn và phân bố rộng, lĩnh vực chế biến thực phẩm có mối quan hệ mật thiết với nôngnghiệp và thủy sản; (ii) nguồn nguyên liệu tại chỗ dồi dào, giá rẻ, thị trường tiêu thụ rộng lớn,không đòi hỏi kỹ thuật hạ tầng cao; (iii) thời gian quay vòng vốn nhanh, tốc độ tăng trưởng cao;(iv) chế biến từ sản phẩm thô trở thành sản phẩm tinh phục vụ cho mục đích xuất khẩu có giá trịcao hơn; (v) đặc biệt, các doanh nghiệp chế biến thực phẩm chiếm tỷ trọng cao trong số các doanhnghiệp niêm yết trên TTCK Việt Nam. Từ những phân tích trên, nghiên cứu cơ cấu sở hữu của cácDN chế biến thực phẩm niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam là cần thiết để có nhữngđánh giá xác đáng về việc cấu trúc nào mang lại hiệu quả hoạt động cao hơn. Bài viết tập trungphân tích thực trạng cấu trúc sở hữu nhà nước, cấu trúc sở hữu nước ngoài và cấu trúc sở hữu khác.2. Tổng quan nghiên cứu Ngay từ những năm 1932, xuất phát từ thực tế hầu hết các doanh nghiệp ở Mỹ được sở hữubởi hàng triệu chủ sở hữu khác nhau nhưng quyền vận hành và kiểm soát hoạt động của doanhnghiệp lại nằm trong tay một nhóm nhỏ các nhà quản trị (những người được thuê bởi các chủ sởhữu của doanh nghiệp), Berle và Means (1932) cho rằng tồn tại sự tương quan ngược giữa hiệuquả hoạt động của doanh nghiệp và sự phân tán quyền sở hữu. Trong bài nghiên cứu về mối quan hệ giữa hành vi nhà quản trị, chi phí đại ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: