Danh mục

Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Nông dược và Hóa chất Nam Việt

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 326.47 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết này sẽ tập trung phân tích làm rõ thực trạng tư duy của Đảng ta về tiền lương (giá cả sức lao động) và quá trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu, chỉ ra những bất cập, hạn chế về chính sách tiền lương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục cải cách tiền lương và hoàn thiện chính sách tiền lương phù hợp với thị trường lao động hiện nay.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng công tác kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Nông dược và Hóa chất Nam Việt THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TIỀN LƢƠNG TẠI CÔNG CỔ PHẦN NÔNG DƢỢC VÀ HÓA CHẤT NAM VIỆT Phạm Chí Nguyện, Vòng Mỹ Quyên, Nguyễn Thị Mai Chi, Nguyễn Thị Mỹ Dung, Lê Đỗ Thanh Thƣ Khoa Kế toán – Tài chính – Ngân hàng, Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh (HUTECH) TÓM TẮT Hiện nay, tiền lương là vấn đề rất quan trọng được nhiều người quan tâm, nhất là người lao động. Bởi vì, tiền lương có vai trò to lớn, là nguồn thu nhập chủ yếu của người lao động, nó được xác định trên thị trường lao động thông qua hình thức thỏa thuận tiền lương giữa người lao động và người sử dụng lao động. Vì vậy, bài viết này sẽ tập trung phân tích làm rõ thực trạng tư duy của Đảng ta về tiền lương (giá cả sức lao động) và quá trình điều chỉnh tiền lương tối thiểu, chỉ ra những bất cập, hạn chế về chính sách tiền lương. Từ đó, đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm tiếp tục cải cách tiền lương và hoàn thiện chính sách tiền lương phù hợp với thị trường lao động hiện nay. Từ khóa: Công tác tiền lương, công ty cổ phần, lương, tiền lương. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong quá trình phát triển chung của nhân loại, của mỗi đất nước. Vấn đề đảm bảo cuộc sống cho người lao động cả về mặt vật chất lẫn tinh thần không ngừng được nâng cao là một trong những vấn đề được quan tâm hàng đầu. Cũng như đối với Việt Nam chúng ta, vấn đề trả lương trong các doanh nghiệp Nhà nước luôn được Đảng và Nhà nước hết sức quan tâm để phát triển một nền kinh tế nhiều thành phần theo cơ chế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước theo định hướng XHCN. Tiền lương là biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người sử dụng hợp lý giữa các ngành, các vùng trong nền kinh tế quốc dân và đảm bảo thống nhất giữa ba lợi ích Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động. Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong các doanh nghiệp Nhà nước và được sự giúp đỡ nhiệt tình từ các doanh nghiệp nhóm tác giả đã tiến hành nghiên cứu: “Nghiên cứu thực trạng công tác kế toán tiền lương tại Công ty Cổ phần Nông dược và Hóa chất Nam Việt”. Qua bài nghiên cứu sẽ phần nào trả lời cho những vấn đề sau: – Tiền lương là gì ? – Các hình thức trả lương ? – Tầm quan trọng của tiền lương đối với người lao động tại doanh nghiệp ? – Tiền lương phải trả cho người lao động bao nhiêu mới phù hợp ? 2. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nhóm tác giả tiến hành thu thập các tài liệu liên quan đến đề tài từ phòng kế toán của công ty, tài liệu chuyên ngành, website. 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CÔNG TÁC TIỀN LƢƠNG 3.1 Khái niệm về tiền lƣơng Tiền lương và biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động mà người lao động đã bỏ ra trong quá trình sản xuất kinh doanh và được thanh toán theo kết quả hoạt động cuối cùng. 400 Tiền lương của người lao động do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng và được trả theo năng suất lao động, chất lượng và hiệu quả công việc. Mức lương của người lao động không được thấp hơn mức lương tối thiểu do Nhà nước quy định. 3.2 Vai trò Đối với ngƣời lao động: Tiền lương đối với người lao động có tác dụng tái sản xuất lao động cho người lao động, đảm bảo mức sống, nâng cao chất lượng cuộc sống cho người lao động. Đồng thời tiền lương còn có vai trò to lớn trong việc khuyến khích người lao động sáng tạo trong công việc, nâng cao kiến thức tay nghề. Đồng thời tiền lương còn được coi là thước đo giá trị, địa vị của người lao động đối với gia đình cũng như đồng nghiệp và xã hội. Đối với ngƣời sử dụng lao động: Tiền lương được xem là một phần của chi phí sản xuất, vì vậy việc chi cho tiền lương là chi cho đầu tư phát triển. Như vậy tiền lương đóng vai trò quan trọng doanh nghiệp là đòn bẩy kinh tế quan trọng để nâng cao kết quả kinh doanh của doanh nghiệp. Đối với kinh tế - xã hội: Tiền lương đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định và phát triển kinh tế. Nếu tiền lương không đủ trang trải cuộc sống của người lao động thì họ phải kiếm thêm một công việc khác, từ đó nảy sinh ra những hành vi sai lệch, vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến kết quả làm việc của họ cũng như doanh nghiệp. Ngược lại, tiền lương mà doanh nghiệp trả cho người lao động đủ trang trải cuộc sống thì họ sẽ yên tâm làm việc, hăng hái sản xuất, góp sức vào công việc chung, đảm bảo lợi ích cho doanh nghiệp. 3.3 Các hình thức trả lƣơng 3.3.1. Tiền lương theo thời gian Tiền lƣơng theo thời gian là tiền lương phải trả cho người lao động theo thời gian làm việc thực tế, theo cấp bậc và thang lương của người lao động, tiền lương tính theo thời gian có thể thực hiện tính theo tháng, ngày hoặc giờ, cụ thể như sau: Tiền lƣơng tháng được trả cho một tháng làm việc xác định trên cơ sở hợp đồng lao động. Tiền lƣơng tuần được trả cho một tuần làm việc xác định trên cơ sở tiền lương nhân với 12 tháng và chia cho 52 tuần. Tiền lƣơng ngày được trả cho một ngày làm việc xác định trên cơ sở tiền lương tháng chia cho số ngày làm việc tiêu chuẩn trong tháng theo quy định của pháp luật mà doanh nghiêp, cơ quan lựa chọn, nhưng tối đa không quá 26 ngày. Tiền lƣơng giờ được trả cho một giờ làm việc được xác định trên cơ cở tiền lương ngày chia cho số giờ tiêu chuẩn quy định. CÔNG THỨC: Mức lương tháng = Mức lương cơ bản x (Hệ số lương + Tổng hệ số các khoản phụ cấp) Mức lương tuần = ( Mức lương tháng x 12) / 52 Mức lương ngày = Mức lương tháng / 22 3.3.2. Tiền lương theo sản phẩm Tiền lƣơng tính theo sản phẩm là tiền lương trả cho người lao động theo kết quả lao động đúng với chất lượng đã quy định sẵn, khối lượng sản phẩm công việc hoàn thành. CÔNG THỨC: Tiền lương theo sản phẩm = Số lượng SP hoàn thành x Đơn giá tiền lương/SP Tiền lƣơng sản phẩm cá nhân: Áp dụng đối với CNTTSX, công việc của họ có tính chất tương đối độc lập. Điều kiện: thống kê được số lượng SP hoàn thành cho từng cá nhân. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: