Danh mục

Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa quận Tân Phú Tp. Hồ Chí Minh

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 353.34 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng công tác phát triển và quản lý nguồn nhân lực, và tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ nhân viên mắc stress nghề nghiệp với các yếu tố phát triển và quản lý nguồn nhân lực của bệnh viện Quận Tân Phú TP.HCM.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng công tác quản lý nguồn nhân lực tại Bệnh viện Đa khoa quận Tân Phú Tp. Hồ Chí Minh Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Nghiên cứu Y học THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA QUẬN TÂN PHÚ TP. HỒ CHÍ MINH Đinh Thanh Hưng*, Trương Phi Hùng** TÓM TẮT Mở đầu: Việc đảm bảo công bằng về chăm sóc sức khỏe cho nhân dân và trong điều kiện nền kinh tế thị trường là một vấn đề cấp bách, thách thức, vừa là một chính sách lâu dài. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả thực trạng công tác phát triển và quản lý nguồn nhân lực, và tìm hiểu mối liên quan giữa tỷ lệ nhân viên mắc stress nghề nghiệp với các yếu tố phát triển và quản lý nguồn nhân lực của bệnh viện Quận Tân Phú TP.HCM. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu định lượng (cắt ngang mô tả) kết hợp định tính. Nghiên cứu định lượng thực hiện trên toàn bộ nhân viên trong bệnh viện quận Tân Phú trong thời gian từ tháng 3/2014 – tháng 5/2014, sử dụng bộ câu hỏi soạn sẵn và thang đo The Workplace Stress Scale để đánh giá tình trạng stress của nhân viên. Nghiên cứu sử dụng phép kiểm chi bình phương (hoặc kiểm định Fisher) để xác định mối liên quan giữa stress với các yếu tố liên quan. Nghiên cứu định tính thực hiện trên 5 đối tượng phỏng vấn sâu và 7 thảo luận nhóm. Sau đó tiến hành giải băng ghi âm, mã hóa các thông tin theo từng chủ đề nghiên cứu. Kết quả: Hơn 2/3 nhân viên biết về kế hoạch phát triển nguồn lực của bệnh viện và cho rằng bệnh viện cần tuyển thêm người. Hơn 60% nhân viên cho rằng bệnh viện nên có kế hoạch hỗ trợ cho nhân viên sau khi hoàn thành khóa học. Đa số nhân viên cho rằng môi trường làm việc của họ là an toàn và phần lớn đều dễ dàng giao tiếp và nhận được sựhỗ trợ từ những người xung quanh. Đa phần nhân viên cho rằng họ được thoải mái đóng góp ý kiến vào quá trình phát triển của bệnh viện nhưng chỉ một nửa nhận thấy họ được tham gia vào quá trình ra quyết định của bệnh viện. Kết luận: Tỷ lệ stress ở nhân viên y tế là khá cao. Nghiên cứu cho thấy tỷ lệ stress ở nhân viên sẽ tăng nếu nhân viên gặp khó khăn trong quá trình làm việc và tỷ lệ stress sẽ giảm nếu nhân viên cảm thấy môi trường làm việc an toàn và được thoải mái đóng góp ý kiến. Bệnh viện quận Tân Phú cần nâng cao trình độ, tuyển thêm y bác sĩ và đẩy mạnh việc cho nhân viên tham gia vào quá trình ra quyết định của bệnh viện. Từ khóa: quản lý nhân lực, nhân viên y tế, stress, quận Tân Phú, thành phố Hồ Chí Minh. ABSTRACT THE SITUATION OF HUMAN RESOURCE MANAGEMENT IN TAN PHU DISTRICT HOSPITAL IN HO CHI MINH CITY Dinh Thanh Hung, Truong Phi Hung * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 20 - Supplement of No 1 - 2016: 253 - 260 Background: Ensuring the justice of health care among people in the market economy condition is an urgent problem, challenge and a long-term policy. Objective: To describe the actual status of the development and management of human resources, and to indicate the relationships between the proportion of workers suffering from stress and the development and management of human resources in Tan Phu District Hospital. Method: A cross – sectional study combined with qualitative research. The entire staff in Tan Phu District *Bệnh viện Quận Tân Phú ** ĐH Y Dược TP Hồ Chí Minh Địa chỉ liên hệ : BSCKII. Đinh Thanh Hưng ĐT: 0913630449 Email: hunggd2011@yahoo.com Y tế Công cộng 253 Nghiên cứu Y học Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 20 * Phụ bản của Số 1 * 2016 Hospital had participated in quantitative research during the period from 3/2014 to 5/2014, the research using a prepared questionnaire and Workplace Stress Scale The Scale to assess the employees’ stress. Research using chi- squared-test (or Fisher test) to determine the association between stress-related factors. Qualitative research performed on 5 healthcare managers and 7 group discussions. Then the information had been encoded. Results: More than 2/3 of the staff knew about the hospital plans to develop the resources and they also thought that the hospital need to recruit more people. More than 60% people thought that the hospital should plan to support the staff when they completed the course. The majority of employees believe their work environment is safe and is easy to communicate and get support from people around. Most of the staff said they were comfortable to participate in the development of the hospital but only half of healthworkers supposed that they were involved in the decision making process of the hospital. Conclusion: Prevalence of stress in health workers is quite high. Research shows that stres ...

Tài liệu được xem nhiều: