Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam
Số trang: 8
Loại file: pdf
Dung lượng: 381.38 KB
Lượt xem: 14
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Nghiên cứu "Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam" được tiến hành nhằm làm rõ vai trò và đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên đại học trong bối cảnh hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM TRONG BỐI CẢNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Vương Thị Minh Đức Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm làm rõ vai trò và đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên đại học trong bối cảnh hiện nay. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản về kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên, liên hệ với việc đào tạo kỹ năng mềm hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên đại học. Từ khóa: kỹ năng mềm, công nghệ thông tin, sinh viên 1. Đặt vấn đề Xã hội hiện đại không ngừng phát triển, sự đổi mới của công nghệ cùng với sự hội nhập quốc tế khiến cho môi trường luôn luôn biến đổi không ngừng, luôn tạo ra những thách thức, khó khăn đòi hỏi con người cần phải có những kỹ năng thích ứng với môi trường sống. Do đó, hiện nay, giáo dục không chỉ có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực với đội ngũ tri thức trẻ mà còn hướng tới mục tiêu phát triển về cả mặt kỹ năng mềm giúp con người có thể thích nghi được với mọi biến đổi của môi trường. Thực tế cho thấy sự thành công của con người còn được quyết định bởi các kỹ năng mềm. Nhờ có kỹ năng mềm, con người trở nên nhạy bén, linh hoạt, tư duy sáng tạo trong mọi tình huống. Kỹ năng mềm không chỉ do bản chất của con người mà còn phát triển thông qua quá trình học tập, trải nghiệm và các hoạt động thực tế. Trong những năm gần đây, các trường đại học đã bắt đầu triển khai việc đào tạo các kỹ năng mềm giúp cho sinh viên tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đào tạo các kỹ năng mềm chưa thật sự được đầu tư, do đó kỹ năng mềm của sinh viên còn thấp, nhiều sinh viên ra trường phải trải qua quá trình đào tạo lại của các doanh nghiệp sử dụng nhân lực mới có thể làm được việc. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Cách mạng 4.0 đã và đang diễn ra sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tao kỹ năng mềm cho sinh viên là điều rất cần thiết. 2. Cơ sở lý thuyết về kỹ năng mềm ➢ Khái niệm về kỹ năng mềm Theo Wikipedia: “Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động nào đó với việc vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với điều kiện và thời gian nhất định. Kỹ năng còn được chia theo các kỹ năng chuyên biệt đòi hỏi các yếu tố tác động và mức độ ảnh hưởng để đánh giá các kỹ năng được thể hiện ra bên ngoài. Có thể kể đến một số kỹ năng như: kỹ năng cứng, kỹ năng xã hội, kỹ năng lao động, kỹ năng con người, kỹ năng mềm...” 289 Theo Wikipedia: “Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...”. Kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Stanford Research Institute International và Carnegie Mellon Foundation với 500 CEO của Fortune đã cho thấy “người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị”. Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch - khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Theo Từ điển Giáo dục học, “Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”. Như vậy, theo cách định nghĩa này thì thuật ngữ kỹ năng mềm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của con người. Đó chính là hành vi ứng xử của mỗi người, là cách tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc nhóm. Tồn tại song song với những yêu cầu về mặt chuyên môn thì kỹ năng mềm cũng là nhân tố có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành công hay thất bại, hiệu quả hay kém chất lượng trong công việc và hoạt động thực tiễn. Nancy J. Pattrick (2008) cho rằng: “Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng đào tạo kỹ năng mềm trong bối cảnh ứng dụng công nghệ thông tin tại các trường đại học ở Việt Nam THỰC TRẠNG ĐÀO TẠO KỸ NĂNG MỀM TRONG BỐI CẢNH ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC Ở VIỆT NAM Vương Thị Minh Đức Học viện Ngân hàng - Phân viện Bắc Ninh Tóm tắt: Nghiên cứu này được tiến hành nhằm làm rõ vai trò và đưa ra các khuyến nghị nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm của sinh viên đại học trong bối cảnh hiện nay. Bài nghiên cứu sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính nhằm làm rõ những vấn đề cơ bản về kỹ năng mềm cần thiết đối với sinh viên, liên hệ với việc đào tạo kỹ năng mềm hiện nay từ đó đề xuất các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên đại học. Từ khóa: kỹ năng mềm, công nghệ thông tin, sinh viên 1. Đặt vấn đề Xã hội hiện đại không ngừng phát triển, sự đổi mới của công nghệ cùng với sự hội nhập quốc tế khiến cho môi trường luôn luôn biến đổi không ngừng, luôn tạo ra những thách thức, khó khăn đòi hỏi con người cần phải có những kỹ năng thích ứng với môi trường sống. Do đó, hiện nay, giáo dục không chỉ có mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực với đội ngũ tri thức trẻ mà còn hướng tới mục tiêu phát triển về cả mặt kỹ năng mềm giúp con người có thể thích nghi được với mọi biến đổi của môi trường. Thực tế cho thấy sự thành công của con người còn được quyết định bởi các kỹ năng mềm. Nhờ có kỹ năng mềm, con người trở nên nhạy bén, linh hoạt, tư duy sáng tạo trong mọi tình huống. Kỹ năng mềm không chỉ do bản chất của con người mà còn phát triển thông qua quá trình học tập, trải nghiệm và các hoạt động thực tế. Trong những năm gần đây, các trường đại học đã bắt đầu triển khai việc đào tạo các kỹ năng mềm giúp cho sinh viên tự tin hơn trong cuộc sống. Tuy nhiên, việc đào tạo các kỹ năng mềm chưa thật sự được đầu tư, do đó kỹ năng mềm của sinh viên còn thấp, nhiều sinh viên ra trường phải trải qua quá trình đào tạo lại của các doanh nghiệp sử dụng nhân lực mới có thể làm được việc. Bên cạnh đó, trong bối cảnh Cách mạng 4.0 đã và đang diễn ra sâu rộng ở tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội thì việc đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong đào tao kỹ năng mềm cho sinh viên là điều rất cần thiết. 2. Cơ sở lý thuyết về kỹ năng mềm ➢ Khái niệm về kỹ năng mềm Theo Wikipedia: “Kỹ năng là khả năng thực hiện một hành động nào đó với việc vận dụng các kiến thức, kinh nghiệm đã có phù hợp với điều kiện và thời gian nhất định. Kỹ năng còn được chia theo các kỹ năng chuyên biệt đòi hỏi các yếu tố tác động và mức độ ảnh hưởng để đánh giá các kỹ năng được thể hiện ra bên ngoài. Có thể kể đến một số kỹ năng như: kỹ năng cứng, kỹ năng xã hội, kỹ năng lao động, kỹ năng con người, kỹ năng mềm...” 289 Theo Wikipedia: “Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng thực hành xã hội là thuật ngữ liên quan đến trí tuệ xúc cảm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống con người như: kỹ năng sống, giao tiếp, lãnh đạo, làm việc theo nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, thư giãn, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới...”. Kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi Stanford Research Institute International và Carnegie Mellon Foundation với 500 CEO của Fortune đã cho thấy “người thành đạt chỉ có 25% là do những kiến thức chuyên môn, 75% còn lại được quyết định bởi những kỹ năng mềm họ được trang bị”. Kỹ năng “mềm” chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà thương thuyết hay người hòa giải xung đột. Những kỹ năng “cứng” ở nghĩa trái ngược thường xuất hiện trên bản lý lịch - khả năng học vấn của bạn, kinh nghiệm và sự thành thạo về chuyên môn. Theo Từ điển Giáo dục học, “Kỹ năng là khả năng thực hiện đúng hành động, hoạt động phù hợp với những mục tiêu và điều kiện cụ thể tiến hành hành động ấy cho dù đó là hành động cụ thể hay hành động trí tuệ”. Như vậy, theo cách định nghĩa này thì thuật ngữ kỹ năng mềm dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc sống của con người. Đó chính là hành vi ứng xử của mỗi người, là cách tương tác với bạn bè, đồng nghiệp, cách làm việc nhóm. Tồn tại song song với những yêu cầu về mặt chuyên môn thì kỹ năng mềm cũng là nhân tố có vai trò rất quan trọng trong việc quyết định thành công hay thất bại, hiệu quả hay kém chất lượng trong công việc và hoạt động thực tiễn. Nancy J. Pattrick (2008) cho rằng: “Kỹ năng mềm là khả năng, là cách thức chúng ta tiếp cận và phản ứng với môi trường xung quanh, không phụ thuộc và trình độ chuyên môn và kiến thức. Kỹ năng mềm không phải là yếu tố bẩm sinh ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu Hội thảo khoa học quốc gia Hội thảo khoa học Quản lý và hỗ trợ người học Giáo dục đại học Kỹ năng mềm Đào tạo kỹ năng mềm Kỹ năng xã hộiTài liệu liên quan:
-
Giáo trình Kỹ năng mềm - Th.S Phạm Thị Cẩm Lệ: Phần 1
86 trang 804 15 0 -
Công cụ FBI - Cách thức để phản hồi nhân viên hiệu quả
2 trang 425 0 0 -
Thực trạng và biện pháp nâng cao kỹ năng mềm cho sinh viên trường Du lịch - Đại học Huế
11 trang 388 0 0 -
5 bước trong giải quyết xung đột với khách hàng
2 trang 308 0 0 -
13 lỗi thường gặp trong quản lý thay đổi
6 trang 303 0 0 -
Các yếu tố ảnh hưởng đến sự phát triển kỹ năng mềm của sinh viên: Nghiên cứu tại tỉnh Bình Dương
13 trang 241 0 0 -
3 trang 228 0 0
-
10 câu trả lời 'ăn điểm' khi đi phỏng vấn
2 trang 223 0 0 -
10 trang 222 1 0
-
Môi trường làm việc cho nhân viên - đôi điều cần nói!
6 trang 219 0 0