Danh mục

Thực trạng dị ứng thuốc kháng sinh nhóm Beta-lactam tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018-2020

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 213.48 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Dị ứng kháng sinh nói chung và dị ứng kháng sinh nhóm Beta-lactam nói riêng là những phản ứng có hại của thuốc, không định trước và xuất hiện ở liều thường dùng cho người với mục đích phòng và điều trị bệnh. Dị ứng thuốc kháng sinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, với những tổn thương như mày đay, hồng ban đa dạng hoặc phản vệ với những mức độ khác nhau. Bài viết trình bày đánh giá thực trạng dị ứng thuốc kháng sinh nhóm Beta-lactam tại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/2018 đến 12/2022.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng dị ứng thuốc kháng sinh nhóm Beta-lactam tại Bệnh viện Nhi Trung ương năm 2018-2020 THỰC TRẠNG DỊ ỨNG THUỐC KHÁNG SINH NHÓM BETA-LACTAM TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG NĂM 2018-2020 Nguyễn Văn Khiêm1,2, Lê Quỳnh Chi1, Lê Thị Minh Hương3, Hoàng Thị Phương Thảo2, Nguyễn Phương Dung2 1 Bệnh viện Nhi Trung ương, 2Học viện Y Dược học Cổ truyền Việt Nam 3 Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City Tác giả liên hệ:Nguyễn Văn Khiêm Email: khiemnv@nch.gov.vn Nhận bài:.........................Phản biện:.....................Chấp nhận.................................TÓM TẮT Dị ứng kháng sinh nói chung và dị ứng kháng sinh nhóm Beta-lactam nóiriêng là những phản ứng có hại của thuốc, không định trước và xuất hiện ở liềuthường dùng cho người với mục đích phòng và điều trị bệnh. Dị ứng thuốc khángsinh có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, với những tổn thương như mày đay, hồng ban đadạng hoặc phản vệ với những mức độ khác nhau. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng dị ứng thuốc kháng sinh nhóm Beta-lactamtại Bệnh viện Nhi Trung ương từ 1/2018 đến 12/ 2022. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu, dựa trên các số liệu vàthông tin thu thập từ bệnh án. Kết quả: Độ tuổi gặp phản ứng nghi ngờ dị ứng từ 1 tháng - 18 tuổi, khônggặp trường hợp < 28 ngày tuổi. Nhóm từ 1-23 tháng tuổi hay gặp nhất (39,1%),nhóm 2-5 tuổi (35,9%). 46,9% triệu chứng xuất hiện sau lần đầu dùng thuốc.Đường dùng hay gây phản ứng là tiêm tĩnh mạch (78,1%). Cephalosporin là nhómchiếm tỷ lệ nghi ngờ dị ứng cao nhất với 73,67%, thuốc hay gặp nhất là ceftriaxon(21,05%). Nhóm penicillin, carbapenem và nhóm kháng sinh phối hợp ít gặp hơn.Nhóm monobactam không ghi nhận trường hợp nào nghi ngờ dị ứng. Kháng sinhchiếm 32,81% các ca bệnh nghi ngờ dị ứng thuốc tại khoa Miễn dịch Dị ứng Khớp– Bệnh viện Nhi Trung ương, trong đó qua test kích thích là 31,25%, sốc phản vệlà 1,56%. Trong các kháng sinh cho kết quả test kích thích dương tính, ceftriaxonchiếm 29,16%, cefotaxim là 25,0%. Triệu chứng lâm sàng hay gặp ở bệnh nhânnghi ngờ dị ứng kháng sinh Beta-lactam là: ban đỏ, ngứa, mày đay. Trong đó, banđỏ gặp nhiều nhất (34,31%). Các triệu chứng lâm sàng thường gặp ở trẻ nghi ngờdị ứng: mày đay, hồng ban đa dạng, phù Quincke. Mày đay hay gặp nhất ở trẻ từ2-5 tuổi (65,2%). Hồng ban đa dạng hay gặp nhất ở trẻ từ 6-12 tuổi (53,8%). Ởnhững bệnh nhân được xác định dị ứng kháng sinh beta-lactam, mày đay là triệuchứng lâm sàng gặp nhiều nhất (52,38%). Kết luận: Ceftriaxone là thuốc hay gặp phản ứng dị ứng nhất, chiếm 29,16%thuốc kháng sinh có tỷ lệ test kích thích dương tính, với các triệu chứng dị ứng nhưban đỏ, ngứa. Trong quá trình sử dụng thuốc cần quan sát và theo dõi kỹ người bệnhđê ghi nhận sự thay đổi. Đồng thời cùng cần xem xét tới mẫn cảm chéo giữa cáckháng sinh nhóm beta-lactam để hạn chế các phản ứng có thể xảy ra ở các thuốc cócấu trúc tương đồng với thuốc đã được xác định dị ứng.Từ khóa: dị ứng thuốc, dị ứng kháng sinh, beta-lactam 1 CURRENT STATUS OF BETA-LACTAM ANTIBIOTIC ALLERGY AT VIETNAM NATIONAL CHILDRENS HOSPITAL FROM 2018-2020 Nguyen Van Khiem1,2, Le Quynh Chi1,Le Thi Minh Huong3, Hoang Thi Phuong Thao2, Nguyen Phuong Dung2 1 Vietnam National Childrens Hospital 2 Vietnam University of Traditional Medicine 3 Vinmec General International HospitalABSTRACT Antibiotic allergy in general and beta-lactam antibiotic allergy in particularare adverse drug reactions, which are unpredictable and occur at the usual dose forthe purpose of prevention and treatment of diseases, and can occur at any age, withvarious manifestations such as urticaria, maculopapular rash, or anaphylaxis.However, there have been few studies conducted to investigate this issue, especiallyin children. Objective: This study aims to evaluate the status of beta-lactam antibioticallergy at the National Childrens Hospital from 1/2018 to 12/2022. Methods: A retrospective study based on data and information collectedfrom medical records. Results: The age range of suspected drug allergy reactions was from 1 monthto 18 years old, with no cases under 28 days old. The group aged 1-23 months wasthe most affected (39.1%), followed by the 2-5 years old group (35.9%). 46.9% ofthe symptoms appeared after the first use of the drug. The most common route ofadministration causing the reaction was intravenous (78.1%). Cephalosporins hadthe highest suspected allergy rate at 73.67%, with ceftriaxone being the mostcommon (21.05%). The penicillin, carbapenem, and combination antibiotic groupswere less frequent. No cases of suspected allergy to the monobactam group wereencountered. 32.81% were confirmed to have antibiotic allergy, of which 31.25%were through provocation testing and 1.56% were anaphylactic shock. Among theantibiotics that resulted in positive provocation tests, ceftriaxone accounted for29.16% and cefotaxime for 25.0%. The most common clinical manifestations inpatients with suspected beta-lactam antibiotic allergy were rash, pruritus, andurticaria, with rash being the most prevalent (34.31%). The common clinicalmanifestations in children with suspected allergy were urticaria, maculopapularrash, and angioedema. Urticaria was most common in children aged 2-5 years(65.2%), while maculopapular rash was most common in those aged 6-12 year ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: