Danh mục

Thực trạng đội ngũ cố vấn học tập trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay ở Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 181.08 KB      Lượt xem: 17      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội dung bài viết trình bày và chia sẻ một số vấn đề cần quan tâm, tháo gỡ đưa đội ngũ cố vấn học tập xứng tầm với vị trí và vai trò của nó. Để hiểu rõ hơn, mời các bạn tham khảo chi tiết nội dung bài viết này.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng đội ngũ cố vấn học tập trong các trường đại học, cao đẳng hiện nay ở Việt Nam THỰC TRẠNG ĐỘI NGŨ CỐ VẤN HỌC TẬP TRONG CÁC TRƢỜNG ĐẠI HỌC, CAO ĐẲNG HIỆN NAY Ở VIỆT NAM Nguyễn Ngọc Tài1 Trịnh Văn Anh21. Đặt vấn đề Những năm gần đây, khi các trường đại học chuyển từ đào tạo theo niên chếsang tín chỉ thì vấn đề người CVHT cho sinh viên trở thành đề tài nóng hổi bởi nó ảnhhưởng trực tiếp đến sự thành công trong học tập, lựa chọn nghề nghiệp và cả tâm tưtình cảm cho sinh viên (SV) trong suốt quá trình học tập tại trường. CVHT là mộtnhân tố then chốt trong mối quan hệ nhà trường – sinh viên – thị trường lao động. Tuynhiên, để nâng cao vị thế, vai trò của người CVHT cần phải đánh giá đúng thực trạngvà đề xuất các giải pháp khả thi cho công tác này, trong đó, việc xác định đúng chứcnăng, vai trò CVHT là cần thiết. Bài viết này, chúng tôi xin được chia sẻ một số vấnđề cần quan tâm, tháo gỡ đưa đội ngũ CVHT xứng tầm với vị trí và vai trò của nó.2. Vai trò, nhiệm vụ của đội ngũ cố vấn học tập Cùng với việc áp dụng đào tạo theo học chế tín chỉ trong các trường đại học ViệtNam vào năm 2010 thì cũng là ngần ấy năm xuất hiện một khái niệm mới ở nước tađó là CVHT. Để hiểu rõ về CVHT, trước hết chúng ta cần hiểu khái niệm cố vấn.Theo Từ điển tiếng Việt của GS. Hoàng Phê (chủ biên, 1998) thì “Cố vấn là ngườithường xuyên được hỏi ý kiến để tham khảo công việc”. Như vậy, cố vấn chính làngười định hướng, dẫn đường, tư vấn để người được hỏi nên theo đó mà hành động.Trong giáo dục và đào tạo tại các trường đại học, cao đẳng, cho đến nay có nhiềuquan niệm về CVHT, nhưng định nghĩa được nhiều người thừa nhận thì “CVHT làngười tư vấn cho SV về chọn khóa học, ngành học phù hợp với năng lực và sở thích,tư vấn và xét duyệt kế hoạch học tập của SV từ khi bắt đầu nhập học, chuẩn bị vàogiai đoạn chuyên ngành hay khi sắp kết thúc chương trình học”. Có thể nói, CVHT làngười định hướng, tư vấn, giám sát hoạt động học tập của SV, giúp cho SV nhận thứcđược tầm quan trọng của quy chế đào tạo, chương trình đào tạo, phương pháp học tập,từ đó, thiết lập chương trình đào tạo phù hợp với điều kiện về trình độ, vật chất, hoàncảnh cá nhân và tự tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn đầu tiên khi bước chânvào giảng đường đại học đến kết thúc chương trình đại học.1 TS – Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. HCM2 ThS – Viện Nghiên cứu Giáo dục, trường Đại học Sư phạm TP. HCM 88 Nếu như, hình thức đào tạo theo niên chế, giáo viên chủ nhiệm đóng vai trò làcầu nối giữa SV, nhà trường, gia đình nhằm kịp thời tháo gỡ khó khăn trở ngại tronghọc tập, cuộc sống SV thì trong đào tạo theo tín chỉ, người cố vấn có trách nhiệm, vaitrò, chức năng nặng nề hơn nhiều lần. Ở cương vị mới này, bên cạnh những cái cần cócủa người giáo viên chủ nhiệm thì họ phải là một chuyên gia giỏi về lĩnh vực đào tạotư vấn, đưa ra lời khuyên và trách nhiệm với lời khuyên của mình. Chúng ta cần phải khẳng định rằng, CVHT có vai trò đặc biệt quan trọng, khôngthể thiếu trong đào tạo theo học chế tín chỉ. Mỗi CVHT là một nhân tố then chốt trongmối quan hệ nhà trường – sinh viên – thị trường lao động, là một chuyên gia tư vấn vềhọc tập và việc làm cho SV, đồng hành cùng SV trong suốt quá trình học tập. CVHTcó nhiều vai trò, nhưng có thể thu gọn vào 4 vai trò chính là: 1) Tư vấn, định hướngquá trình học tập của SV; 2) Giám sát quá trình học tập của SV; 3) Tham gia công tácchủ nhiệm lớp; 4) Đóng góp ý kiến đề xuất với nhà trường về các vấn đề tổ chức,quản lý đào tạo và quản lý SV. Từ vai trò của CVHT có thể xác định năm nhiệm vụ chính của CVHT là: 1) Hướng dẫn SV quy chế đào tạo tín chỉ và các quy định của Nhà trường; 2) Tư vấn cho SV về chương trình - kế hoạch đào tạo; 3) Tư vấn cho SV về xây dựng kế hoạch học tập toàn khoá và từng học kỳ phù hợp với năng lực và hoàn cảnh cá nhân của từng SV; 4) Tư vấn cho SV về phương pháp học tập tích cực và NCKH; 5) Làm công tác chủ nhiệm như đánh giá kết quả rèn luyện, khen thưởng, kỷ luật, làm các chế độ báo cáo, giúp SV tìm ra biện pháp khắc phục các khó khăn trong học tập và trong cuộc sống. Hiện nay CVHT –giáo viên chủ nhiệm có hai mảng công tác khác nhau là cố vấnhọc tập và giáo viên chủ nhiệm tuy vậy hai nhiệm vụ này sẽ bổ sung cho nhau làmcho người CVHT nắm vững SV hơn. Một công việc đặc thù trong trường đại học, chonên nhiều người đã xem đó là một nghề chứ không phải nhiệm vụ kiêm môn. Ở nghềtư vấn, định hướng và chia sẻ này, không phải giảng viên nào cũng phù hợp, đâu phảigiảng viên nào SV cũng trải lòng, cũng cần một lời khuyên, động viên, tư vấn. Điềuđược nhiều người thừa nhận rằng, trong nghề chia sẻ tư vấn thì lắng nghe quan trọnghơn nói, đây cũ ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: