Danh mục

Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học tiểu học hòa nhập

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 177.07 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong bài viết này, các tác giả trình bày kết quả khảo sát trên 78 giáo viên dạy hòa nhập học sinh KTTT ở Bắc Giang, Đà Nẵng và Yên Bái để tìm hiểu về thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS KTTT. Kết quả khảo sát cũng đưa ra cơ sở để xây dựng hệ thống các biện pháp rèn luyện và phát triển kĩ năng này cho HS KTTT, giúp các em có thể học tập và hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học tiểu học hòa nhậpJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0117Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6BC, pp. 110-118This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KĨ NĂNG GIAO TIẾP CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT TRÍ TUỆ HỌC TIỂU HỌC HÒA NHẬP Đinh Nguyễn Trang Thu Khoa Giáo dục đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Giao tiếp có vai trò quan trọng trong đời sống của mọi người, trong đó có học sinh khuyết tật trí tuệ (HS KTTT) cấp tiểu học. Kĩ năng giao tiếp tốt sẽ giúp các em thiết lập được các mối quan hệ xã hội, tham gia vào các hoạt động nhóm, hỗ trợ quá trình lĩnh hội kiến thức trong học tập cũng như thúc đẩy tiến trình hòa nhập với cộng đồng. Tuy nhiên, do đặc điểm khuyết tật mang lại mà HS KTTT còn gặp nhiều hạn chế trong giao tiếp như khả năng tập trung kém, ngôn ngữ hạn chế, khó thiết lập và duy trì hội thoại,... Do vậy, trong môi trường giáo dục nhà trường, bên cạnh việc cung cấp, trang bị kiến thức cho học sinh, việc giáo dục kĩ năng giao tiếp cũng cần được coi là một nhiệm vụ quan trọng. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày kết quả khảo sát trên 78 giáo viên dạy hòa nhập học sinh KTTT ở Bắc Giang, Đà Nẵng và Yên Bái để tìm hiểu về thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho HS KTTT. Kết quả khảo sát cũng đưa ra cơ sở để xây dựng hệ thống các biện pháp rèn luyện và phát triển kĩ năng này cho HS KTTT, giúp các em có thể học tập và hòa nhập tốt hơn vào cộng đồng. Từ khóa: Học sinh khuyết tật trí tuệ, tiểu học, kĩ năng giao tiếp, giáo dục hòa nhập, giáo viên dạy hòa nhập.1. Mở đầu Giao tiếp là nhu cầu trong đời sống tinh thần của con người. “Khi giao tiếp con người đãtham gia vào nhiều hình thức xã hội phức tạp và ở đó tạo nên các mối quan hệ xã hội” (V. Lênin).Giao tiếp là phương thức tồn tại và phát triển của cá nhân và xã hội, tạo nên các mối quan hệ xãhội và bản chất con người. Thông qua giao tiếp, con người sẽ hình thành được năng lực tự ý thức.Với trẻ em, giao tiếp là tiền đề để phát triển tâm lí và hình thành nhân cách. Trong môi trường giáo dục hòa nhập, học sinh khuyết tật trí tuệ (HS KTTT) thường ở mứcđộ nhẹ đến trung bình, ít kèm theo vấn đề về hành vi. Mặc dù vậy, HS KTTT vẫn còn gặp khánhiều khó khăn về mặt nhận thức, ngôn ngữ, tình cảm xã hội, đặc biệt là khó khăn trong giao tiếpcũng như trong việc thiết lập các mối quan hệ xã hội với bạn bè, thầy cô. Chính những khó khănnày đã gây ra các rào cản trong quá trình hòa nhập của các em như: hạn chế lĩnh hội kiến thức,khó khăn trong thiết lập mối quan hệ tương tác giữa thầy – trò, giữa các bạn cùng trang lứa...ảnhhưởng không nhỏ tới các mối quan hệ trong trường học và khả năng học tập của các em. Với HSKTTT, ngoài việc quan tâm đến khả năng nhận thức trong học tập, việc xem xét đến các kĩ năngkhác như kĩ năng giao tiếp cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giúp các em lĩnh hội kiến thứcvà hòa nhập cộng đồng.Ngày nhận bài: 25/5/2015. Ngày nhận đăng: 15/8/2015.Liên hệ: Đinh Nguyễn Trang Thu, e-mail: trangthudn@yahoo.com110 Thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếp cho học sinh khuyết tật trí tuệ học tiểu học hòa nhập Nghiên cứu về vấn đề giao tiếp của trẻ KTTT đã được nhiều nghiên cứu đưa ra với cáchướng chính như: các nghiên cứu về đặc điểm về giao tiếp và ngôn ngữ của trẻ KTTT của tác giảTrần Thị Lệ Thu (2003) [5], Nguyễn Thị Hoàng Yến, Đỗ Thị Thảo (2010) [7]; các nghiên cứu vềbiện pháp rèn các kĩ năng giao tiếp cho trẻ chậm phát triển trí tuệ của Vũ Thị Bích Hạnh và ĐặngThái Thu Hương (2004); các biện pháp để tăng cường và hỗ trợ giao tiếp cho trẻ có khó khăn vềgiao tiếp, trong đó bao gồm cả trẻ KTTT của tác giả Kirtin Bostelmann và Vivien Heller, trườngĐại học Huế (2007) [3]; các biện pháp giáo dục kĩ năng giao tiếp của trẻ chậm phát triển trí tuệhọc hòa nhập trong trường tiểu học của tác giả Nguyễn Thị Hiền (2010);...Các hướng nghiên cứunày đã đề cập đến đối tượng trẻ KTTT cụ thể, tuy nhiên chưa có nghiên cứu nào nghiên cứu vềthực trạng việc giáo dục kĩ năng giao tiếp trên đối tượng học sinh KTTT học tiểu học hòa nhập vàgiáo viên dạy học trong môi trường hòa nhập – người có tác động và ảnh hưởng trực tiếp đến đốitượng học sinh này. Do vậy, tiến hành điều tra để tìm hiểu thực trạng giáo dục kĩ năng giao tiếpcho HS KTTT của giáo viên dạy hòa nhập là việc làm cần thiết và có ý nghĩa. Kết quả điều tra nàysẽ đưa ra các cơ sở để điều chỉnh cũng như đề xuất các biện pháp rèn luyện phù hợp và phát triểnkĩ năng này cho HS KTTT, giúp các em có nền tảng tốt để học tập, lĩnh hội kiến thức và hòa nhậpcộng đồng sau này.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Kĩ năng giao tiếp của H ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: