Danh mục

Thực trạng giáo dục nhận thức xã hội thông qua hoạt động trải nghiệm với STEAM cho trẻ lối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 784.83 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết Thực trạng giáo dục nhận thức xã hội thông qua hoạt động trải nghiệm với STEAM cho trẻ lối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập tập trung trình bày thực trạng kết quả khảo sát về nhận thức của giáo viên tại các trường mầm non hòa nhập Tp. Hồ Chí Minh đối với các mục tiêu quan trọng của giáo dục NTXH thông qua trải nghiệm cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng giáo dục nhận thức xã hội thông qua hoạt động trải nghiệm với STEAM cho trẻ lối loạn phổ tự kỉ 5-6 tuổi ở trường mầm non hòa nhập HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0130 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 166-172 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG GIÁO DỤC NHẬN THỨC XÃ HỘI THÔNG QUA HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM VỚI STEAM CHO TRẺ LỐI LOẠN PHỔ TỰ KỈ 5-6 TUỔI Ở TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬP Nguyễn Thị Như Quỳnh1*, Nguyễn Công Khanh2 và Hoàng Thị Nho3 1 NCS K40, Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 3 Khoa Các Khoa học Giáo dục, Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội Tóm tắt. Hoạt động trải nghiệm với STEAM là một cách tiếp cận liên ngành trong học tập. Trong quá trình giáo dục nhận thức xã hội (GDNTXH) cho trẻ rối loạn phổ tự kỉ (RLPTK) 5-6 tuổi, nhà giáo dục kết hợp những chủ đề, khái niệm đơn giản liên quan đến Khoa học (science), Công nghệ (Technology), Kĩ thuật (Engineering), Nghệ thuật (Art) và Toán học (Mathematics) vào bối cảnh cụ thể và gắn liền với cuộc sống hằng ngày của trẻ. Nghiên cứu này nhằm trình bày kết quả khảo sát 480 giáo viên mầm non và cán bộ quản lí tại các trường mầm non hòa nhập Tp. Hồ Chí Minh về thực trạng GDNTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi thông qua trải nghiệm STEAM. Kết quả khảo sát cho thấy đa số giáo viên mầm non nhận thức đúng đắn về mục tiêu GDNTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Tuy nhiên, vẫn còn một bộ phận đáng kế giáo viên mầm non chưa thể hiện sự nhận thức đúng và phù hợp. Kết quả thực trạng cũng chỉ ra một số yêu cầu cần thiết cho GDNTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi. Kết quả này góp phần cung cấp thông tin hữu ích trong việc xây dựng biện pháp GDNTXH thông qua trải nghiệm STEAM cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi ở các trường mầm non của Việt Nam. Từ khóa: Nhận thức xã hội, giáo dục nhận thức xã hội, rối loạn phổ tự kỉ, trẻ 5-6 tuổi, hoạt động trải nghiệm, STEAM, mầm non hòa nhập. 1. Mở đầu Nhận thức xã hội là một trong năm thành tố của học tập xã hội và cảm xúc [1]. Giáo dục nhận thức xã hội (NTXH) cho trẻ 5-6 tuổi có ý nghĩa quan trọng trong cuộc sống của trẻ, giúp trẻ thấu hiểu cảm xúc của người khác, cũng như hiểu đúng tại sao người ta lại có cảm xúc với mình, biết cảm thương, quan tâm, chia sẻ và điều chỉnh hành vi không mong muốn [2]. Theo các chuyên gia tâm lí, giáo dục, các nghiên cứu chuyên sâu cho thấy, nhận thức xã hội của trẻ RLPTK 5-6 tuổi được hình thành khi được rèn luyện, uốn nắn, thực hành, trải nghiệm trong môi trường giáo dục thực tiễn [3]. Theo Niki và Athanasios (2021) đưa STEAM vào quá trình giáo dục NTXH cho trẻ RLPTK 5-6 tuổi là đòi hỏi thiết yếu, là cách tiếp cận sáng tạo, liên ngành trong học tập [4]. Hoạt động trải nghiệm STEAM sẽ tạo cơ hội cho người học tham gia vào các hoạt động thực hành, tích lũy kiến thức, kinh nhiệm thực tế. Các hoạt động trải nghiệm làm gia tăng sự kết hợp giữa hành động và cảm xúc, nhờ đó thúc đẩy sự phát triển nhận thức xã hội cho trẻ (Chu, 2021) [5]. Hoạt động trải nghiệm STEAM cũng làm tăng khả năng Ngày nhận bài: 22/10/2022. Ngày sửa bài: 20/11/2022. Ngày nhận đăng: 2/12/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Thị Như Quỳnh. Địa chỉ e-mail: quynhntn77@gmail.com 166 Thực trạng giáo dục nhận thức xã hội thông qua hoạt động trải nghiệm… tương tác, sáng tạo, nâng cao kĩ năng giao tiếp xã hội và nhận diện hành vi không phù hợp (Marissa, 2018) [6]. Xây dựng cho trẻ môi trường học tập khám phá và trải nghiệm là tạo ra các tình huống học tập gắn với đời sống thường ngày, tạo môi trường học tập thân thiện để trẻ cảm nhận được cảm giác an toàn, không có sự đe dọa, được động viên, khuyến khích và không có sự phân biệt đối xử [1, 2]. Dựa trên nền tảng lí thuyết rất cơ bản này, chúng tôi tập trung vào một số mục tiêu, yêu cầu quan trọng của giáo dục NTXH thông qua STEAM phù hợp với trẻ RLPTK 5-6 tuổi, như sau: - Về mục tiêu: Trẻ nhận biết, chấp nhận cảm xúc của giáo viên, bạn bè và người thân và đáp trả cảm xúc phù hợp trong quá trình giao tiếp, tương tác xã hội. Trẻ biết quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ với giáo viên, bạn bè và người thân, xây dựng mối quan hệ đồng cảm với người thân, bạn, thầy cô. Trẻ biết nhận diện các hành vi xã hội không phù hợp (ví dụ: la khóc, giật đồ chơi), học cách ứng xử phù hợp trong các tương tác xã hội (ví dụ nói lời cảm ơn, bỏ rác đúng nơi quy định). Trẻ nhận biết nhu cầu, nói ra nhu cầu, đáp ứng yêu cầu khi tương tác với người khác, sử dụng ngôn ngữ trôi chảy và biết kết hợp cử chỉ để biểu lộ nhu cầu cá nhân trong lúc chơi. Trẻ khám phá một số hiện tượng, vấn đề xảy ra trong cuộc sống hằng ngày của trẻ. ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: