Danh mục

Thực trạng hoạt động của nhân viên y tế thôn bản tỉnh Bắc Kạn năm 2011

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 232.52 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu của bài viết là đánh giá thực trạng hoạt động của đội ngũ NVYTTB tỉnh Bắc Kạn năm 2011. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến hành điều tra từ sổ sách quản lý NVYTTB của 6 trạm Y tế xã thuộc 3 huyện miền núi (Ba Bể, Bạch Thông và Thị xã Bắc Kạn) và phỏng vấn 420 bà mẹ có con dưới 5 tuổi từ 20 - 49 tuổi tại địa bàn trên về thực trạng hoạt động của NVYTTB.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng hoạt động của nhân viên y tế thôn bản tỉnh Bắc Kạn năm 2011 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG CỦA NHÂN VIÊN Y TẾ THÔN BẢN TỈNH BẮC KẠN NĂM 2011 Nông Minh Dũng1, Nguyễn Đình Học2 1 Trường Trung cấp Y tế Bắc Kạn, 2Sở Y tế Bắc Kạn TÓM TẮT Đặt vấn đề: Nhân viên y tế thôn, bản (NVYTTB) là những nhân viên y tế làm việc tại thôn, bản. Họ có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho ngƣời dân tại chính thôn bản mình. Bắc Kạn có 1393 NVYTTB đang hoạt động, nhƣng chƣa có đề tài nào nghiên cứu về thực trạng hoạt động của họ. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng hoạt động của đội ngũ NVYTTB tỉnh Bắc Kạn năm 2011. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Tiến hành điều tra từ sổ sách quản lý NVYTTB của 6 trạm Y tế xã thuộc 3 huyện miền núi (Ba Bể, Bạch Thông và Thị xã Bắc Kạn) và phỏng vấn 420 bà mẹ có con dƣới 5 tuổi từ 20 - 49 tuổi tại địa bàn trên về thực trạng hoạt động của NVYTTB. Kết quả nghiên cứu: 53,6% NVYTTB ở tuổi 30 - 39; Nữ (73,9%), dân tộc Tày (76,8%); 65,2% NVYTTB kiêm nhiệm các chức vụ nhất định trong các tổ chức Đảng, Chính quyền, Đoàn thể khác; 100% có trình độ học vấn từ THCS trở lên; 88,4% có trình độ điều dƣỡng sơ học; 53,6% NVYTTB thuộc hộ nghèo. Đánh giá của ngƣời dân về thực hiện các nhiệm vụ chính của NVYTTB: 70,8% cho rằng NVYTTB thực hiện truyền thông 2 - 3 tháng 1 lần; 100% ngƣời dân hài lòng hoặc rất hài lòng với công việc truyền thông của họ; 93,3 - 100% ngƣời dân cho rằng đã đƣợc NVYTTB hƣớng dẫn về các nội dung yêu cầu vệ sinh trong đó 95,7% ngƣời dân đã ủng hộ và làm theo. 96,9 - 100% ngƣời dân cho rằng NVYTTB thực hiện tốt và 100% hài lòng hoặc rất hài lòng về hoạt động chăm sóc SKBMTE/KHHGĐ. Chƣa có NVYTTB nào thực hiện đƣợc các cấp cứu ban đầu nhƣ: hô hấp nhân tạo, ép tim ngoài lồng ngực... và 42,4% ngƣời dân không hài lòng về công tác sơ cứu ban đầu và chăm sóc bệnh thông thƣờng của họ. 80,9 - 98,1% ngƣời dân cho rằng NVYTTB đã tham gia và hài lòng với họ về việc thực hiện các chƣơng trình y tế. ĐẶT VẤN ĐỀ* Nhân viên y tế thôn, bản (NVYTTB) là những nhân viên y tế làm việc tại thôn, bản, họ trực tiếp sinh sống và lao động sản xuất cùng với ngƣời dân và là “cánh tay vƣơn dài” của mạng lƣới y tế cơ sở. NVYTTB có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho ngƣời dân tại chính thôn bản mình. Thấy đƣợc tầm quan trọng của NVYTTB trong mạng lƣới hệ thống y tế quốc gia, từ năm 2006, Chính phủ Việt Nam và Quốc Hội đã xác định mỗi thôn bản phải có 1 - 2 NVYTTB hoạt động [3;5]. Để hệ thống NVYTTB hoạt động ngày càng thuận lợi, bền vững và có hiệu quả hơn, năm 2009 Thủ tƣớng Chính phủ đã ra Quyết định về việcquy định chế độ phụ cấp đối với NVYTTB[4]. Bắc Kạn là một tỉnh miền núi, nền kinh tế phát triển còn chậm. Với hơn 29 vạn dân, * sống tản mát, thƣa thớt tại 1393 thôn bản, chủ yếu miền núi, vùng cao, vùng sâu xa. Hiện nay, mỗi thôn bản trên đều đã có một NVYTTB hoạt động, hầu hết họ là ngƣời dân sinh sống tại chính thôn bản đó. Đây là đội ngũ nhân viên y tế đã thực sự đóng góp công sức rất đáng kể cho sự nghiệp chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, thực trạng hoạt động của họ nhƣ thế nào và ngƣời dân chấp nhận họ đến đâu..., thì cho đến nay chƣa có đề tài nào nghiên cứu. Để có thể đƣa ra giải pháp thích hợp cho việc đào tạo, tổ chức hoạt động ngày càng hiệu quả hơn của đội ngũ NVYTTB trên phạm vi toàn tỉnh, chúng tôi tiến hành đề tài này nhằm mục tiêu: Đánh giá thực trạng hoạt động của đội ngũ NVYTTB tỉnh Bắc Kạn năm 2011. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu - Sổ sách lƣu trữ tại trạm y tế xã. Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên http://www.lrc-tnu.edu.vn 281 Nông Minh Dũng và đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ - Phụ nữ có con dƣới 5 tuổi từ 20 – 49 tuổi Địa điểm Tại 6 xã thuộc các huyện: Ba Bể, Bạch Thông và Thị xã Bắc Kạn tỉnh Bắc Kạn. Thời gian thực hiện: Từ tháng 01 đến tháng 11 năm 2011. Phương pháp nghiên cứu Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả, cắt ngang. Phương pháp chọn mẫu: * Cỡ mẫu: Cỡ mẫu cho người dân: Áp dụng công thức tính cỡ mẫu cho nghiên cứu mô tả trong nghiên cứu sức khoẻ cộng đồng, chúng tôi chọn cỡ mẫu tối thiểu là 384 ngƣời. Để thuận tiện trong công tác điều tra chọn ngẫu nhiên mỗi xã chọn lấy 70 ngƣời và tổng mẫu là sẽ là 420 ngƣời. * Kỹ thuật chọn mẫu: - Trạm y tế xã: Chọn chủ đích 3 huyện, thị đại diện cho 3 khu vực sinh thái của tỉnh: Huyện Ba Bể, Huyện Bạch Thông và Thị xã Bắc Kạn. Lập danh sách tất cả các xã trong từng huyện và chọn ngẫu nhiên mỗi huyện lấy 2 xã. - Với ngƣời dân: Lập danh sách tất cả số chị em trong độ tuổi qui định tại các xã đã chọn. Chọn ngẫu nhiên các đối tƣợng trên vào mẫu nghiên cứu sao cho đủ số mẫu cần thiết. 89(01)/1: 281 - 289 Chỉ số nghiên cứu: * Các chỉ số mổ tả chung cho các đối tƣợng là NVYTTB: - Tuổi (20 - 29; 30 - 39; 40 - 49; ≥ 50). - Giới; Dân tộc (Tày, Nùng, Kinh, Dao, Mông, khác) - Trình độ học vấn (Tiểu học, THCS, PTTH). - Trình độ chuyên môn (Điều dƣỡng sơ học, NVYTB học 3 tháng; Chƣa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: