Thông qua quan sát, phỏng vấn chuyên gia, tổng hợp tài liệu và phân tích thực tế để tiến hành đánh giá thực trang hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa sinh viên trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái NguyênNguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74 THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THỂ DỤC THỂ THAO NGOẠI KHÓA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐH KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH THÁI NGUYÊN Nguyễn Văn Thanh1*, Hoàng Thị Huyền2 Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên, 2Khoa Ngoại Ngữ - ĐH Thái Nguyên 1 TÓM TẮT Thông qua quan sát, phỏng vấn chuyên gia, tổng hợp tài liệu và phân tích thực tế để tiến hành đánh giá thực trang hoạt động thể dục thể thao ngoại khóa của sinh viên Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh - ĐH Thái Nguyên. Từ khóa: Thực trạng, Hoạt động thể dục thể thao, Ngoại khóa, Giờ chính khóa, Giờ ngoại khóa, Giáo dục thể chất. ĐẶT VẤN ĐỀ* Hoạt động thể dục thể thao (TDTT) ngoại khóa là một yêu cầu tự nguyện tự giác phù hợp với sở thích, giới tính, lứa tuổi và sức khỏe. Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên được thành lập từ năm 2004 với bề dày truyền thống gần 10 năm, thầy và trò của nhà trường luôn phấn đấu thực hiện tốt nhiệm vụ giảng dạy và học tập. Quy mô đào tạo hiện nay của trường là trên 5000 sinh viên chính quy. Với số lượng sinh viên như vậy, song thực tế cho đến nay, với thời lượng các tiết học thể dục là không đủ cho mục tiêu nâng cao thể chất cho sinh viên, việc tổ chức hoạt động ngoại khoá cho sinh viên còn kém hiệu quả. Bên cạnh đó, việc nghiên cứu thực trạng các hoạt động ngoại khóa TDTT cho sinh viên hàng năm cũng chưa được tiến hành do vậy không có cơ sở để điều chỉnh nội dung, hình thức tổ chức cho phù hợp và có hiệu quả tốt Chính vì vậy, việc đánh giá thực trạng các hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên, làm cơ sở cho việc đề ra những giải pháp nâng cao chất lượng các hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên của trường là vấn đề mang tính cấp thiết. Xuất phát từ những nguyên nhân trên với mong muốn đóng góp cho sự phát triển phong trào TDTT ngoại khóa của Trường chúng tôi tiến hành đánh giá "Thực trạng hoạt động TDTT ngoại khóa cho sinh viên trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên". * Tel: 0986882134 – Email: huyenphong13@gmail.com PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Phương pháp phân tích và tổng hợp tài liệu. Phương pháp phỏng vấn toạ đàm. Phương pháp toán học thống kê. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Thực trạng chương trình, giáo án giảng dạy môn thể dục của Trường Đại học Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên Từ kết quả thu được ở bảng 1 cho thấy: Nội dung chương trình thể dục ở trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên phân bố chưa hợp lý và nội dung còn nghèo nàn, đơn điệu, không đáp ứng được nhu cầu, sở thích của sinh viên. Đây là một trong những điểm hạn chế trong công tác dạy học thể dục, không chỉ ở trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên mà ở hầu hết các trường ĐH trên cả nước. Phương pháp tổ chức giảng dạy thể dục của trường Môn thể dục được các giáo viên trong trường tiến hành giảng dạy cho sinh viên theo hai hình thức chính khóa và ngoại khóa. Giờ học chính khóa: Được thực hiện theo thời khóa biểu của nhà trường, lên lớp theo khối lượng thời gian và chương trình, cách kiểm tra đánh giá cho điểm theo quy định. Giờ ngoại khoá: Thời gian hoạt động ngoại khóa dành cho các em nhìn chung còn trong phạm vi nhỏ, số lượng các em tham gia đội tuyển chưa nhiều. Nhà trường cũng chưa có hình thức hướng dẫn các em sinh viên tự tập luyện hoàn thiện các nội dung chính khóa. Chưa phát động được phong trào tự rèn luyện 69 Nguyễn Văn Thanh và Đtg Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ 125(11): 69 - 74 tập luyện của sinh viên theo các nội dung, tiêu chuẩn rèn luyện thân thể. Đôi khi, các giờ học ngoại khóa chưa được coi trọng nên việc duy trì chưa thường xuyên chất lượng, chỉ khi chuẩn bị tổ chức giải mới gấp rút tập luyện. Bảng 1. Bảng phân phối chương trình giảng dạy môn thể dục của trường ĐH Kinh tế & Quản trị Kinh doanh Thái Nguyên Học phần I, II, III TT Nội dung giảng Tỷ lệ Số Tỷ lệ Nội dung giảng Tỷ lệ Số giờ Nội dung giảng dạy Số giờ dạy % giờ % dạy % Học phần I (GDTCI) 1 2 Lý thuyết Thực hành: 1. Phương pháp tập luyện và một số tư thế chính Học phần II (GDTCII) 3 27 10 90 Lý thuyết: Thực hành: 3 27 10 90 1. Tư thế chuẩn bị và 10 các hình thức di chuyển 3 10 1. Các kỹ thuật dẫn bóng 3 10 3 2. Kỹ thuật chuyền bóng cao tay và kỹ 10 thuật chuyền bóng thấp tay (Đệm bóng) 9 30 2. Các kỹ thuật giữ bóng 9 30 9 30 3. Kỹ thuật phát bóng 9 30 3. Các kỹ thuật đá bóng 9 30 4. Bài thể dục 65 động tác với gậy 9 4. Luật bóng chuyền 30 và phương pháp thi đấu 3 10 3 10 5. Kiểm tra 3 10 5. Kiểm tra 3 10 3 10 30 100 30 100 30 100 3 27 10 90 3 2. Một số bài tập trong thể dục cơ bản 3. Bài thể dục tay không 60 động tác Tổng số giờ học phần I: Lý thuyết: Thực hành: Học phần III (GDTCIII) Tổng số giờ học phần II: 4. Luật bóng đá 11 người và phương pháp thi đấu 5. Kiểm tra Tổng số giờ học phần III: Khảo sát thực trạng về công tác giáo dục thể chất (G ...