Danh mục

Thực trạng liên kết giữa sản xuất và chế biến chè ở tỉnh Nghệ An

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 113.62 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghệ An đã hình thành vùng chuyên canh chè gắn với công nghiệp chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao. Năng suất và sản lượng tăng nhanh. Hàng năm, tỉnh đã xuất khẩu khoảng 5.000 tấn chè sang các nước trên thế giới. Tuy nhiên, mối liên kết giữa sản xuất và chế biến chè chưa bền vững: số lượng cơ sở chế biến mini tăng nhanh, nguyên liệu mới chỉ đáp ứng được khoảng 45% công suất chế biến; hiện tượng tranh mua nguyên liệu vẫn xảy ra,. . .
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng liên kết giữa sản xuất và chế biến chè ở tỉnh Nghệ An JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Social Sci., 2015, Vol. 60, No. 10, pp. 152-160 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn DOI: 10.18173/2354-1067.2015-0071 THỰC TRẠNG LIÊN KẾT GIỮA SẢN XUẤT VÀ CHẾ BIẾN CHÈ Ở TỈNH NGHỆ AN Nguyễn Thị Trang Thanh Khoa Địa lí – Quản lí tài nguyên, Trường Đại học Vinh Tóm tắt. Nghệ An đã hình thành vùng chuyên canh chè gắn với công nghiệp chế biến đạt hiệu quả kinh tế cao. Năng suất và sản lượng tăng nhanh. Hàng năm, tỉnh đã xuất khẩu khoảng 5.000 tấn chè sang các nước trên thế giới. Tuy nhiên, mối liên kết giữa sản xuất và chế biến chè chưa bền vững: số lượng cơ sở chế biến mini tăng nhanh, nguyên liệu mới chỉ đáp ứng được khoảng 45% công suất chế biến; hiện tượng tranh mua nguyên liệu vẫn xảy ra,. . . Vì vậy, để phát triển vùng chè bền vững, cần phải quy hoạch vùng và phân vùng nguyên liệu theo từng cơ sở chế biến; giám sát chất lượng sản phẩm từ sản xuất đến chế biến; mở rộng quy mô trồng chè của hộ nông dân; Ngoài liên kết 4 nhà, cần phải liên kết với ngân hàng để hỗ trợ vốn cho cả doanh nghiệp và người nông dân. . . Từ khóa: Liên kết kinh tế, sản xuất chè, chế biến chè, tỉnh Nghệ An. 1. Mở đầu Liên kết kinh tế là một phạm trù khách quan phản ánh những quan hệ giữa các chủ thể sản xuất, kinh doanh nhằm tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí, đạt hiệu quả cao hơn trong sản xuất kinh doanh nông sản, tạo ra sức mạnh cạnh tranh, cùng nhau chia sẻ các khả năng, mở ra những thị trường mới. Mục tiêu của liên kết kinh tế là các bên tìm cách bù đắp sự thiếu hụt của mình từ sự phối hợp hoạt động với các đối tác nhằm đem lại lợi ích cho các bên [2]. Liên kết trong sản xuất nông nghiệp có có vai trò hết sức quan trọng và có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau. Ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu về liên kết trong sản xuất nông nghiệp. Tiêu biểu có tác giả Trần Văn Hiếu (2005) đã nghiên cứu về Liên kết kinh tế giữa các hộ nông dân với các doanh nghiệp nhà nước, qua đó chỉ ra rằng liên kết giữa các hộ nông dân và các doanh nghiệp nhà nước chính là tạo lập sức mạnh để tác động, hỗ trợ, giúp đỡ cho kinh tế hộ nông dân phát triển được năng lực bên trong và tạo lập được môi trường kinh tế xã hội bên ngoài thuận lợi, thúc đẩy và định hướng phát triển kinh tế hộ nông dân chuyển sang sản xuất hàng hoá theo hướng thị trường [4]; Hồ Quế Hậu (2012) trong đề tài luận án tiến sĩ của mình về Liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam đã phân tích làm rõ thực trạng liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam thời gian qua, đề xuất phương hướng và giải pháp cơ bản để tiếp tục phát triển liên kết kinh tế giữa doanh nghiệp chế biến nông sản với nông dân ở Việt Nam [3]. Ngày nhận bài: 15/7/2015 Ngày nhận đăng: 10/11/2015 Liên hệ: Nguyễn Thị Trang Thanh, e-mail: trangthanhdl@gmail.com 152 Thực trạng liên kết giữa sản xuất và chế biến chè ở tỉnh Nghệ An Đối với cây chè, đã có rất nhiều nghiên cứu đề cập đến từng khía cạnh sản xuất, chế biến và tiêu thụ chè, cụ thể như luận án tiến sĩ của Nguyễn Hữu Tài (1993), bàn về vấn đề giao đất và tư liệu sản xuất cho hộ gia đình trồng chè [8], hay những giải pháp tăng cường mối quan hệ hợp tác trong sản xuất và tiêu thụ chè ở vùng chè trọng điểm tỉnh Thái Nguyên của Trần Quang Huy (2010) [5], những vấn đề kinh tế phát triển cây chè ở Thái Nguyên của Phạm Thị Lý (2001) [7], Tạ Thị Thanh Huyền, 2011. Nghiên cứu các hình thức tổ chức lãnh thổ sản xuất chè ở vùng Đông bắc Bắc Bộ theo hướng phát triển bền vững [6],. . . Ở Nghệ An, cây chè được xác định là một trong 12 cây công nghiệp chủ lực của tỉnh, có lợi thế trong nền kinh tế thị trường. Tuy nhiên, các công trình nghiên cứu về chè ở Nghệ An chủ yếu là các quy hoạch phát triển chè trong đó dự kiến mở rộng vùng nguyên liệu và phát triển công nghiệp chế biến chè. Vì vậy, tìm hiểu thực trạng sản xuất, mối liên kết giữa sản xuất và chế biến trong sản xuất chè ở Nghệ An, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển bền vững sản phẩm chè ở Nghệ An là việc làm thiết thực, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Nghệ An. 2. 2.1. Nội dung nghiên cứu Tình hình sản xuất chè ở Nghệ An Chè Nghệ An được trồng tập trung ở 6 huyện miền núi phía Tây Nam: Thanh Chương, Anh Sơn, Con Cuông, Kỳ Sơn, Quỳ Hợp, Quế Phong với tổng diện tích năm 2014 là 7.056 ha. Diện tích trồng chè tỉnh tăng nhanh từ 3.678 ha năm 2000 lên 7.851 ha năm 2010 và 7.056 ha năm 2014. Diện tích trồng chè tập trung nhiều nhất ở huyện Thanh Chương (4.136 ha), Anh Sơn (2.001 ha), Kỳ Sơn (423 ha), Con Cuông (334 ha). Diện tích thu hoạch chè công nghiệp năm 2014 là 5.610 ha. Bảng 1. Diện tích trồng chè của Nghệ An giai đoạn 2005 – 2014 (Đơn vị: ha) Huyện Toàn tỉnh Thanh Chương Anh Sơn Con Cuông Kỳ Sơn Quỳ Hợp Quế Phong 2005 2010 2012 2014 Diện Diện Diện Diện Diện Diện Diện Diện tích tích thu tích tích thu tích tích thu tích tích thu trồng hoạch trồng hoạch trồng hoạch trồng hoạch 4.743 7.851 7.851 3.759 7.006 5.302 7.056 5.610 2.836 4.408 4.408 2.451 3.718 2.988 4.136 3.317 1.283 1.907 1.907 925 1.870 1.298 2.001 1.466 236 567 567 198 698 489 334 267 141 580 580 12 398 378 423 400 218 320 320 170 232 100 150 150 25 57 57 57 76 45 (Nguồn: Niên giám thống kê Nghệ An năm 2010, 2014. Cục Thống kê Nghệ An) Diện tích trồng chè của tỉnh từ năm 2010 đến nay có xu hướng giảm do 1 số vườn chè đến thời kì đốn chặt. Một phần, do gặp nắng hạn, một số vườn chè bị cháy nên diện tích chè giảm sút. Năng suất chè tăng từ 56,7 tạ/ha năm 2002 tăng lên 66,4 tạ/ha năm 2005; 92,7 tạ/ha năm 2010 và đạt 113,2 tạ/ha năm 2014. Năng suất chè cao nhất ở huyện Con Cuông, đạt 125,1 tạ/ha, huyện Thanh Chương 119 tạ/ha. Một số vùng chè nguyên liệu có năng suất cao như vùng chè ở Hạnh Lâm, Ngọc Lâm, Bãi Phủ, Thanh Mai năng suất chè đạt 200 - 250 tạ/ha. Cùng với việc mở rộng diện tích, nâng cao năng suất, sản lượng chè cũng tăng hàng năm. Sản lượng chè tăng từ 11.984 tấn nă ...

Tài liệu được xem nhiều: