Danh mục

Thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm của giảng viên đại học sư phạm

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 120.15 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 5,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài báo đề cập đến thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm của giảng viên đại học sư phạm được thể hiện ở 10 khía cạnh gồm: Phân tích, cấu trúc lại nội dung chương trình môn học/học phần, lập kế hoạch dạy học; tổ chức, quản lí dạy học; sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học; kiểm tra, đánh giá;... Mời các bạn cùng tham khảo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm của giảng viên đại học sư phạm JOURNAL OF SCIENCE OF HNUE Educational Sci., 2014, Vol. 59, No. 6A, pp. 115-126 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG NĂNG LỰC NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CỦA GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Lê Mỹ Dung Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Bài báo đề cập đến thực trạng năng lực nghiệp vụ sư phạm của giảng viên đại học sư phạm được thể hiện ở 10 khía cạnh gồm: “Phân tích, cấu trúc lại nội dung chương trình môn học/học phần”, “Lập kế hoạch dạy học”, “Tổ chức, quản lí dạy học”, “Sử dụng phương pháp, hình thức tổ chức dạy học”, “Kiểm tra, đánh giá”, “Giáo dục nghề nghiệp cho sinh viên”, “Hướng dẫn thực hành, thực tập sư phạm”, “Kiểm soát, điều chỉnh cảm xúc”, “Tìm hiểu sinh viên, tham vấn/tư vấn cho sinh viên”, “Giao tiếp sư phạm”. Trên cơ sở đó nhóm nghiên cứu đề xuất một số kiến nghị về giải pháp nâng cao năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giảng viên nhằm góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của các trường đại học sư phạm. Từ khóa: Năng lực, năng lực nghề nghiệp, năng lực nghiệp vụ sư phạm.1. Mở đầu Các trường đại học sư phạm trong cả nước hiện nay đang đứng trước đòi hỏi phảiđổi mới về nhiều mặt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng yêu cầu phát triển giáodục phổ thông trong bối cảnh mới. Vai trò quyết định của giáo viên đối với chất lượnggiáo dục trong nhà trường từ lâu đã được khẳng định, từ đây cho thấy vấn đề có tầm quantrọng hàng đầu của giảng viên sư phạm trong việc nâng cao chất lượng giáo dục. Trườngđại học sư phạm là nơi đào tạo có uy tín, cung cấp đội ngũ giáo viên cho cả nước, gópphần to lớn vào phát triển sự nghiệp giáo dục chung của nước ta [3]. Vai trò của đào tạogiáo viên đối với mục tiêu hình thành nhân cách con người mới đáp ứng yêu cầu của xãhội hiện đại là quá rõ ràng. Tuy nhiên, trong tình hình mới, những gì đã có là chưa đủ đápứng yêu cầu của xã hội về chất lượng giáo dục và chưa đáp ứng được các yêu cầu pháttriển giáo dục phổ thông trong giai đoạn mới. Vì thế, đánh giá thực trạng năng lực nghề nghiệp của giảng viên đại học sư phạmtrong đào tạo theo hệ thống tín chỉ hiện nay và đề xuất một hệ thống giải pháp toàn diện, Tác giả liên lạc: Lê Mỹ Dung, địa chỉ e-mail: dungtamly@yahoo.com 115 Lê Mỹ Dungkhả thi, nhằm nâng cao các năng lực trên ở giảng viên, qua đó giúp họ phát triển nănglực nghề nghiệp nói chung, đáp ứng yêu cầu đào tạo giáo viên trong giai đoạn mới là mộtnhiệm vụ cấp bách và cần thiết. Bài viết này đề cập đến thực trạng năng lực nghiệp vụ sưphạm của giảng viên đại học sư phạm là một trong những năng lực nghề nghiệp của giảngviên và đề xuất một số biện pháp phát triển năng lực nghiệp vụ sư phạm cho giảng viênđại học sư phạm.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Cơ sở lí luận về năng lực nghiệp vụ sư phạm của giảng viên đại học sư phạm * Khái niệm năng lực và năng lực nghề nghiệp Về quan niệm, có thể liệt kê ra rất nhiều định nghĩa/cách hiểu về năng lực. Nănglực là “Khả năng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm, kĩ năng, thái độ và hứng thúđể hành động một cách phù hợp và có hiệu quả trong các tình huống phong phú của cuộcsống”; “Tập hợp các hoạt động dựa trên sự huy động và sử dụng có hiệu quả kiến thức từnhiều nguồn kiến thức, kĩ năng khác nhau để giải quyết vấn đề, hoặc có cách ứng xử phùhợp với bối cảnh phức tạp của cuộc sống” [1, 2]. Tóm lại, qua những cách hiểu trên đâyvề năng lực, có thể rút ra một số điểm chung sau đây: - Năng lực không phải là một thuộc tính tâm lí xuất sắc mà là tổ hợp các thuộc tínhđộc đáo của cá nhân. - Nói đến năng lực là đề cập tới xu thế có thể đạt được một kết quả nào đó của mộtcông việc nào đó do một con người cụ thể thực hiện. - Nói đến năng lực là nói đến sự tác động (quan hệ) của một cá nhân cụ thể tới mộtđối tượng cụ thể (kiến thức, quan hệ xã hội, đối tượng lao động,. . . ) để có một sản phẩmnhất định. - Năng lực là yếu tố tổ thành trong một hoạt động cụ thể chứ không chỉ là sự tươngứng hay sự phù hợp giữa một bên là yêu cầu của hoạt động và một bên là tổ hợp nhữngthuộc tính tâm lí cá nhân. - Năng lực với tư cách là điều kiện thực hiện thành công một hoạt động không thểbị quy về kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo, mà nó giải thích sự dễ dàng và nhanh chóng trongviệc lĩnh hội các kiến thức, kĩ năng, kĩ xảo. - Không phải các năng lực riêng lẻ xác định kết quả thực hiện hoạt động, mà là sựkết hợp riêng của chúng, đặc thù đối với một cá nhân cụ thể. - Năng lực có nhiều mức độ khác nhau. Những năng lực đảm bảo thành công cho hoạt động nghề nghiệp được gọ ...

Tài liệu được xem nhiều: