Danh mục

Thực trạng nghề lưới rê cố định tầng đáy khai thác cá tại gò nổi và vùng rạn đá dốc thềm lục địa biển miền Trung Việt Nam

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 399.46 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (6 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Các số liệu trong bài báo này, được tiến hành điều tra, thu mẫu và phỏng vấn trực tiếp 144 tàu thực tế làm nghề lưới rê khai thác cá đáy vùng gò nổi, rạn đá, dốc lục địa miền Trung. Nghề lưới rê khai thác vùng gò rạn miền Trung chủ yếu tập trung ở 4 tỉnh, trong đó Tiền Giang và Ninh Thuận có số tàu nhiều nhất (45 chiếc); tiếp theo là Quảng Ngãi (34 chiếc); ít nhất là Quảng Trị chỉ có 20 chiếc. Đội tàu này có dải công suất khá rộng, từ 33 ÷ 450cv, trong đó nhóm tàu lắp máy công suất nhỏ (33 ÷ 89cv) chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), chủ yếu tập trung ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi và Ninh Thuận. Tiếp theo là loại tàu thuộc nhóm công suất máy lớn (250 ÷ 450cv) chiếm (31,25%), chủ yếu tập trung ở tỉnh Tiền Giang.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng nghề lưới rê cố định tầng đáy khai thác cá tại gò nổi và vùng rạn đá dốc thềm lục địa biển miền Trung Việt NamTạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sảnSố 2/2015THOÂNG BAÙO KHOA HOÏCTHỰC TRẠNG NGHỀ LƯỚI RÊ CỐ ĐỊNH TẦNG ĐÁY KHAI THÁC CÁTẠI GÒ NỔI VÀ VÙNG RẠN ĐÁ DỐC THỀM LỤC ĐỊA BIỂNMIỀN TRUNG VIỆT NAMTHE REALITY OF FIXED BOTTOM GILL NETS FISHING OF UNDERSEA HILLSAND THE CONTINENTAL SHELF- SLOPE IN THE CENTRAL COAST OF VIETNAMNguyễn Văn Lung1, Phan Trọng Huyến2Ngày nhận bài: 18/3/2015; Ngày phản biện thông qua: 20/4/2015; Ngày duyệt đăng: 10/6/2015TÓM TẮTCác số liệu trong bài báo này, được tiến hành điều tra, thu mẫu và phỏng vấn trực tiếp 144 tàu thực tế làm nghề lướirê khai thác cá đáy vùng gò nổi, rạn đá, dốc lục địa miền Trung. Nghề lưới rê khai thác vùng gò rạn miền Trung chủ yếutập trung ở 4 tỉnh, trong đó Tiền Giang và Ninh Thuận có số tàu nhiều nhất (45 chiếc); tiếp theo là Quảng Ngãi (34 chiếc);ít nhất là Quảng Trị chỉ có 20 chiếc. Đội tàu này có dải công suất khá rộng, từ 33 ÷ 450cv, trong đó nhóm tàu lắp máycông suất nhỏ (33 ÷ 89cv) chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), chủ yếu tập trung ở các tỉnh Quảng Trị, Quảng Ngãi và Ninh Thuận.Tiếp theo là loại tàu thuộc nhóm công suất máy lớn (250 ÷ 450cv) chiếm (31,25%), chủ yếu tập trung ở tỉnh Tiền Giang.Ngư cụ khai thác ở đây gồm cả lưới rê đơn và rê 3 lớp, trong đó lưới rê đơn được sử dụng trên cả 4 tỉnh (Quảng Trị,Quảng Ngãi, Ninh Thuận, Tiền Giang); còn nghề lưới rê 3 lớp chỉ có ở hai tỉnh Ninh Thuận và Quảng Trị.Kết quả khảo sát cho thấy, 100 % mẫu lưới rê đều có kích mắt lưới phù hợp quy định của Bộ Nông nghiệp và PTNTvề kích thước mắt lưới tối thiểu được phép sử dụng trong nghề lưới rê [1].Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, tính đến năm 2014, tổng số tàu nghề lưới rê khai thác cá đáy vùng gò nổi miềnTrung chỉ có 144 chiếc là quá ít so với tiềm năng nguồn lợi của ngư trường này. Bước đầu cho thấy nghề lưới rê khai thácvùng gò nổi đã thu được kết quả cao hơn so với lưới rê ở ngư trường truyền thống, trong đó nghề lưới rê đơn, kích thướcmắt lưới 2a=200mm của tỉnh Tiền Giang có năng suất và chất lượng sản phẩm đạt giá trị xuất khẩu cao nhất (70%) [3].Từ khóa: thực trạng, lưới rê cố định, gò nổi, rạn đá, dốc thềm lục địa, biển miền TrungABSTRACTThe data in this paper was collected by surveying and interview directly with fishermen of 144 fishing boats at (whoare exploiting fish gill nets at the undersea hill, reef) continental slope in the Central Coast of Vietnam. Fishery work ismost located at four provinces include Tien Giang and Ninh Thuan with the largest numbers (45 ships), and Quang Ngai(34 ships) and Quang Tri (20 ships). This vessels have large capacity range from 33 to 450cv with the low capacity ships(33-89cv). Accounting the highest rate of 50% focused mainly in Quang Tri, Quang Ngai and Ninh Thuan. The next groupis large capacity (250-450cv) (31,25%), concentrated mostly in Tien Giang province.The fishing gear are the gill net and three – layer gill net. The single gill net has been used in all four provinces(Quang Tri, Quang Ngai, Ninh Thuan, Tien Giang) and three-layer gill net has been used at two provinces only (NinhThuan, Quang Tri).The results of a survey show that 100 % of fishing gear sample reaches the regulation of Ministry of Agricultthoonandrural development in minimum size meshesThe results of research also show, up to 2014, the total number of 144 fishing vessels at the bottom of undersea hill,reef in the Central Coast is still too small in compare with the potential resource of the fishery sector. The initial resultshow that fishing gear in undersea hill, reef have the higher profit in compare with the traditional fishing method (groundfishing). The using gill net of mesh size (2a=200mm) in the Tien Giang province reached productivity and quality whichmeets the highest export standard (70%)Keywords: Reality,bottom gill nets, undersea hill, continental slope, the Central Coast12ThS. Nguyễn Văn Lung: Nghiên cứu sinh ngành Công nghệ Khai thác thủy sản 2010 - Trường Đại học Nha TrangTS. Phan Trọng Huyến: Trường Đại học Nha TrangTRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG • 43Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sảnI. ĐẶT VẤN ĐỀTrong những năm gần đây, ngư dân các tỉnhven biển miền Trung (chủ yếu là các tỉnh Quảng Trị,Quảng Ngãi, Ninh Thuận) và tỉnh Tiền Giang đã đưatàu ra khai thác vùng gò nổi, rạn đá dốc thềm lục địa(trong bài báo gọi là vùng gò nổi) bằng lưới rê cốđịnh tầng đáy.Những thông tin khảo sát ban đầu về nghề lướirê tầng đáy đang khai thác tại vùng gò nổi miềnTrung đã mang lại những kết quả bước đầu đángquan tâm. Trước hết, do sản phẩm đánh bắt củanghề này là những loài thủy đặc sản quý hiếm, cógiá trị xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao cho ngư dân.Thứ hai, nghề lưới rê cố định khai thác cá đáy phùhợp với ngư trường là vùng gò nổi mà các nghềkhác (lưới kéo, lưới vây,...) không thể khai thácđược. Thứ ba, đây là nghề cá xa bờ có hiệu quảđã và đang ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: