Danh mục

Thực trạng nguồn nhân lực công tác xã hội ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 216.12 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nguồn nhân lực công tác xã hội đóng vai trò không thể thiếu nhằm tạo ra sự chuyển biến trong hệ thống an sinh xã hội. Những năm gần đây Thanh Hóa đã thực hiện các chương trình, hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội trên địa bàn tỉnh, nhưng trên thực tế nhân lực công tác xã hội ở Thanh Hóa còn mỏng và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng nguồn nhân lực công tác xã hội ở tỉnh Thanh Hóa hiện nay TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở TỈNH THANH HÓA HIỆN NAY Đoàn Thị Hà1 TÓM TẮT Nguồn nhân lực công tác xã hội đóng vai trò không thể thiếu nhằm tạo ra sự chuyển biến trong hệ thống an sinh xã hội. Những năm gần đây Thanh Hóa đã thực hiện các chương trình, hoạt động bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác xã hội trên địa bàn tỉnh, nhưng trên thực tế nhân lực công tác xã hội ở Thanh Hóa còn mỏng và yếu chưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Vì vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh công tác đào tạo, nâng cao năng lực nguồn nhân lực công tác xã hội là một trong những nhiệm vụ cần thiết không chỉ ở Thanh Hoá nói riêng mà còn trong cả nước nói chung. Từ khóa: Công tác xã hội, nguồn nhân lực, tỉnh Thanh Hóa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Cùng với xu thế hội nhập toàn cầu, Thanh Hóa đã đạt được những kết quả quan trọng về tăng trưởng kinh tế, nhưng cũng là tỉnh có tần suất xuất hiện các vấn đề xã hội cao, số lượng đối tượng xã hội cần trợ giúp chuyên nghiệp lớn [6, 3]. Thực tế này đặt ra yêu cầu cần có nguồn nhân lực công tác xã hội “có nghề” ở Thanh Hóa để hướng đến các hoạt động trợ giúp chuyên nghiệp, có hiệu quả bền vững. Việc nắm được thông tin về thực trạng nguồn nhân lực công tác xã hội hiện nay là yếu tố cần thiết đối với các cơ quan, tổ chức có liên quan nhằm đánh giá đúng tình hình thực tế để có định hướng và đề ra các giải pháp thực hiện việc phát triển nghề công tác xã hội phù hợp với tình hình khách quan ở Thanh Hóa. Trong bài viết này, chúng tôi trình bày một số kết quả khảo sát về thực trạng nguồn nhân lực công tác xã hội (CTXH) trong tỉnh hiện nay ở các khía cạnh: đặc điểm cơ cấu, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực CTXH. Nguồn nhân lực CTXH ở đây được hiểu chủ yếu là nhân viên công tác xã hội (còn gọi là nhân viên xã hội) - Những người làm việc trực tiếp với các đối tượng xã hội ở cấp xã/phường và tại các cơ sở xã hội trên địa bàn tỉnh. 2. THỰC TRẠNG NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TÁC XÃ HỘI Ở TỈNH THANH HÓA 2.1. Cơ cấu nguồn nhân lực Công tác xã hội 1 CN. Khoa Khoa học Xã hội, Trường Đại học Hồng Đức 85 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƢỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 17. 2014 Nghiên cứu về nguồn nhân lực công tác xã hội ở Thanh Hoá hiện nay rất cần thiết cho việc xây dựng và điều chỉnh chiến lược đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và việc phân bổ nguồn nhân lực công tác xã hội theo Quyết định 32/2010/QĐ- TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 (gọi tắt và Đề án 32). Theo số liệu thống kê ban đầu về nguồn nhân lực công tác xã hội ở Thanh Hóa cho thấy, hiện nay có khoảng 4.500 người đang làm việc chính thức và phi chính thức tại các cơ sở, đơn vị thuộc quản lý của Sở Lao động Thương binh Xã hội, làm công tác tư pháp và trợ giúp pháp lý tại các địa phương trên địa bàn toàn tỉnh [6, 2], có khoảng 20.000 cán bộ, công chức, viên chức, cộng tác viên làm việc trong lĩnh vực công tác xã hội từ cấp tỉnh đến cấp xã, thôn [6, 3]. Tuy nhiên, trên thực tế những cán bộ làm công tác xã hội ở phường, xã hầu hết là những cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm và thường xuyên luân chuyển, vì vậy gặp một số khó khăn nhất định khi thực hiện vai trò của mình. Kết quả của đề tài: “Nghiên cứu nguồn nhân lực công tác xã hội ở Thanh Hóa hiện nay” cho thấy một số đặc điểm về cơ cấu, số lượng, chất lượng nguồn nhân lực công tác xã hội: Về độ tuổi Khảo sát nguồn nhân lực công tác xã hội ở Thanh Hóa cho thấy sự thể hiện đa dạng về độ tuổi của người làm công tác xã hội theo vị trí làm việc. Nhóm những người làm công tác xã hội giữ vai trò là người quản lý tại cơ quan có độ tuổi trung bình là 45 tuổi. Nhóm nhân viên xã hội là người làm việc trực tiếp với đối tượng có độ tuổi trung bình là 32 tuổi. Độ tuổi của nhân viên xã hội làm việc trực tiếp với đối tượng có sự phân tán, từ 22 – 60. Tuổi thấp nhất của nhân viên xã hội là 22 tuổi so với tuổi thấp nhất của người làm quản lý là 33 tuổi. Tuổi cao nhất của nhân viên xã hội là 60 và của người quản lý là 56, sự chênh lệch này không nhiều, chứng tỏ không có sự hạn chế về cơ hội cho các cá nhân có thể đảm nhiệm vai trò là người quản lý hay nhân viên làm việc trực tiếp với đối tượng có liên quan đến công tác xã hội. Số nhân viên xã hội là người làm việc trực tiếp với đối tượng trong độ tuổi từ 22-35 chiếm 65% những người tham gia vào hệ thống CTXH ở Thanh Hóa hiện nay. Có thể thấy cơ cấu nhân lực công tác xã hội ở Thanh Hóa là cơ cấu trẻ. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển đội ngũ làm công tác xã hội ở Thanh Hóa, vì ở độ tuổi này họ còn nhiều cơ hội tham gia học tập, bồi dưỡng, n ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: