Danh mục

Thực trạng ô nhiễm (TNT) trong môi trường lao động và tình hình sức khỏe của người lao động ở một số đơn vị sản xuất, kiểm nghiệm, sửa chữa và bảo quản đạn dược quốc phòng khu vực phía Nam và đề xuất giải pháp khắc phục

Số trang: 6      Loại file: pdf      Dung lượng: 348.57 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mục tiêu nghiên cứu của đề tài này nhằm đánh giá thực trạng ô nhiễm TNT trong môi trường lao động và các ảnh hưởng tới sức khỏe của người lao động tại một số đơn vị sản xuất, kiểm nghiệm, sửa chữa và bảo quản đạn dược quốc phòng phía Nam... Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm rõ nội dung chi tiết.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng ô nhiễm (TNT) trong môi trường lao động và tình hình sức khỏe của người lao động ở một số đơn vị sản xuất, kiểm nghiệm, sửa chữa và bảo quản đạn dược quốc phòng khu vực phía Nam và đề xuất giải pháp khắc phục Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014  Nghiên cứu Y học   THỰC TRẠNG Ô NHIỄM TRINITROTOLUENE (TNT) TRONG MÔI TRƯỜNG  LAO ĐỘNG VÀ TÌNH HÌNH SỨC KHỎE CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG   Ở MỘT SỐ ĐƠN VỊ SẢN XUẤT, KIỂM NGHIỆM, SỬA CHỮA   VÀ BẢO QUẢN ĐẠN DƯỢC QUỐC PHÒNG KHU VỰC PHÍA NAM   VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC  Nguyễn Văn Thuyên*, Hoàng Việt Phương*, Nguyễn Khánh Toàn**  TÓM TẮT  Đặt  vấn  đề:  Trinitrotoluen  (TNT)  là  loại  thuốc  nổ  được  sử  dụng  khá  rộng  rãi  trong  công  nghiệp  quốc  phòng, chủ yếu trong ngành sản xuất đạn dược. Khi vào cơ thể, TNT gây ra tổn thương rất đa dạng cho các cơ  quan tổ chức như gan, máu và cơ quan tạo máu, mắt, hệ thống thần kinh và các cơ quan đảm nhiệm chức năng  tình dục của nam giới …   Mục  tiêu: Nhằm đánh giá thực trạng ô nhiễm TNT trong môi trường lao động và các ảnh hưởng tới sức  khỏe của người lao động tại một số đơn vị sản xuất, kiểm nghiệm, sửa chữa và bảo quản đạn dược quốc phòng  phía Nam..  Phương pháp nghiên  cứu: Phương pháp nghiên cứu dịch tễ học mô tả cắt ngang, kết hợp với hồi cứu số  liệu.   Kết quả: Nồng độ TNT trong môi trường lao động từ 0,027 ‐ 1,145 mg/m3 không khí. Nồng độ TNT ở khu  sản xuất đạn cao gấp 14 lần tiêu chuẩn cho phép. Người lao động làm việc lâu dài trong môi trường ô nhiễm  TNT bị suy giảm sức khoẻ. Các bệnh lý mạn tính như thiếu máu, suy nhược thần kinh và viêm dạ dày ‐ tá tràng  từ 16 ‐ 18%. Tỷ lệ nam công nhân tiếp xúc nghề nghiệp với TNT bị giảm ham muốn tình dục là 41,54%. Tỷ lệ  rối loạn cương dương và xuất tinh sớm lần lượt là 10,77% và 7,69%. Tỷ lệ những người tiếp xúc nghề nghiệp  với TNT có chỉ số SGOT và SGPT cao hơn giá trị sinh lý bình thường ở là 15,79%.   Kết  luận:  Môi trường lao động ở các đơn vị sản xuất, chế biến, kiểm nghiệm và bảo quản đạn dược quốc  phòng khu vực Phía Nam bị ô nhiễm nặng bởi chất nổ TNT. Cần có biện pháp cải thiện điều kiện vệ sinh MTLĐ  để giảm mức độ ô nhiễm TNT.  Từ khóa: Trinitrotoluene (TNT)  ABSTRACT  TRINITROTOLUENE (TNT) POLLUTION STATUS IN WORKING ENVIRONMENT   AND THE HEALTH STATUS OF WORKERS AT SOME SOUTHERN NATIONAL DEFENSIVE UNITS  OF MUNITIONS MANUFACTURING, TESTING, REPAIRING AND PRESERVING   AND SOLUTION RECOMMENDATION  Nguyen Van Thuyen, Hoang Viet Phuong, Nguyen Khanh Toan  * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 18 ‐ Supplement of No 6 ‐ 2014: 571 ‐ 576  Background: Trinitrotoluene (TNT) is an explosive which is widely used in the defense industry, primarily  in manufacturing ammunition. It can cause various damages to the organs in the body such as the liver, blood  and blood – forming organs, eyes, nervous systemand organs for sexual function of men.  * Trung tâm Y học dự phòng Quân đội Phía Nam  ** Bệnh viện Quận 9 – Thành phố Hồ Chí Minh  Tác giả liên lạc: Ts. Nguyễn Văn Thuyên  ĐT:0909 224 581  Email: thuyenytdp2007@yahoo.com.vn  Chuyên Đề Y Tế Công Cộng  571 Nghiên cứu Y học  Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 18 * Phụ bản của Số 6 * 2014   Objectives:  The  study  was  conducted  to  assess  the  Trinitrotoluene  (TNT)  pollution  status  in  working  environment and health ‐ related influences of workers at some Southern national defensive units of munitions  manufacturing, testing, repairing and preserving between 2010 and 2012, including K1, K8, T2 and Zx.   Methods: A cross ‐ sectional study with retrospective data.  Result:  TNT  concentrations  in  the  working  environment  were  from  0.027  to  1.145  mg/m3  of  air.  TNT  concentrations in the manufacturing area of the shells were 14 times higher than the permitted standard. Workers  exposed  to  TNT  polluted  environment  for  a  long  time  had  impaired  health.  Chronic  diseases  such  as  anemia,  neurasthenia and gastro ‐ duodenal made up 16 ‐ 18%. 41.54% of male workers occupationally exposed to TNT  had decreased libido. The percentage of erectile dysfunction and premature ejaculation were 10.77% and 7.69%  respectively.  The  percentage  of  people  occupationally  exposed  to  TNT  had  SGOT  and  SGPT  indicators  which  were higher than the normal physiological value was 15.79%.  Conclusion: Workplace environmentat some military explosive material factories were seriously polluted by  TNT  exploxives.  Measures  to  improve  sanitary  conditions  in  working  environment  to  reduce  TNT  pollution  levels need to be accounted.  Key words: Trinitrotoluene (TNT)   ĐẶT VẤN ĐỀ  Trinitrotoluen  (TNT)  là  loại  thuốc  nổ  được  sử  dụng  khá  rộng  rãi  trong  công  nghiệp  quốc  phòng  để  sản  xuất  đạn  pháo  và  nhiều  ngành  kinh tế khác.  Việt Nam là một nước đang phát triển, nhu  cầu  sử  dụng  TNT  ngày  một  tăng,  do  vậy  số  người  lao  động  tiếp  xúc  với  TNT  ngày  càng  nhiều.  Trong  điều  kiện  khí  hậu  nóng  ẩm,  ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: