Bài viết này cung cấp các đánh giá cơ bản về bài học kinh nghiệm phát triển BHNN trên thế giới, đánh giá quá trình phát triển BHNN ở Việt Nam trong thời gian qua và trình bày quan điểm của các bên liên quan về tiềm năng phát triển BHNN trong giai đoạn tiếp theo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển bảo hiểm nông nghiệp tại Việt Nam
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP
TẠI VIỆT NAM
ThS. Bùi Thị Việt Anh
ThS. Trần Thị Thủy, ThS. Thái Văn Tình
Trung tâm Tư vấn Chính sách Nông nghiệp
Viện Chính sách và Chiến lược Phát triển Nông nghiệp nông thôn
Tóm tắt
Bảo hiểm nông nghiệp (BHNN) đã và đang được quan tâm phát triển tại Việt Nam,
đặc biệt là trong 10 năm trở lại đây, với kỳ vọng trở thành công cụ tài chính hiệu quả trong
việc giảm thiểu và khắc phục rủi ro cho hộ nông dân. Mặc dù đã trải qua nhiều lần thí điểm
với nhiều sản phẩm cũng như quy mô khác nhau và đã chính thức được áp dụng ở phạm vi
quốc gia theo Nghị định số 58/2018/Đ-CP18 từ 2019 tới nay, BHNN vẫn chưa thực sự phát
huy được tính ưu việt vốn có mà còn bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế cần được khắc phục trong
thời gian tới. Bài viết này cung cấp các đánh giá cơ bản về bài học kinh nghiệm phát triển
BHNN trên thế giới, đánh giá quá trình phát triển BHNN ở Việt Nam trong thời gian qua và
trình bày quan điểm của các bên liên quan về tiềm năng phát triển BHNN trong giai đoạn
tiếp theo. Trên cơ sở đó, bài viết cung cấp các nhận định về các nút thắt cần tháo gỡ và đề
xuất giải pháp phát triển BHNN bền vững trong thời gian tới tại Việt Nam.
Từ khóa: Bảo hiểm nông nghiệp, bài học kinh nghiệm, giải pháp, chính sách
1. Bối cảnh
Nông nghiệp đóng vai trò đặc biệt quan trọng, là trụ đỡ cho sự phát triển kinh tế và xã
hội Việt Nam. Điều này được thể hiện qua những đóng góp to lớn trong việc đảm bảo an
ninh lương thực quốc gia, xóa đói giảm nghèo, tạo công ăn việc làm cho người dân, góp
phần ổn định kinh tế vĩ mô, chính trị và xã hội. Tính đến năm 2020, Việt Nam có khoảng
18 triệu người dân tham gia sản xuất nông nghiệp, chiếm tỷ lệ cao nhất trong tất cả các
ngành nghề hiện có. Nông nghiệp đóng góp khoảng 14,85% tổng sản phẩm nội địa (GDP)
của cả nước; 33,06% tổng số việc làm (Tổng cục Thống kê, 2020); đóng góp 18,5% tổng
thu nhập của các hộ nông thôn (Điều tra mức sống dân cư của Tổng cục Thống kê, 2020).
Không những vậy, kim ngạch xuất - nhập khẩu nông sản liên tục tăng, từ 20 tỷ USD (năm
2010) tăng lên mức 48,6 tỷ USD (năm 2021), với 10 nhóm hàng có kim ngạch xuất khẩu
18
Nghị định số 58/2018/NĐ-CP ngày 18/4/2018 của Chính phủ về bảo hiểm nông nghiệp.
315
trên 1 tỷ USD, trong đó 6 nhóm hàng xuất khẩu trên 3 tỷ USD. Trong 10 năm qua, nông
nghiệp Việt Nam xuất siêu trung bình 7- 8 tỷ USD/năm, là ngành duy nhất xuất siêu ra thị
trường thế giới, mang lại nguồn ngoại tệ cho đất nước.
Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp đã và đang phải đối mặt với rất nhiều rủi ro bao gồm
rủi ro nội tại (nguồn giống, dịch bệnh, kỹ thuật và công nghệ) và rủi ro bên ngoài (thời tiết,
khí hậu thất thường và thiên tai bất ngờ). Theo đánh giá hàng năm về những nước chịu ảnh
hưởng nặng nhất bởi các hiện tượng thời tiết cực đoạn giai đoạn 1997 - 2016, Việt Nam đứng
thứ 5 về chỉ số Rủi ro khí hậu toàn cầu năm 2018 và thứ 8 về chỉ số Rủi ro khí hậu dài hạn
(CRI) (Eikstein và cộng sự, 2017). Những cụm từ như: “nắng nóng kỷ lục”, “mưa lớn kỷ
lục”, “kỷ lục về lũ lụt” đang ngày càng trở nên phổ biến trên bản tin đại chúng cũng như phổ
biến hơn đối với người dân. Tác động của các hiện tượng cực đoan trong năm vừa qua đã
diễn ra nhanh hơn dự kiến so với kịch bản biến đổi khí hậu và nước biển dâng của Bộ Tài
nguyên và Môi trường 2015, với khoảng 17,2% số hộ nông dân phải chịu những cú sốc từ
thiên nhiên (Khảo sát VARHS, 2014). Điều này đặt ra yêu cầu về các giải pháp cấp bách để
quản lý rủi ro cho ngành Nông nghiệp nhằm nâng cao tính chống chịu và ổn định sinh kế hộ
nông dân, giữ vững mức tăng trưởng của ngành trong tương lai.
Trong đó, BHNN được xem là một công cụ quản lý rủi ro khá hiệu quả thông qua cơ
chế thị trường. Theo đó, BHNN không chỉ giúp nông dân nâng cao năng lực giảm thiểu rủi ro
và khả năng phục hồi, mà còn giúp các doanh nghiệp bảo hiểm (DNBH) đa dạng hóa các sản
phẩm tạo ra lợi nhuận, đồng thời giảm gánh nặng ngân sách trong việc hỗ trợ trực tiếp nông
dân tại các vùng bị thiệt hại trong dài hạn. Trên thực tế, BHNN được triển khai rất sớm ở
Việt Nam từ năm 1982 và trải qua rất nhiều lần thực hiện thí điểm, tuy nhiên chưa mang lại
hiệu quả đáng kể. Sự ra đời Nghị định số 58/2018/NĐ-CP của Chính phủ về BHNN được kỳ
vọng sẽ thúc đẩy sự phát triển của cộng cụ này.
Trên cơ sở đó, BHNN đang được triển khai ở phạm vi ngày càng rộng hơn, nhận được
sự ủng hộ của các doanh nghiệp và người dân nhưng vẫn còn bộc lộ những khó khăn hạn chế
cần được khắc phục. Bài viết này tập trung phân tích, đánh giá thực trạng phát triển BHNN,
cơ chế chính sách, nhu cầu bảo hiểm của các bên liên quan, các vấn đề tồn tại ở Việt Nam
trong giai đoạn từ năm 2018 đến nay. Từ đó, bài viết đề xuất một số kiến nghị chính sách
định hướng phát triển thị trường BHNN tại Việt Nam theo hướng hiệu quả và bền vững.
2. Một số kinh nghiệm quốc tế về phát triển bảo hiểm nông nghiệp
BHNN lần đầu xuất hiện tại Đức vào những năm 1700, sau đó được nhân rộng sang
các nước châu Âu, Mỹ, Nga, các nước Mỹ Latinh và châu Á. Tuy nhiên, hầu hết các nước
đều gặp phải khó khăn trong việc thu hút người dân và doanh nghiệp tham gia thị trường này.
Trên thực tế, hầu hết các sản phẩm BHNN trên toàn cầu đều tập trung vào hoạt động trồng
trọt và chăn nuôi, trong khi đó sản phẩm bảo hiểm cho thủy sản ít phát triển hơn do tiềm ẩn
316
nguy cơ rủi ro cao. Mặc dù nhu cầu bảo hiểm tăng lên do các ...