Danh mục

Bài giảng Kinh tế bảo hiểm - Chương 4: Bảo hiểm nông nghiệp

Số trang: 14      Loại file: pdf      Dung lượng: 877.22 KB      Lượt xem: 41      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài giảng Kinh tế bảo hiểm - Chương 4: Bảo hiểm nông nghiệp, cung cấp cho người học những kiến thức như: Sự cần thiết khách quan của bảo hiểm nông nghiệp; Các nghiệp vụ bảo hiểm nông nghiệp; Bảo hiểm nông nghiệp ở Việt Nam. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Bài giảng Kinh tế bảo hiểm - Chương 4: Bảo hiểm nông nghiệp 8/15/2021 Chương 4 BẢO HIỂM NÔNG NGHIỆP Nội dung I. Sự cần thiết khách quan của BHNN II. Các nghiệp vụ BHNN III. BHNN ở Việt Nam Đường link tham khảo tập huấn BHNN: https://www.youtube.com/watch?v=HIA0lEMdq9 0 1. Sự cần thiết khách quan Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp Thường trải trên phạm vi rộng lớn và tiến hành sx ngoài trời, nên chịu ảnh hưởng rất lớn của điều kiện tự nhiên. Đối tượng trong sản xuất nông nghiệp là cơ thể sống (cây trồng, vật nuôi), nên rất nhạy cảm với thời tiết, sâu bệnh và dịch bệnh; chế độ chăm sóc (dinh dưỡng, vệ sinh); chế độ khai thác, sử dụng (lấy sữa, lấy trứng, sức kéo...); chế độ bảo vệ (phòng trừ dịch bệnh, ký sinh trùng, chuồng trại…) 1 8/15/2021 1. Sự cần thiết khách quan (tiếp) Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp (tiếp) Chu kì sx thường kéo dài, thời gian lao động và thời gian sx không trùng nhau. Mỗi loại cây trồng vậy nuôi lại thường gặp những rủi ro khác nhau. Có những loại rủi ro mà hậu quả mang tính chất thảm họa.  Việc đánh giá và kiểm soát. phòng ngừa và quản lý rủi ro là rất khó thực hiện 1. Sự cần thiết khách quan (tiếp) Nhóm rủi ro liên quan đến điều kiện tự nhiên, khí hậu, thời tiết  là những rủi ro liên quan tới các hiện tượng thời tiết không được dự đoán và không thể dự đoán.  Tổng thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp do thiên tai như bão, lũ, ngập lụt, hạn hán, rét đậm rét hại…. mỗi năm lên tới gần 1,5% GDP của cả nước.  Hàng năm, Việt Nam phải gánh chịu nhiều thảm hoạ thiên tai, trung bình mỗi năm năm nào cũng có 7-8 cơn bão, đi qua.  Trong năm 2008, 10 cơn bão, 6 trận áp thấp nhiệt đới đổ bộ vào Việt Nam đã gây thiệt hại trên 13.000 tỷ đồng, chưa kể những đợt dịch bệnh trên cây trồng vật nuôi..., khiến đời sống của người nông dân gặp rất nhiều khó khăn.  Gần đây nhất, trong đợt rét đậm rét hại, nông dân lại điêu đứng vì hàng vạn trâu, bò chết và hàng trăm ngàn ha lúa, màu bị hư hại. 1. Sự cần thiết khách quan (tiếp) Nhóm rủi ro liên quan đến sản xuất nông nghiệp  những rủi ro liên quan đến các nhân tố như: sâu bệnh, bệnh dịch ở cây trồng và vật nuôi…  Những năm gần đây, người nông dân bị bao phen khốn đốn vì gà, vịt chết trong dịch cúm gia cầm, lợn chết vì bệnh tai xanh, trâu bò chết vì dịch lở mồm long móng.  Nhiều hộ nuôi tôm ở đồng bằng sông Cửu Long cũng bỗng chốc trắng tay vì tình trạng tôm chết trắng ao đồng.  Suốt từ năm 2007 đến nay, không năm nào không xảy ra dịch heo tai xanh.  Mỗi năm, có hàng chục vạn con heo bị chết, kéo theo cả núi tiền của người nông dân lam lũ gây dựng phải chôn vùi xuống đất.  Trên cây lúa thì rầy nâu, vàng lùn xoắn lá, lùn sọc đen ngày càng hoành hành, làm cho nông dân điêu đứng.  Đó là chưa kể tới những hệ lụy theo kiểu “tai bay vạ gió” như tin đồn sữa có melamine, tôm có tạp chất… nên sữa không bán được buộc nông dân phải giết bò sữa, trứng gà bị ế nên nông dân bỏ không chuồng trại, gây thiệt hại rất nặng nề. 2 8/15/2021 1. Sự cần thiết khách quan (tiếp) Nhóm rủi ro mang tính kinh tế  những rủi ro liên quan đến biến động của giá nông phẩm và các nguyên liệu đầu vào do sự biến động khó đoán của thị trường…  Đầu năm 2017, giá lợn hơi sụt giảm mạnh (20.000-22.000 đ/kg) khiến người chăn nuôi điêu đứng.  Trong năm 2016 cà phê đang là một trong những mặt hàng tăng giá mạnh nhất. Trong khi đó, cà phê sẽ là mặt hàng giảm giá sâu nhất trong năm 2017. 1. Sự cần thiết khách quan (tiếp) Nhóm rủi ro khác  Rủi ro mang tính kinh tế : những rủi ro này do sự tác động của các lĩnh vực sản xuất khác tới nông nghiệp…  Rủi ro liên quan đến thể chế: là những rủi ro xuất phát từ các chính sách nông nghiệp của nhà nước  Rủi ro về môi trường: những rủi ro do tác động tiêu cực của các hoạt động ngoại ứng ảnh hưởng đến môi trường sản xuất nông nghiệp 1. Sự cần thiết khách quan (tiếp) Nhu cầu về BHNN tại Việt Nam  Theo thống kê của Hội Nông dân Việt Nam, tổng giá trị thiệt hại trong sản xuất nông nghiệp hàng năm ở nước ta rất lớn: 8,2% GDP năm 1994, 10,5% GDP năm 1997, 4,8% GDP năm 1999, và 4,57% GDP năm 2000.  Nông dân chiếm gần 80% dân số, sản lượng nông sản chiếm khoảng 20% GDP.  chủ trương đến năm 2020 Việt Nam sẽ trở thành nước công nghiệp mới song vẫn còn tới 50% nông dân sống bằng nghề nông. Đầu năm 2009, sau tác động của thiên tai, dịch bệnh, của khủng hoảng tài chính thế giới khiến giá nông sản bất ngờ sụt giảm mạnh và những hệ luỵ đã đổ lên vai người nông dân, BHNN lại được nhắc đến như một giải pháp cứu cánh, đây chính là lỗ hổng lớn của ngành BH.  Tỷ trọng tham gia BHNN ở Việt Nam ở mức rất thấp: chỉ khoảng 1% tổng diện tích cây trồng, 0,24% số trâu- bò, 0,1% đàn lợn và 0,04% số gia cầm được BH.  Có thể thấy nhu cầu bảo hiểm cho các thiệt hại kia là cần thiết, không chỉ đảm bảo lợi ích cho người nông dân, là những người bị tác động trực tiếp mà còn đảm bảo sự tăng trưởng ổn định của cả nền kinh tế mà dân số sống dựa vào các sản phẩm của ngành này. 3 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu cùng danh mục:

Tài liệu mới: