Danh mục

Thực trạng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 4.05 MB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đi vào phân tích thực trạng phát triển nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hiện nay với những đặc điểm cơ bản: Số lượng ít nhưng đang có xu hướng tăng trưởng mạnh; Được quyết định sống còn bởi công nghệ nhưng chưa quan tâm tương xứng đến phát triển, mở rộng công nghệ; Khả năng tiếp cận vốn còn nhiều hạn chế. Từ đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế nói trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiện nay THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG TẠO HIỆN NAY ThS. Nguyễn Thị Trang Trường Đại học Kinh tế Kỹ thuật Công nghiệp Tóm tắt Việt Nam có tiềm năng khởi nghiệp dồi dào từ một thế hệ trẻ sáng tạo có quyết tâm khởi nghiệp cao, với văn hóa khởi nghiệp và tư duy chấp nhận thất bại ngày càng được cải thiện. Hiện nay, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (ĐMST) đang phát triển khá mạnh mẽ. Điều đó thể hiện ở số lượng và chất lượng của các doanh nghiệp trong hệ sinh thái khởi nghiệp. Bài viết đi vào phân tích thực trạng phát triển nhóm doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo hiện nay với những đặc điểm cơ bản: Số lượng ít nhưng đang có xu hướng tăng trưởng mạnh; Được quyết định sống còn bởi công nghệ nhưng chưa quan tâm tương xứng đến phát triển, mở rộng công nghệ; Khả năng tiếp cận vốn còn nhiều hạn chế. Từ đó, bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm khắc phục những hạn chế nói trên. Từ khóa: Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo… 1. Thực trạng phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ở Việt Nam hiện nay 1.1. Số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam Do định nghĩa Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (DNKNST) mới chỉ xuất hiện trong Luật doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) được thông qua 6/2017, cũng không có phân loại DNKNST trong thống kê của cơ quan đăng ký kinh doanh, hiện không có bất kỳ số liệu chính thức nào về số lượng, quy mô và lĩnh vực hoạt động chủ yếu của các DNKNST ở Việt Nam. Theo thống kê của tạp chí Echelon (Singapore) Việt Nam hiện có khoảng 3.000 DNKNST, tăng gần gấp đôi so với số liệu cuối năm 2015 (khoảng 1.800 doanh nghiệp). Khoảng 40 cơ sở ươm tạo khởi nghiệp, tổ chức thúc đẩy kinh doanh đang hoạt động trên cả nước. Về hoạt động tài chính, hiện có khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đang hoạt động tại Việt Nam. Một thống kê khác của Bộ Khoa học và Công nghệ cũng cho thấy, cả nước hiện có khoảng 600.000 doanh nghiệp, trong đó có 3.000 DNKNST. Đây sẽ là lực lượng doanh nghiệp tiên phong, có tăng trưởng cao để đóng góp hiệu quả vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Tính trong 2 năm 2016 - 2017 tổng số DNKNST chiếm đa số về mặt số lượng các doanh nghiệp xin đăng kí mới (chiếm 90% tổng số các doanh nghiệp xin đăng kí 222 mới). Tốc độ tăng trưởng của các DNKNST thành công tăng trưởng nhanh gấp nhiều lần so với doanh nghiệp lớn. Theo đánh giá của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI), nếu tính trên đầu người thì số các DNKNST của Việt Nam cao hơn các quốc gia khác như Trung Quốc (2.300 công ty khởi nghiệp), Ấn Độ (7.500 công ty khởi nghiệp) và Indonesia (2.100 công ty). So sánh giữa các lĩnh vực hoạt động cho thấy, doanh nghiệp công nghệ thông tin có con số vượt trội so với các doanh nghiệp trong lĩnh vực khác. Thực tế này phản ánh đúng xu hướng phát triển trong điều kiện cách mạng công nghiệp 4.0 với các đặc điểm: DNKNST trong lĩnh vực công nghệ thông tin không cần quá nhiều vốn đầu tư ban đầu như nhiều lĩnh vực truyền thống khác; doanh nghiệp trong lĩnh vực này dựa chủ yếu vào ý tưởng mới và cách làm mang tính sáng tạo cao, có khả năng tăng trưởng nhanh; khả năng dễ dàng kết nối toàn cầu qua công nghệ giúp cho các ý tưởng sáng tạo tốt dễ dàng đến được với thế giới và ngược lại, doanh nghiệp cũng dễ dàng học hỏi được từ các mô hình thành công khác của quốc tế. Số lượng các nhà đầu tư KNST tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng. Hầu hết đây là doanh nhân đã thành công mong muốn đầu tư cho DNKNST ở thế hệ sau. Một số Việt Kiều, du học sinh Việt tại nước ngoài đã và đang trở về Việt Nam tham gia vào đầu tư KNST. Hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần ở Việt Nam đã bắt đầu có tính hệ thống hơn thông qua việc kết nối, hình thành một số câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho DNKNST như VIC Impact, iAngel hay VCNetwork.com. Đánh giá theo lĩnh vực được đầu tư kinh doanh, các DNKNST tập trung chủ yếu trong lĩnh vực công nghệ tài chính (fintech), thương mại điện tử và công nghệ giáo dục (edtech). 1.2. Quy mô, trình độ phát triển công nghệ Đánh giá một cách tổng thể, quy mô doanh nghiệp ở Việt Nam đang nhỏ dần; số doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ tăng mạnh hơn các doanh nghiệp có quy mô lớn. Đây là xu hướng phù hợp với mục tiêu và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam hiện nay là khuyến khích các DNKNST. Theo số liệu báo cáo của Tổng cục Thống kê tính đến hết năm 2017 cả nước có 10.000 doanh nghiệp lớn tăng 29% số doanh nghiệp lớn so với năm 2015, tuy nhiên thì số doanh nghiệp lớn này chỉ chiếm 1,9% tổng số doanh nghiệp. Trong khi đó, số lượng doanh nghiệp vừa tăng 23,6%, số lượng doanh nghiệp nhỏ tăng 21,2%, đặc biệt số lượng DNKNST tăng tới 65%. Hầu hết doanh nghiệp DNKNST có tuổi đời khoảng 1 năm, quy mô nhỏ lẻ và khả năng tăng ...

Tài liệu được xem nhiều: