Danh mục

Thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 426.26 KB      Lượt xem: 25      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 1,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung" tập trung phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng KTTĐMT, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống logistics ở vùng KTTĐMT. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG LOGISTICS VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM MIỀN TRUNG Ths. NCS. Nguyễn Thị Việt Ngọc Trường ĐH Kinh tế Quốc dân Với sự hiện diện trong rất nhiều lĩnh vực khác nhau của nền kinh tế, logistics đã phát triển nhanh chóng và mang lại nhiều thành công cho nhiều quốc gia trên thế giới. Nói đến logistics là nói đến hiệu quả và việc tối ưu hóa trong các ngành, các doanh nghiệp và toàn bộ nền kinh tế. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung (KTTĐMT) có tiềm năng và lợi thế phát triển logistics. Trong những năm gần đây, hệ thống logistics của vùng đã được quan tâm, các loại hình dịch vụ ngày càng phong phú và số lượng các doanh nghiệp logistics cũng như doanh nghiệp sử dụng logistics tăng lên. Tuy nhiên, hệ thống logistics khu vực này còn đang trong quá trình xây dựng và phát triển, chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của vùng. Đáng chú ý là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực logistics chủ yếu là các doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ, thực hiện chủ yếu các dịch vụ đơn lẻ; số lượng, năng lực chuyên môn lao động làm việc trong lĩnh vực này còn nhiều hạn chế. Trong khuôn khổ bài viết, tác giả tập trung phân tích thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng KTTĐMT, từ đó đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển hệ thống logistics ở vùng KTTĐMT. Từ khoá: logistics, hệ thống logistics, vùng kinh tế trọng điểm miền Trung. 1. Khái quát về vùng kinh tế trọng điểm miền Trung Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được thành lập từ năm 2008 gồm 5 tỉnh, thành phố: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Bình Định, với diện tích tự nhiên 27.881,7km2, chiếm 8,45% diện tích cả nước, dân số 6,5 triệu người, chiếm trên 7,0% dân số cả nước. Vùng KTTĐMT đã có 4 khu kinh tế ven biển, gồm Chân Mây - Lăng Cô (Thừa Thiên - Huế), Chu Lai (Quảng Nam), Dung Quất (Quảng Ngãi) và Nhơn Hội (Bình Định). Ngoài ra, còn có 19 khu công nghiệp được Thủ tướng cho phép thành lập, chiếm 5,8% số khu công nghiệp được cấp phép cả nước và khoảng 45,2% số khu công nghiệp của 14 tỉnh thành miền Trung. Đây là vùng kinh tế lớn thứ ba tại Việt Nam, đóng vai trò là vùng kinh tế động lực cho miền Trung và Tây Nguyên đồng thời cũng giữ vị trí quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của cả nước. Vùng KTTĐMT hội tụ nhiều điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, giao lưu hàng hóa dịch vụ và phát triển logistics. Hệ thống cảng biển và hạ tầng giao thông, thương mại có ý nghĩa rất quan trọng đối với phát triển kinh tế, phát triển logistics của vùng. 111 Hiện nay, hệ thống logistics vùng KTTĐMT còn đang trong quá trình xây dựng và phát triển - từ yếu tố cơ chế, chính sách phát triển, cơ sở hạ tầng logistics, doanh nghiệp logistics đến các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ logistics... Việc phát triển hệ thống logistics vùng KTTĐMT như môi trường hậu cần cho tăng trưởng bền vững luôn có một vai trò quan trọng trong hiện tại và tương lai, nhất là khi cả vùng đang thực hiện quá trình tái cơ cấu và chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế nhằm thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững. Theo các chuyên gia, vùng KTTĐMT đến năm 2030 cứ tăng 1% đóng góp của khu vực dịch vụ logistics thì GRDP toàn vùng tăng lên 0,2244% và đến năm 2045 tăng 0,239% và rõ ràng là vùng KTTĐMT có nhiều tiềm năng để phát triển logistics, làm tăng GRDP của vùng, đẩy nhanh quá trình chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế. Tuy nhiên, để ngành logistics phát triển, thật sự trở thành động lực thúc đẩy vùng KTTĐMT phát triển cần phải nắm bắt được thực trạng và thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ từ cơ chế chính sách, cơ sở hạ tầng, đào tào chuẩn hóa nguồn nhân lực... nhằm phát triển hệ thống logistics của vùng trong thời gian tới. 2. Thực trạng phát triển hệ thống logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung 2.1. Khung thể chế, pháp lý, chính sách hoạt động logistics Cùng với sự phát triển của hoạt động logistics trong nền kinh tế Việt Nam, hệ thống luật pháp liên quan đến logistics dần được hình thành và hoàn thiện. Hoạt động logistics vùng kinh tế trọng điểm miền Trung cũng chịu sự quản lý khung thể chế pháp luật của hoạt động logistics Việt Nam nói chung. Trong Luật Thương mại 2005, thuật ngữ “logistics” được sử dụng thay thế cho “dịch vụ giao nhận” trước kia cùng với đó là sự ra đời của các nghị định, quyết định, thông tư liên quan đến lĩnh vực này. Ngày 29/10/2009 Chính phủ ban hành nghị định 87/2009/NĐ-CP về vận tải đa phương thức và sau đó nghị định 89/2011/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều mục của nghị định 87/2009/NĐ-CP. Về dịch vụ vận tải hàng hải, Chính phủ ban hành khá nhiều các bộ luật, nghị định và Quyết định, thông tư có liên quan. Cụ thể, Bộ luật Hàng hải 2005, Bộ luật Hàng hải 2015 mới có hiệu lực ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: