Danh mục

Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam

Số trang: 13      Loại file: pdf      Dung lượng: 402.45 KB      Lượt xem: 15      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (13 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết trao đổi về tình hình hoạt động của một số ngân hàng số hiện nay và thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy xu thế này phát triển trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM ThS Phạm Thị Quỳnh Nga* TÓM TẮT Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 và quá trình chuyển đổi số đang đặt ra những cơ hội và thách thức đối với các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực ngân hàng. Quá trình chuyển đổi số được kỳ vọng sẽ thay đổi tư duy và cách thức quản lý hướng đến mô hình kinh doanh tinh gọn, hiện đại và thông minh hơn. Chuyển đổi thành ngân hàng số đang là xu hướng tất yếu và là hướng phát triển bền vững cho các ngân hàng thương mại Việt Nam dưới áp lực cạnh tranh và “làn sóng” số hóa ngân hàng trên toàn thế giới. Tuy nhiên, thực tiễn triển khai hoạt động chuyển đổi số của các ngân hàng thương mại ở Việt Nam phải đối diện với nhiều thách thức, trong đó đặc biệt là vấn đề bảo mật, kiểm soát rủi ro, bảo vệ thông tin khách hàng. Bài viết trao đổi về tình hình hoạt động của một số ngân hàng số hiện nay và thực trạng phát triển ngân hàng số tại Việt Nam, từ đó kiến nghị một số giải pháp nhằm thúc đẩy xu thế này phát triển trong thời gian tới. Từ khóa: Ngân hàng số, chuyển đổi ngân hàng số. 1. GIỚI THIỆU Digital Banking hay ngân hàng số là ngân hàng có thể thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng bằng hình thức trực tuyến thông qua internet. Giao dịch của ngân hàng số khách hàng không phải đến hội sở, chi nhánh hay phòng giao dịch ngân hàng, hoặc điểm đặt ATM, sử dụng POS, giảm thiểu đến mức tối đa những thủ tục giấy tờ liên quan gây tốn kém chi phí, thời gian và ô nhiễm môi trường; mất diện tích văn phòng để lưu trữ chứng từ giấy. Đồng thời tính năng của ngân hàng số có thể thực hiện mọi lúc mọi nơi không phụ vào thời gian không gian nên khách hàng hoàn toàn chủ động. Theo Moeckel (2013), ngân hàng số hướng đến việc nâng cao tiêu chuẩn của các dịch vụ ngân hàng trực tuyến và ngân hàng di động bằng cách tích hợp các công nghệ số như các công cụ phân tích, tương tác qua mạng xã hội, các giải pháp thanh toán đổi mới, công nghệ di động và tập trung vào trải nghiệm của người sử dụng. Theo Gaurav Sarma (2017), ngân hàng số (Digital Banking) là một hình thức ngân hàng số hóa tất cả những hoạt động, dịch vụ ngân hàng truyền thống và về cơ bản phải tận dụng được các công nghệ để cung cấp các sản phẩm ngân hàng. Theo Nguyễn Thu Thủy, Nguyễn Thị Hà Thanh, Lê Thành Khoa TC-NH, Trường Đại học Tài chính – Marketing. * 208 - Tuyên (2020), ngân hàng số được hiểu là mô hình ngân hàng dựa trên nền tảng số hóa tích hợp tất cả các hoạt động và dịch vụ ngân hàng truyền thống, nhằm đảm bảo sự liền mạch trong mọi hoạt động của ngân hàng như: Chuyển khoản/giao dịch, kết nối và tư vấn cho khách hàng, đảm bảo tối đa tiện ích. Trong khi đó, ngân hàng và các nhà nghiên cứu đều khẳng định, ngân hàng số là ngân hàng có thể giúp khách hàng thực hiện hầu hết các giao dịch ngân hàng truyền thống bằng hình thức trực tuyến thông qua kết nối internet. Tất cả các giao dịch ngân hàng sẽ gói gọn trên website hoặc thiết bị di động. Nói cách khác, tất cả những gì khách hàng có thể thực hiện ở các chi nhánh ngân hàng truyền thống được số hóa và tích hợp vào một ứng dụng ngân hàng số duy nhất, và thông qua ứng dụng này khách hàng không cần phải đến chi nhánh ngân hàng mà vẫn có thể thực hiện được tất cả các giao dịch, đồng thời các hoạt động của ngân hàng như quản lý rủi ro, nguồn vốn, phát triển sản phẩm, marketing, quản lý bán hàng,… cũng được số hóa. Có thể thấy, điểm chung của các quan niệm về ngân hàng số đều xoay quanh việc nâng cao trải nghiệm của khách hàng vì thực tế cuộc cách mạng số không đơn thuần chỉ là chuyển đổi dữ liệu thành dạng số mà còn đòi hỏi những hiểu biết sâu sắc về khách hàng, gắn kết với họ trong lúc mọi nơi. Digital Banking là đòi hỏi cao về công nghệ bao gồm sự đổi mới trong dịch vụ tài chính cho khách hàng xung quanh các chiến lược về ứng dụng kỹ thuật số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI), thanh toán, RegTech, dữ liệu lớn, công nghệ̣ chuỗi khối (blockchain), API, kênh phân phối và công nghệ (American banker, 2018). Việc phát triển ngân hàng số giúp các ngân hàng tiết kiệm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao tính tuân thủ và minh bạch trong hoạt động kinh doanh.    2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGÂN HÀNG SỐ TẠI VIỆT NAM 2.1. Tiềm năng phát triển ngân hàng số   Ở Việt Nam, ngành ngân hàng được xác định là một trong những ngành chú trọng ứng dụng công nghệ tiên tiến. Các dịch vụ, ứng dụng mới trong ngành này được đưa ra dựa trên nền tảng công nghệ. Trong bối cảnh kinh tế số phát triển, lĩnh vực ngân hàng số tại Việt Nam trở thành định hướng tập trung nhằm tạo ra các dịch vụ mới và xây dựng nên lợi thế cạnh tranh của các ngân hàng. Trong những năm gần đây, thanh toán điện tử được đẩy mạnh, tạo nên làn sóng thúc đẩy phát triển mảng ngân hàng số tại Việt Nam. Theo Ngân hàng Nhà nước, tính đến cuối tháng 12/2018, hệ thống thanh toán điện tử liên ngân hàng đã xử lý 137,594 giao dịch, với giá trị 73 triệu tỷ đồng, gấp 13 lần GDP. Tính đến cuối năm 2020, đã có 77 tổ chức triển khai dịch vụ thanh toán qua Internet và 45 tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán qua điện thoại di động; Số lượng giao dịch thanh toán qua Internet đạt gần 374 triệu giao dịch với giá trị đạt hơn 22,4 triệu tỷ đồng; số lượng giao dịch thanh toán qua điện thoại di động đạt - 209 gần 918,8 triệu giao dịch với giá trị đạt gần 9,6 triệu tỷ đồng. Theo số liệu của World Bank, số lượng ATM và chi nhánh ngân hàng trên mỗi 100 nghìn người trưởng thành ở Việt Nam lần lượt ở mức 24.3 và 3.4, còn thấp hơn so với các quốc gia tương tự. Trong khi đó, hạ tầng số (liên quan đến việc sử dụng internet và di động) của Việt Nam lại có mức độ phát triển khá cao, với số lượng người dùng internet và điện thoại di động năm 2018 đạt l ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: