Danh mục

Thực trạng sử dụng thiết bị điện tử của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở thành phố Hồ Chí Minh

Số trang: 15      Loại file: pdf      Dung lượng: 3.88 MB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nghiên cứu mức độ phổ biến của việc sử dụng các thiết bị điện tử (TBĐT) của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK), độ tuổi phổ biến mà trẻ sử dụng nhiều, số thời gian sử dụng trong ngày, các yếu tố ảnh hưởng từ gia đình đối với việc sử dụng TBĐT ở trẻ có RLPTK, nhận thức của phụ huynh về ảnh hưởng của việc sử dụng TBĐT ở trẻ có RLPTK.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng sử dụng thiết bị điện tử của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở thành phố Hồ Chí Minh THỰC TRẠNG SỬ DỤNG THIẾT BỊ ĐIỆN TỬ CỦA TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ Ở THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Phan Thiệu Xuân Giang1, Đoàn Thế Dũng2* Tóm tắt Mục tiêu: Nghiên cứu mức độ phổ biến của việc sử dụng các thiết bị điện tử (TBĐT) của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ (RLPTK), độ tuổi phổ biến mà trẻ sử dụng nhiều, số thời gian sử dụng trong ngày, các yếu tố ảnh hưởng từ gia đình đối với việc sử dụng TBĐT ở trẻ có RLPTK, nhận thức của phụ huynh về ảnh hưởng của việc sử dụng TBĐT ở trẻ có RLPTK. Phương pháp: Sử dụng phiếu khảo sát và phỏng vấn 158 phụ huynh của trẻ từ 1 đến 13 tuổi được chẩn đoán RLPTK tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM) từ tháng 9 năm 2018 đến tháng 8 năm 2019. Kết quả: 100% trẻ có RLPTK đều sử dụng TBĐT, trong đó: 71% tivi và 58.2% điện thoại di động. Trẻ xem/chơi nhiều chương trình video ca nhạc (47.5%), phim hoạt hình (41.8%), chương trình về hình dạng, màu sắc (39.9%) và chương trình về chữ cái, số (39.2%). Độ tuổi trẻ bắt đầu sử dụng TBĐT từ 6 tháng đến dưới 2 tuổi chiếm đến 76.6%. Thời gian trẻ sử dụng trên 2 giờ mỗi ngày là 45.5%, trong đó tỷ lệ trên 5 giờ mỗi ngày khá cao (9.5%). 70.9% trẻ chơi một mình không tương tác với phụ huynh. Lý do phụ huynh cho trẻ sử dụng TBĐT là nhằm tạo hứng thú cho trẻ để trẻ thực hiện việc khác như vừa chơi vừa ăn (54.4%) hoặc có thời gian để phụ huynh làm việc khác (49.4%). 27.8% phụ huynh ngưng hoàn toàn và 66.5% phụ huynh giảm dần số giờ sử dụng TBĐT của trẻ trong ngày. Từ khoá: rối loạn phổ tự kỷ, sử dụng thiết bị điện tử, giao tiếp và tương tác xã hội 1 Phòng Khám Đa Khoa Quốc Tế CMI. 2 Trung Tâm Đào Tạo & Can Thiệp Tâm Lý – Âm Ngữ Phát Triển Tiềm Năng. Liên hệ Email: drgiangphan@gmail.com 834 AUTUAL SITUATION OF ELECTRONIC DEVICE USAGE OF CHILDREN WITH AUTISM SPECTRUM DISORDER IN HO CHI MINH CITY Abstract Objective: To study the prevalence of electronic devices used among children with autism spectrum disorder (ASD), common ages at which children use a lot, number of usage hours per day, influencing factors from family on the electronic device usage in children with ASD, parents’ understanding of the influence of using electronic devices in children with ASD. Method: Using questionnaires and interviewing 158 parents of children aged 1 to 13 years diagnosed as ASD in Ho Chi Minh City (HCMC) from September 2018 to August 2019. Results: 100% of children with ASD use electronic devices, of which: 71% of televisions and 58.2% of mobile phones. Children watch/play a variety of music video programs (47.5%), cartoons (41.8%), shape and color programs (39.9%), and letter and number programs (39.2%). The age of children starting to use electronic devices from 6 months to under 2 years accounts for 76.6%. The time children use more than 2 hours per day is 45.5%, of which the rate of more than 5 hours per day is quite high (9.5%). 70.9% of children play alone and do not interact with their parents. The reason why parents let their children use the devices is to create excitement for children to do other things such as playing while eating (54.4%) or to have time for parents to do other things (49.4%). 27.8% of the parents stop completely and 66.5% of parents gradually reduce the number of hours the children can play with electronic devices in a day. Keywords: autism spectrum disorder, electronic device usage, social communication and interaction 835 I. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay số lượng trẻ RLPTK ngày càng tăng cao, theo số liệu thống kê của CDC (2020) tỉ lệ lưu hành là 1/59 trẻ vào năm 2014, đến năm 2016 là 1/54 trẻ và tỷ lệ lưu hành chung trong dân số là 1/100 (APA, 2013). Ở Việt Nam tuy chưa có nghiên cứu dịch tễ học chính thức nhưng qua quan sát lâm sàng chúng tôi nhận thấy số lượng trẻ có RLPTK gia tăng một cách có ý nghĩa trong những năm gần đây, có thể bởi vì hiểu biết của phụ huynh tăng lên và các thông tin ngày càng rộng rãi bên cạnh đó chẩn đoán ngày càng sớm và chính xác. Thực tiễn làm việc tại phòng khám, chúng tôi nhận thấy rằng số lượng trẻ có RLPTK ngày càng tăng, hầu hết các trẻ đều sử dụng TBĐT hàng ngày và theo ghi nhận, việc sử dụng TBĐT thường xuyên có ảnh hưởng đến sự phát triển về giao tiếp và tương tác xã hội của trẻ. Tuy nhiên ở TP.HCM nói riêng và Việt Nam nói chung chưa có nghiên cứu nào đánh giá các vấn đề này. Từ đó, chúng tôi muốn thực hiện một khảo sát về “Thực trạng sử dụng thiết bị điện tử của trẻ có rối loạn phổ tự kỷ ở Thành phố Hồ Chí Minh” để nghiên cứu về mức phổ biến của việc sử dụng các TBĐT ở trẻ có RLPTK, độ tuổi mà trẻ sử dụng nhiều, số thời gian sử dụng trong ngày, các yếu tố ảnh hưởng từ gia đình đối với việc sử dụng TBĐT ở trẻ có RLPTK, nhận thức của phụ huynh về ảnh hưởng của việc sử dụng thiết bị điện tử ở trẻ có RLPTK. II. ĐỐI T ...

Tài liệu được xem nhiều: