Danh mục

Thực trạng sự vận hành của các thành tố mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật trong trường mầm non hòa nhập

Số trang: 12      Loại file: pdf      Dung lượng: 201.94 KB      Lượt xem: 30      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 2,000 VND Tải xuống file đầy đủ (12 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đưa ra một số kết quả nghiên cứu về mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật (TKT) với các thành tố có mối quan hệ tương hỗ và ý nghĩa quan trọng đối với đảm bảo chất lượng của giáo dục hòa nhập trong trường mầm non hòa nhập. Trên cơ sở kết quả phân tích thực trạng của sự vận hành của các thành tố mô hình hỗ trợ trong trường mầm non hòa nhập, bài viết đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sự vận hành các thành tố của mô hình đối với các trường mầm non hòa nhập.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng sự vận hành của các thành tố mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật trong trường mầm non hòa nhậpJOURNAL OF SCIENCE OF HNUEEducational Sci., 2017, Vol. 62, Iss. 4, pp. 132-143This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vnDOI: 10.18173/2354-1075.2017-0065THỰC TRẠNG SỰ VẬN HÀNH CỦA CÁC THÀNH TỐ MÔ HÌNH HỖ TRỢTRẺ KHUYẾT TẬT TRONG TRƯỜNG MẦM NON HÒA NHẬPLê Thị Thúy HằngKhoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Cao đẳng Sư phạm Trung ươngTóm tắt. Bài viết đưa ra một số kết quả nghiên cứu về mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật (TKT)với các thành tố có mối quan hệ tương hỗ và ý nghĩa quan trọng đối với đảm bảo chất lượngcủa giáo dục hòa nhập trong trường mầm non hòa nhập. Trên cơ sở kết quả phân tích thựctrạng của sự vận hành của các thành tố mô hình hỗ trợ trong trường mầm non hòa nhập, bàiviết đề xuất khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả sự vận hành các thành tố của mô hìnhđối với các trường mầm non hòa nhập.Từ khóa: Hòa nhập, hỗ trợ, mô hình, trẻ khuyết tật, trường mầm non.1.Mở đầuTrong sự phát triển của giáo dục đặc biệt, trẻ có nhu cầu đặc biệt ngày càng mở rộng khôngchỉ còn giới hạn ở nhóm trẻ khuyết tật mà còn được mở rộng ra với các nhóm đối tượng khác cóliên quan bởi những ảnh hưởng từ tác động kinh tế, xã hội, văn hóa, tín ngưỡng. . . [1]. Trườnghọc hòa nhập không chỉ là khái niệm mang tính biểu trưng cho mối quan hệ về cơ hội được hòanhập của trẻ có nhu cầu đặc biệt mà được hiểu với ý nghĩa đó là trường học với những đặc điểmđa dạng của người học [2]. Theo đó, các trường học cần thay đổi để có thể cung cấp một chươngtrình mang tính toàn diện, thích ứng và đáp ứng được sự chuyển dịch, giao thoa trong mối quan hệliên văn hóa, trải nghiệm và năng lực của mọi học sinh trong lớp học [3].Kết quả nghiên cứu về sự chuyển dịch vai trò của giáo viên giáo dục đặc biệt được thực hiệnbởi New South Weles Department of Education and Communities (DEC), đã chỉ ra rằng có sự thayđổi đặc điểm trường học ảnh hưởng đến sự chuyển dịch về mô hình hỗ trợ. Từ mô hình đặt trọngtâm vào hỗ trợ cho các nhóm trẻ có nhu cầu đặc biệt, đến nay, mô hình được chuyển dịch theohướng đặt trọng tâm vào tăng cường năng lực hỗ trợ của nhóm giáo viên hỗ trợ để đảm bảo giáoviên hỗ trợ có đủ kiến thức và phương pháp sư phạm để lập kế hoạch, ra quyết định cũng như phốihợp trong hỗ trợ trẻ trong trường học về các khía cạnh học tập, hành vi và cảm thấy gắn kết hạnhphúc trong môi trường trường học [4]. Theo đó, xu thế hỗ trợ giáo dục đặc biệt cũng đã chuyểndịch từ hỗ trợ tại các cơ sở giáo dục chuyên biệt dần chuyển dịch sang trung tâm hỗ trợ giáo dụchòa nhập và hỗ trợ trực tiếp tại trường học, với mục đích là để đảm bảo mọi trẻ em được hỗ trợ kịpthời và hiệu quả [5].Các nước như Mỹ, Úc, Canada, Anh, Hồng Kông,. . . đã phát triển hình thức hỗ trợ TKTkhá đa dạng, với mục đích phát triển kĩ năng đặc thù của TKT. Hoạt động hỗ trợ được thực hiệnNgày nhận bài: 10/2/2017. Ngày nhận đăng: 10/5/2017.Liên hệ: Lê Thị Thúy Hằng, e-mail: thuyhang213@yahoo.com132Thực trạng sự vận hành của các thành tố mô hình hỗ trợ trẻ khuyết tật trong trường mầm non hòa nhậpdưới các hình thức của nhóm đa chức năng, nhóm liên chức năng và nhóm chuyển giao chức năngtheo phương thức hỗ trợ tại các môi trường ngoài trường học và hỗ trợ ở trong trường học để TKTđược học các kĩ năng cần thiết cho sự sẵn sàng tham gia lớp học hòa nhập [6, 7].Ở Việt Nam, các nghiên cứu của Nguyen Xuan Hai and EDA Yusuke về quản lí hệ thốngchuyên môn hỗ trợ GDHN, đề cập đến phương thức quản lí hệ thống hỗ trợ GDHN từ cấp Bộ đếncấp nhà trường [8] và của Lê Thị Thúy Hằng về mô hình hỗ trợ hòa nhập, với nội dung nghiên cứutập trung vào hoạt động của Trung tâm hỗ trợ phát triển giáo dục hòa nhập [9]. Có thể thấy, cácnghiên cứu về hỗ trợ TKT ở nước ta mới chỉ tập trung vào hình thức hỗ trợ ngoài trường học (dựavào Trung tâm hỗ trợ) mà chưa đề cập đến, cũng như chưa làm rõ được phương thức hỗ trợ TKT ởtrong các nhà trường.Kết quả công bố của Tổ chức phát triển và hợp tác kinh tế (OECD) nhấn mạnh sự công bằngtrong sự hòa nhập của nhóm, trong đó mỗi cá nhân sẽ đạt được những kĩ năng cơ bản nhất từ sựhòa nhập với các thành viên trong nhóm [10], Caroline Moore công bố kết quả cho thấy: Trẻ cónhu cầu đặc biệt học trong lớp học hòa nhập sẽ học tập kiến thức và kĩ năng xã hội tốt hơn nhữngtrẻ được học trong những cơ sở giáo dục chuyên biệt nếu nhận được hỗ trợ phù hợp [11, 12].Từ kết quả nghiên cứu về hỗ trợ TKT cũng như hiệu quả giáo dục TKT trong giáo dục hòanhập của các tác giả nước ngoài và trong nước ở trên, chúng tôi cho rằng phát triển mô hình hỗ trợtrẻ khuyết tật học hòa nhập trong các nhà trường hòa nhập chính là giải pháp đảm bảo chất lượngvà điều kiện sẵn sằng học hòa nhập của TKT.Bài viết tập trung phân tích thực trạng sự vận hành của các thành tố mô hình hỗ trợ ở trongcác nhà trường mầm non hòa nhập. Trên cơ sở chỉ ra tính hiệu quả và chưa hiệu quả của từng thànhtố và nội dung của từng thành tố, bài ...

Tài liệu được xem nhiều: