Thực trạng thị trường nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam và khuyến nghị
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 440.07 KB
Lượt xem: 20
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Thực trạng thị trường nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam và khuyến nghị tổng hợp các nội dung liên quan đến thuế suất thuế xuất khẩu xăng dầu tại các Hiệp định và chính sách hỗ trợ của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022, từ đó đưa ra các khuyến nghị để bình ổn thị trường xăng dầu Việt Nam trong thời gian tới.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng thị trường nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam và khuyến nghị THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 283 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ Nguyễn Thị Diệu Hoa - Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính Mạc Thị Ngọc Diệp - Trường Đại học Ngoại thương Nguyễn Yến Nhi - Học viện Tài chính Email: hoantd1980@gmail.com Tóm tắt: Xăng dầu là một trong những ngành kinh tế trọng yếu và là nguyên liệu đầu vào trong sản xuất, dịch vụ, vận tải ở Việt Nam, và chiếm tỷ trọng số thu lớn trong Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trong bối cảnh quốc tế, trước tình hình căng thẳng leo thang giữa Nga - Ukraina từ năm 2021, giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao, gây tác động mạnh đến thị trường nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam. Bài viết tổng hợp các nội dung liên quan đến thuế suất thuế xuất khẩu xăng dầu tại các Hiệp định và chính sách hỗ trợ của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022, từ đó đưa ra các khuyến nghị để bình ổn thị trường xăng dầu Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Chính sách hỗ trợ ngành xăng dầu, Nhập khẩu xăng dầu, Xăng dầu THE SITUATION OF VIETNAM’S PETROLEUM IMPORT MARKET AND RECOMMENDATION Abstract: Petroleum is one of the key sectors of economy and is an input material in production, services and transportation in Vietnam, and accounts for a large proportion of revenue of the country’s budget. However, in the international context with the escalating tension between Russia and Ukraine from 2021, the world petroleum price continuously increased, causing a strong impact on the petroleum import market in Vietnam. The article summarizes the contents related to the petroleum export tax rate in the Agreements and supporting policies of Vietnam in the period between 2017 and 2022, thereby making recommendations to stabilize the petroleum marke of Vietnam in the near future. Keywords: Policies to support petroleum industry, Petroleum import, Petrol Giới thiệu: Xăng dầu là một loại hàng hóa đặc biệt, có vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực như sản xuất, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và đời sống xã 284 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 hội. Đây là mặt hàng đặc biệt luôn được Nhà nước điều tiết cung cầu bằng các chính sách kinh tế. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do trong đó có điều khoản về cắt giảm thuế nhập khẩu xăng dầu, đặc biệt là với các đối tác chính như ASEAN, Hàn Quốc và Trung Quốc, làm giảm nguồn thu Ngân sách Nhà nước. Vào đầu mỗi năm, Bộ Tài chính dự báo số thu Ngân sách nhà nước, trình Quốc Hội để phân bổ số thu cho các Hải quan địa phương. Trong cơ cấu số thu Ngân sách Nhà nước thì thuế nhập khẩu xăng dầu nhập khẩu chiếm phần lớn. Bên cạnh đó, tình hình nhập khẩu xăng dầu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như chế độ chính sách, biến động chính trị, xã hội trong nước và toàn thế giới. Do vậy cần phải đánh giá thực trạng tình hình nhập khẩu xăng dầu theo các FTA và chính sách của Nhà nước để đưa ra kiến nghị nhằm quản lý hiệu quả tình hình nhập khẩu xăng dầu, đảm bảo số thu Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện cam kết FTA và những biến đổi trong bối cảnh kinh tế thế giới. Từ cuối năm 2021, đặc biệt kể từ khi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraine xẩy ra (bắt đầu từ tháng 2 năm 2022), thị trường xăng dầu thế giới có diễn biến phức tạp, nguồn cung khan hiếm, giá liên tục tăng cao (giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 10 tháng đầu năm 2022 đã tăng 57-85% so với cùng kỳ năm 2021). Tuy nhiên, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 năm 2022, giá xăng dầu có xu hướng giảm liên lục. Từ đầu tháng 10 đến nay, giá thành phẩm xăng dầu thế giới lại có xu hướng tăng trở lại do quyết định giảm sản lượng khai thác dầu của Opec+ và hiện nay tiếp tục có diễn biến phức tạp. Trong khuôn khổ nghiên cứu của bài viết này, phạm vi nghiên cứu là giai đoạn 2018- 2022 là giai đoạn ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình nhập khẩu xăng dầu, tác giả đã đưa ra các vấn đề tổng quan về tình hình nhập khẩu xăng dầu, các hiệp định thương mại, đồng thời phân tích sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu xăng dầu trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2022 khi thực hiện các FTA, đồng thời đưa ra những kiến nghị cho sự phát triển của ngành xăng dầu trong tương lai. I. Tổng quan về các Hiệp định và quy định về thuế nhập khẩu liên quan đến xăng dầu tại Việt Nam 1. Tổng quan về các Hiệp định Hiệp định thương mại tự do (FTA) là Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do, các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu đang trong lộ trình giảm dần. Giai đoạn 2017-2022 là giai đoạn mà mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu được giảm mạnh, do việc đàm phán ký kết của từng Hiệp định tại các thời điểm khác nhau nên có các mức cam kết cắt giảm thuế suất khác nhau và vào các thời điểm khác nhau tùy theo từng Hiệp định. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do: Hiệp định trong nội khối ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), ASEAN- THE 4TH INTERNATIONAL CON ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng thị trường nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam và khuyến nghị THE 4TH INTERNATIONAL CONFERENCE PROCEEDINGS COMMERCE AND DISTRIBUTION 283 THỰC TRẠNG THỊ TRƯỜNG NHẬP KHẨU XĂNG DẦU Ở VIỆT NAM VÀ KHUYẾN NGHỊ Nguyễn Thị Diệu Hoa - Tổng cục Hải quan, Bộ Tài chính Mạc Thị Ngọc Diệp - Trường Đại học Ngoại thương Nguyễn Yến Nhi - Học viện Tài chính Email: hoantd1980@gmail.com Tóm tắt: Xăng dầu là một trong những ngành kinh tế trọng yếu và là nguyên liệu đầu vào trong sản xuất, dịch vụ, vận tải ở Việt Nam, và chiếm tỷ trọng số thu lớn trong Ngân sách Nhà nước. Tuy nhiên trong bối cảnh quốc tế, trước tình hình căng thẳng leo thang giữa Nga - Ukraina từ năm 2021, giá xăng dầu thế giới liên tục tăng cao, gây tác động mạnh đến thị trường nhập khẩu xăng dầu ở Việt Nam. Bài viết tổng hợp các nội dung liên quan đến thuế suất thuế xuất khẩu xăng dầu tại các Hiệp định và chính sách hỗ trợ của Việt Nam trong giai đoạn 2017-2022, từ đó đưa ra các khuyến nghị để bình ổn thị trường xăng dầu Việt Nam trong thời gian tới. Từ khóa: Chính sách hỗ trợ ngành xăng dầu, Nhập khẩu xăng dầu, Xăng dầu THE SITUATION OF VIETNAM’S PETROLEUM IMPORT MARKET AND RECOMMENDATION Abstract: Petroleum is one of the key sectors of economy and is an input material in production, services and transportation in Vietnam, and accounts for a large proportion of revenue of the country’s budget. However, in the international context with the escalating tension between Russia and Ukraine from 2021, the world petroleum price continuously increased, causing a strong impact on the petroleum import market in Vietnam. The article summarizes the contents related to the petroleum export tax rate in the Agreements and supporting policies of Vietnam in the period between 2017 and 2022, thereby making recommendations to stabilize the petroleum marke of Vietnam in the near future. Keywords: Policies to support petroleum industry, Petroleum import, Petrol Giới thiệu: Xăng dầu là một loại hàng hóa đặc biệt, có vai trò quan trọng trong hầu hết các lĩnh vực như sản xuất, giao thông vận tải, thương mại, dịch vụ và đời sống xã 284 KỶ YẾU HỘI THẢO QUỐC TẾ “THƯƠNG MẠI VÀ PHÂN PHỐI” LẦN THỨ 4 NĂM 2023 hội. Đây là mặt hàng đặc biệt luôn được Nhà nước điều tiết cung cầu bằng các chính sách kinh tế. Trong những năm gần đây, Việt Nam đã ký nhiều Hiệp định thương mại tự do trong đó có điều khoản về cắt giảm thuế nhập khẩu xăng dầu, đặc biệt là với các đối tác chính như ASEAN, Hàn Quốc và Trung Quốc, làm giảm nguồn thu Ngân sách Nhà nước. Vào đầu mỗi năm, Bộ Tài chính dự báo số thu Ngân sách nhà nước, trình Quốc Hội để phân bổ số thu cho các Hải quan địa phương. Trong cơ cấu số thu Ngân sách Nhà nước thì thuế nhập khẩu xăng dầu nhập khẩu chiếm phần lớn. Bên cạnh đó, tình hình nhập khẩu xăng dầu bị ảnh hưởng bởi rất nhiều yếu tố như chế độ chính sách, biến động chính trị, xã hội trong nước và toàn thế giới. Do vậy cần phải đánh giá thực trạng tình hình nhập khẩu xăng dầu theo các FTA và chính sách của Nhà nước để đưa ra kiến nghị nhằm quản lý hiệu quả tình hình nhập khẩu xăng dầu, đảm bảo số thu Ngân sách Nhà nước, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện cam kết FTA và những biến đổi trong bối cảnh kinh tế thế giới. Từ cuối năm 2021, đặc biệt kể từ khi cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ucraine xẩy ra (bắt đầu từ tháng 2 năm 2022), thị trường xăng dầu thế giới có diễn biến phức tạp, nguồn cung khan hiếm, giá liên tục tăng cao (giá xăng dầu thành phẩm thế giới bình quân 10 tháng đầu năm 2022 đã tăng 57-85% so với cùng kỳ năm 2021). Tuy nhiên, từ cuối tháng 6 đến cuối tháng 9 năm 2022, giá xăng dầu có xu hướng giảm liên lục. Từ đầu tháng 10 đến nay, giá thành phẩm xăng dầu thế giới lại có xu hướng tăng trở lại do quyết định giảm sản lượng khai thác dầu của Opec+ và hiện nay tiếp tục có diễn biến phức tạp. Trong khuôn khổ nghiên cứu của bài viết này, phạm vi nghiên cứu là giai đoạn 2018- 2022 là giai đoạn ảnh hưởng sâu sắc đến tình hình nhập khẩu xăng dầu, tác giả đã đưa ra các vấn đề tổng quan về tình hình nhập khẩu xăng dầu, các hiệp định thương mại, đồng thời phân tích sự chuyển dịch thị trường nhập khẩu xăng dầu trong thời gian từ năm 2017 đến năm 2022 khi thực hiện các FTA, đồng thời đưa ra những kiến nghị cho sự phát triển của ngành xăng dầu trong tương lai. I. Tổng quan về các Hiệp định và quy định về thuế nhập khẩu liên quan đến xăng dầu tại Việt Nam 1. Tổng quan về các Hiệp định Hiệp định thương mại tự do (FTA) là Hiệp ước thương mại giữa hai hoặc nhiều quốc gia. Theo đó, các nước sẽ tiến hành theo lộ trình việc cắt giảm và xóa bỏ hàng rào thuế quan và phi thuế quan nhằm tiến tới việc thành lập một khu vực mậu dịch tự do. Theo cam kết tại các Hiệp định thương mại tự do, các mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với mặt hàng xăng dầu đang trong lộ trình giảm dần. Giai đoạn 2017-2022 là giai đoạn mà mức thuế suất thuế nhập khẩu ưu đãi đặc biệt đối với các mặt hàng xăng dầu được giảm mạnh, do việc đàm phán ký kết của từng Hiệp định tại các thời điểm khác nhau nên có các mức cam kết cắt giảm thuế suất khác nhau và vào các thời điểm khác nhau tùy theo từng Hiệp định. Từ năm 1986 đến nay, Việt Nam đã tham gia ký kết 13 Hiệp định thương mại tự do: Hiệp định trong nội khối ASEAN (ATIGA), ASEAN - Trung Quốc (ACFTA), ASEAN - Hàn Quốc (AKFTA), ASEAN - Nhật Bản (AJCEP), Việt Nam - Nhật Bản (VJEPA), ASEAN- THE 4TH INTERNATIONAL CON ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Chính sách hỗ trợ ngành xăng dầu Nhập khẩu xăng dầu Thị trường nhập khẩu xăng dầu Ngân sách nhà nước Hiệp định thương mại tự doGợi ý tài liệu liên quan:
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
51 trang 246 0 0
-
5 trang 228 0 0
-
17 trang 216 0 0
-
200 trang 157 0 0
-
Tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công và những vấn đề đặt ra
4 trang 124 0 0 -
Hướng dẫn quản lý, sử dụng chi phí quản lý dự án đầu tư của các dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước
32 trang 122 0 0 -
Báo cáo tiểu luận công nghệ môi trường: Thuế ô nhiễm
18 trang 122 0 0 -
Quyết định số 23/2012/QĐ-UBND
4 trang 120 0 0 -
Một số vấn đề đổi mới quản lý ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
5 trang 111 0 0