Danh mục

Thực trạng tình hình của các doanh nghiệp

Số trang: 14      Loại file: doc      Dung lượng: 128.50 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Thu Hiền

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (14 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng và doanh nghiệp đầu năm 2000 đã tập trung thảoluận và kiến nghị các giải pháp về cải cách hành chính, đổi mới doanh nghiệp Nhànước, triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu và một số cơchế chính sách khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp v.v...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng tình hình của các doanh nghiệp THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CỦA CÁC DOANH NGHIỆP VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ* Đoàn Duy Thành **Cuộc gặp mặt giữa Thủ tướng và doanh nghiệp đầu năm 2000 đã tập trung thảoluận và kiến nghị các giải pháp về cải cách hành chính, đổi mới doanh nghiệp Nhànước, triển khai thực hiện Luật Doanh nghiệp, đẩy mạnh xuất khẩu và một số cơchế chính sách khác có liên quan đến hoạt động của doanh nghiệp v.v... Sau mộtnăm thực hiện, nhiều kiến nghị của doanh nghiệp đã được giải quyết về cơ bản,nhất là việc triển khai nhanh chóng Luật Doanh nghiệp, đã đạt những kết quả rấtđáng khích lệ. Theo kết quả điều tra của Phòng Thương mại và Công nghiệp ViệtNam đầu năm 2001 cho thấy : 82% kiến nghị của doanh nghiệp gửi các cơ quanchính phủ đã được giải quyết, trong đó 88% doanh nghiệp thỏa mãn hoặc thỏa mãnmột phần cách giải quyết của Chính phủ. Đây là sự chuyển biến tích cực vì các consố tương ứng trong năm 1998, 1999 chỉ là 40% và 60%.Chính phủ đã quan tâm hỗ trợ doanh nghiệp thông qua 6 nhóm giải pháp phát triểnkinh tế - xã hội trong năm 2001 mà Thủ tướng, Phó thủ tướng trình bày tại kỳ họpthứ 8, thứ 9 Quốc hội khóa X ; đặc biệt việc tiếp tục thi hành nghiêm Luật Doanhnghiệp, sửa đổi một số điều của Luật Đất đai, ban hành Luật Hải quan, bổ sungNghị định về khuyến khích đầu tư trong nước, Nghị định 57/CP về xuất nhập khẩu,chuẩn bị ban hành Nghị định về doanh nghiệp nhỏ và vừa ; các biện pháp khuyếnkhích mạnh mẽ xuất khẩu, đổi mới cơ chế tín dụng cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanhnghiệp tích cực hội nhập quốc tế, sắp xếp và đổi mới doanh nghiệp nhà nước v.v...Thủ tướng đã trực tiếp chỉ đạo nắm tình hình công tác thanh tra kiểm tra doanhnghiệp, cải cách thủ tục hành chính và thành lập các tổ công tác để giải quyết dứtđiểm một số khiếu nại nổi cộm của doanh nghiệp năm 2001. Sự quan tâm của Thủtướng không chỉ dừng lại ở tầm vĩ mô mà còn sâu sát tới số phận của từng doanhnghiệp. Đó chính là nguồn động viên, khích lệ lớn lao để cộng đồng doanh nghiệpthêm vững tin hơn trên con đường làm giàu cho mình và cho đất nước.Những con số và tình hình nêu trên cũng cho thấy sự chuyển biến ngày càng tích cựchơn trong quản lý vĩ mô của Chính phủ đã tạo nhiều điều kiện để hỗ trợ doanhnghiệp phát triển.Qua khảo sát, điều tra và tập hợp các ý kiến, có thể thấy một số vấn đề cơ bảnnhất về tình hình và kiến nghị của doanh nghiệp nước ta hiện nay như sau :I. Về thi hành luật doanh nghiệp và thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp.Có thể nói, Luật Doanh nghiệp được triển khai thực hiện tương đối nhanh. Nhândân và các doanh nghiệp đồng tình, ủng hộ rộng rãi bởi lẽ nó đánh thẳng vào sức ỳ,lực cản về các thủ tục hành chính, và điều quan trọng hơn là bảo đảm quyền tự do,bình đẳng cho mọi người dân trong sản xuất, kinh doanh như Hiến pháp quy định.Những kết quả cụ thể đã được Bộ Kế hoạch và Đầu tư tổng kết. Chúng tôi chỉ nêunhững kiến nghị chủ yếu của doanh nghiệp.1 - Tiếp tục đẩy mạnh thực thi Luật Doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho rađời nhiều doanh nghiệp. Ở các nước phát triển, trung bình cứ 50 người dân có mộtdoanh nghiệp ; còn ở nước ta, tỷ lệ này hiện rất thấp : 1.300 người dân/1 doanhnghiệp. Để có thể đạt được mục tiêu : GDP bình quân đạt 2.000 USD/người, trongvài năm tới chúng ta phải phát triển mạnh mẽ doanh nghiệp dân doanh, đưa tổng sốdoanh nghiệp của đất nước lên khoảng 200.000 - 300.000 để đạt tỷ lệ khoảng 280người dân/1 doanh nghiệp. Phát triển doanh nghiệp dân doanh còn đặc biệt quantrọng trong việc thực hiện các mục tiêu tạo việc làm và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.2 - Tiếp tục sửa đổi, bổ sung hoàn thiện hệ thống pháp luật, chính sách khác có liênquan đến hoạt động của doanh nghiệp một cách đồng bộ, nhất quán theo tinh thầnluật doanh nghiệp, tiến tới mục tiêu tất cả các doanh nghiệp thuộc mọi thành phầnkinh tế cùng hoạt động theo Luật Doanh nghiệp.3 - Tạo các điều kiện cần thiết cho việc thực thi Luật Doanh nghiệp đạt hiệu quảcao, như xây dựng hệ thống thông tin doanh nghiệp quốc gia, tổ chức đào tạo chodoanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp trong việc thành lập và tổ chức quản lý, banhành và thực hiện các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ, đẩy mạnh việcthực hiện Luật Khuyến khích đầu tư trong nước, phát triển hệ thống các tổ chức vàdịch vụ hỗ trợ doanh nghiệp...4 - Tiếp tục rà soát các giấy phép, nếu không hợp lý có thể bãi bỏ hoặc điều chỉnh.Để tránh tình trạng biến tướng tạo thêm những giấy phép mới, đề nghị Chính phủnghiên cứu để công bố danh mục những giấy phép cần phải duy trì, đồng thời tuyênbố xóa bỏ tất cả các giấy phép còn lại và đưa ra quy định chỉ có Chính phủ mớiđược quyền quyết định áp dụng chế độ giấy phép kinh doanh.5 - Việc thực thi Luật Doanh nghiệp nói riêng và luật pháp nói chung chỉ có thểthành công trên cơ sở phải đẩy nhanh công cuộc cải cách hành chính cả về thể chế,bộ máy và đội ngũ cán bộ, công chức nhà nước. Thời gian qua, Chính phủ đã nỗ lựctriển khai nhiệm vụ này, song kết quả chưa đạt như mong muốn, nhất là đội ngũcán bộ, công chức nhà nước chậm được đổi mới cả về năng lực trình độ phẩm chấtđạo đức, thủ tục hành chính vẫn còn nhiêu khê, phức tạp, gây rất nhiều khó khăncho doanh nghiệp.Về công tác thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp, qua báo cáo điều tra thi hành LuậtDoanh nghiệp chúng tôi thấy nổi lên một số vấn đề sau đây :Một là, tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh tra, kiểm tra quá cao, như về thuế là 88% ; vềquản lý thị trường là 48%, về lao động là 36%, về môi trường là 26%...Hai là, mật độ thanh tra, kiểm tra mặc dù có giảm đi cùng với việc thực hiện Nghịđịnh 61/CP song vẫn quá dầy. Trong 3 năm gần đây, mỗi doanh nghiệp phải tiếp14,4 lần thanh tra, kiểm tra của 7 cơ quan nhà nước khác nhau. Ví dụ : một doanhnghiệp tư nhân sản xuất bao bì tại đồng bằng sông Cửu Long, trong 3 năm qua, đãphải trải qua 170 cuộc thanh tra, kiểm tra, bình quân gần 5 lần/tháng với nội dungthanh tr ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: