Danh mục

Thực trạng tự chủ đại học tại Việt Nam hiện nay và một số giải pháp

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 262.93 KB      Lượt xem: 13      Lượt tải: 0    
Jamona

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết "Thực trạng tự chủ đại học tại Việt Nam hiện nay và một số giải pháp" trình bày thực trạng tự chủ đại học ở Việt Nam trong giai đoạn hiện nay và đưa ra một số giải pháp thúc đẩy phát triển tự chủ đại học ở Việt Nam và hội nhập quốc tế. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng tự chủ đại học tại Việt Nam hiện nay và một số giải pháp THỰC TRẠNG TỰ CHỦ ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP Đào Thị Bích Hiệp1 Trường Đại học Tài chính - Kế toán Abstract The regulations of the Law on Higher Education of Vietnam that university autonomyconsists of three main components: academic autonomy; autonomy in organization and personal;financial and property autonomy. Although university autonomy in Vietnam has been stipulatedin the law and has been amended and supplemented many times, there are still many obstacles inimplementation. The article presents the current situation of university autonomy in Vietnam inthe current period and offers some solutions to promote the development of university autonomyin Vietnam and international integration. Keywords: University autonomy, Law higher education, academic autonomy,organizational and personal autonomy, financial and property autonomy. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tự chủ đại học, tự chịu trách nhiệm của các trường đại học đã được nhắc tới từ cáchđây hai thập kỷ. Năm 2005, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình nghị sự cảicách giáo dục đại học giai đoạn 2006-2020, trong đó tự chủ cho các cơ sở giáo dục đạihọc (GDĐH) được xác định là biện pháp chính nhằm nâng cao hiệu quả và chất lượngGDĐH. Đây là vấn đề nóng đang được xã hội quan tâm với nhiều luồng ý kiến khác nhau,đặc biệt từ khi Quốc hội thông qua quyết định sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục (2005),Luật Giáo dục đại học (2012). Bắt đầu thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với một sốcơ sở giáo dục đại học công lập. Mặc dù các nhà quản lý đã khẳng định tự chủ đại học làcon đường một chiều của giáo dục đại học Việt Nam nhưng trên con đường ấy vẫn cònnhững vướng mắc cản trở quá trình tự chủ của các trường, Nhà nước và các trường đạihọc ở nước ta cần có sự thống nhất từ quan điểm tới hành động trong vấn đề này. 2. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC Theo Từ điển tiếng Việt (1992), “Tự chủ là tự điều hành, quản lý mọi công việc củamình, không bị ai chi phối.” [6] Điều lệ trường đại học, ban hành theo Quyết định số 153/2003/QĐ-TTg của Thủtướng Chính phủ đã nêu rõ: “Trường đại học được quyền tự chủ và tự chịu trách nhiệmtheo quy định của pháp luật về quy hoạch, kế hoạch phát triển nhà trường, tổ chức các hoạtđộng đào tạo, khoa học, công nghệ, tài chính, quan hệ quốc tế, tổ chức và nhân sự” [10]. Khoản 11, Điều 4, Luật Giáo dục đại học năm 2018 quy định: “Quyền tự chủ làquyền của cơ sở giáo dục đại học được tự xác định mục tiêu và lựa chọn cách thức thựchiện mục tiêu; tự quyết định và có trách nhiệm giải trình về hoạt động chuyên môn, họcthuật, tổ chức, nhân sự, tài chính, tài sản và hoạt động khác trên cơ sở quy định của phápluật và năng lực của cơ sở giáo dục đại học” [9].1 daothibichhiep@tckt.edu.vn636 Có thể thấy quyền tự chủ không có mục đích tự thân mà nó là một công cụ quản lýdo nhà nước giao cho các trường với niềm tin rằng một khi nhà trường đã được tự quyếtđịnh các vấn đề có liên quan trực tiếp đến tổ chức, tài chính, nhân sự và các hoạt độngcủa mình thì chất lượng và hiệu quả đào tạo sẽ được nâng cao, tỷ lệ thuận với uy tín vàtrách nhiệm xã hội của mỗi trường. 3. THỰC TRẠNG VỀ TỰ CHỦ ĐẠI HỌC TẠI VIỆT NAM Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số34/2018/QH14) được ban hành năm 2018 quy định quyền tự chủ của cơ sở GDĐH baogồm: Quyền tự chủ trong học thuật, quyền tự chủ trong tổ chức và nhân sự, quyền tự chủtrong tài chính và tài sản đã tạo ra những thay đổi đáng kể cho các nhà quản lý trong việcđiều hành cơ sở của mình. Mặc dù đã được luật hóa và qua nhiều lần sửa đổi, bổ sungnhưng tự chủ đại học tại Việt Nam vẫn còn tồn tại một số bất cập. Cụ thể: 3.1. Tự chủ tài chính và tài sản 3.1.1. Tự chủ tài chính Ba nguồn thu chính tại các trường đại học công lập bao gồm: ngân sách nhà nước,học phí và các nguồn thu khác (thu từ chuyển giao công nghệ, thu từ các hoạt động dịchvụ, từ hiến tặng, từ hợp tác công - tư...). Trong đó, ngân sách nhà nước là nguồn tài chínhquan trọng nhất của các cơ sở đại học công lập. Còn lại, nguồn thu chủ yếu của nhà trườngđến từ học phí, đa phần các trường chưa có hoặc có rất ít nguồn thu từ hoạt động khoa học,công nghệ và nguồn thu từ các dịch vụ khác. Hệ thống GDĐH Việt Nam đang phải đốimặt với một khó khăn cơ bản là nguồn chi từ ngân sách nhà nước rất giới hạn. Nó chỉchiếm một tỉ lệ nhỏ so với chi cho giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông. Tại buổi tọađàm trực tuyến ngày 18/10/2022, Thứ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo Hoàng Minh Sơncũng cho biết, con số chính thức mà Bộ Tài chính đưa ra năm 2020, ngân sách chi choGDĐH chưa đến 17.000 tỉ, chiếm 0,27% GDP, nhưng con số thực chi chưa được 12.000t ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: