Thực trạng và giải pháp cho hành vi gian lận trong giáo dục Việt Nam hiện nay qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực tiễn
Số trang: 9
Loại file: pdf
Dung lượng: 247.95 KB
Lượt xem: 12
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết "Thực trạng và giải pháp cho hành vi gian lận trong giáo dục Việt Nam hiện nay qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực tiễn" nhận diện các biểu hiện của sự gian lận, giả dối ở mọi cấp học, bậc học, mọi đối tượng tham gia vào quá trình giáo dục – đào tạo thông qua nghiên cứu và tổng hợp thực trạng này từ nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, từ đó đề xuất những định hướng giải quyết phù hợp. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp cho hành vi gian lận trong giáo dục Việt Nam hiện nay qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực tiễn THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HÀNH VI GIAN LẬN TRONG GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY QUA TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TS. Đặng Thị Thanh Trâm* 1 Tóm tắt: Sau 15 năm thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” cho đến nay, các hoạt động, hành vi gian lận trong giáo dục Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, để lại nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Điều này đang gióng lên sự cấp thiết của việc xây dựng nền giáo dục thực học. Bài viết nhận diện các biểu hiện của sự gian lận, giả dối ở mọi cấp học, bậc học, mọi đối tượng tham gia vào quá trình giáo dục – đào tạo thông qua nghiên cứu và tổng hợp thực trạng này từ nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, từ đó đề xuất những định hướng giải quyết phù hợp. Từ khóa: Thực trạng, giải pháp, gian lận, giả dối, giáo dục. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau sự kiện thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo những gian lận trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2005 - 2006 ở Hà Tây, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 33/2006/ CT-TTg ngày 08/9/2006 “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 3859/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2006 ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Ngày 28 tháng 12 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 6122 /BGDĐT-TĐKT “Về việc khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”. Trong 15 năm qua, đã có nhiều bài viết trên các diễn đàn, hội đàm, hội thảo, các công trình nghiên cứu khoa học chia sẻ các câu chuyện về thực trạng, quan điểm, đề xuất các giải pháp chữa “bệnh thành tích” và những tiêu cực trong giáo dục của các nhà giáo, nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân. Song các hiện tượng tiêu cực, vẫn chưa thấy có dấu hiệu giảm xuống. Tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi phác họa những tiêu cực, gian lận đang tồn tại dai dẳng trong nền giáo dục – đào tạo của Việt Nam; chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn nạn này. Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 1 Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 325 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm cơ bản “Bệnh thành tích” là việc cá nhân hoặc tập thể trong tổ chức, cơ quan, địa phương, đơn vị suy nghĩ và hành động vì động cơ, mục đích chạy theo phong trào hoặc vì vụ lợi mà bằng mọi cách, mọi giá để có được những kết quả, thành tích giả, thành tích ảo, không thực chất không phải do sự nỗ lực phấn đấu mà có để được biểu dương, khen thưởng, suy tôn, công nhận không đúng, không xứng đáng, gây ra những hậu quả không tốt, không có lợi cho hiện tại và tương lai [4]. Những biểu hiện này, theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Phú là các hoạt động, hành động, hành vi gian lận trong giáo dục, đào tạo [6]. 2.2. Thực trạng hành vi gian lận, qua tổng hợp từ các công trình nghiên cứu Năm 2017, nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và năm 2019 nhóm nghiên cứu của Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam tổ chức các cuộc tọa đàm, khảo sát với các đối tượng là học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ Sở, Phòng Giáo dục – Đào tạo, chính quyền địa phương, cán bộ cộng đồng, các chuyên gia trong và ngoài ngành giáo dục ở các địa phương Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Nghệ An, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Trị về “bệnh thành tích” trong giáo dục. Tổng hợp kết quả từ 2 công trình nghiên cứu này có thể đưa ra một phác họa những nét cơ bản về bức tranh giáo dục. Các hành vi gian lận, rất phong phú, đa dạng: có trường cố gắng làm nổi bật “thương hiệu” bằng những hoạt động như: nâng tỉ lệ học sinh khá giỏi, đẩy học sinh kém lên lớp để giảm bớt tỉ lệ lưu ban bằng cách sửa điểm, nâng điểm)… Trong các cuộc thi, nhất là thi tốt nghiệp THPT thì dùng đủ mọi biện pháp để trường mình có thứ bậc cao. Ở bậc đại học, các trường đại học tham gia kiểm định chất lượng nhưng một số trong số đó kết quả chưa thực chất. Đối với giáo viên, có biểu hiện không trung thực trong đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp mình dạy/ chủ nhiệm để được nhà trường công nhận danh hiệu thi đua bằng nhiều cách; thiếu trung thực trong báo cáo kết quả công tác của mình để được nhận danh hiệu thi đua cao hơn thực tế; hoặc họ dung túng, bao che lỗi của học sinh do sợ ảnh hưởng thi đua hàng tuần của lớp. Ở bậc cao hơn, cũng có những hiện tượng tiêu cực trong đào tạo giáo dục. Đối với cha mẹ học sinh, hiện tượng xin điểm, chạy chứng chỉ, giấy khen, giải thưởng cho con mình để có hồ sơ học tập đẹp, để có thành tích cao hơn thực lực là tương đối phổ biến. Học sinh, sinh viên quá chú trọng các kỳ thi để lấy điểm số cao mà không chú tâm tới kiến ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp cho hành vi gian lận trong giáo dục Việt Nam hiện nay qua tổng hợp các kết quả nghiên cứu thực tiễn THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP CHO HÀNH VI GIAN LẬN TRONG GIÁO DỤC VIỆT NAM HIỆN NAY QUA TỔNG HỢP CÁC KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN TS. Đặng Thị Thanh Trâm* 1 Tóm tắt: Sau 15 năm thực hiện cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục” cho đến nay, các hoạt động, hành vi gian lận trong giáo dục Việt Nam vẫn chưa có dấu hiệu cải thiện, để lại nhiều hệ lụy xấu cho xã hội. Điều này đang gióng lên sự cấp thiết của việc xây dựng nền giáo dục thực học. Bài viết nhận diện các biểu hiện của sự gian lận, giả dối ở mọi cấp học, bậc học, mọi đối tượng tham gia vào quá trình giáo dục – đào tạo thông qua nghiên cứu và tổng hợp thực trạng này từ nhiều kết quả nghiên cứu khác nhau, từ đó đề xuất những định hướng giải quyết phù hợp. Từ khóa: Thực trạng, giải pháp, gian lận, giả dối, giáo dục. ĐẶT VẤN ĐỀ Sau sự kiện thầy giáo Đỗ Việt Khoa tố cáo những gian lận trong kỳ thi Tốt nghiệp THPT 2005 - 2006 ở Hà Tây, Thủ tướng Chính phủ ra Chỉ thị số 33/2006/ CT-TTg ngày 08/9/2006 “Về chống tiêu cực và khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”; Bộ Giáo dục và Đào tạo ra Quyết định số 3859/QĐ-BGDĐT ngày 28/7/2006 ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”. Ngày 28 tháng 12 năm 2017, Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành văn bản số 6122 /BGDĐT-TĐKT “Về việc khắc phục bệnh thành tích trong giáo dục”. Trong 15 năm qua, đã có nhiều bài viết trên các diễn đàn, hội đàm, hội thảo, các công trình nghiên cứu khoa học chia sẻ các câu chuyện về thực trạng, quan điểm, đề xuất các giải pháp chữa “bệnh thành tích” và những tiêu cực trong giáo dục của các nhà giáo, nhà khoa học và các tầng lớp nhân dân. Song các hiện tượng tiêu cực, vẫn chưa thấy có dấu hiệu giảm xuống. Tổng hợp từ các kết quả nghiên cứu thực tiễn, chúng tôi phác họa những tiêu cực, gian lận đang tồn tại dai dẳng trong nền giáo dục – đào tạo của Việt Nam; chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp để giải quyết vấn nạn này. Trường Đại học Mỏ - Địa chất. 1 Phần 2: DẠY THẬT, HỌC THẬT - BÀI HỌC TỪ THỰC TIỄN 325 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Các khái niệm cơ bản “Bệnh thành tích” là việc cá nhân hoặc tập thể trong tổ chức, cơ quan, địa phương, đơn vị suy nghĩ và hành động vì động cơ, mục đích chạy theo phong trào hoặc vì vụ lợi mà bằng mọi cách, mọi giá để có được những kết quả, thành tích giả, thành tích ảo, không thực chất không phải do sự nỗ lực phấn đấu mà có để được biểu dương, khen thưởng, suy tôn, công nhận không đúng, không xứng đáng, gây ra những hậu quả không tốt, không có lợi cho hiện tại và tương lai [4]. Những biểu hiện này, theo PGS.TS. Nguyễn Ngọc Phú là các hoạt động, hành động, hành vi gian lận trong giáo dục, đào tạo [6]. 2.2. Thực trạng hành vi gian lận, qua tổng hợp từ các công trình nghiên cứu Năm 2017, nhóm nghiên cứu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam và năm 2019 nhóm nghiên cứu của Hội Khoa học Tâm lý – Giáo dục Việt Nam tổ chức các cuộc tọa đàm, khảo sát với các đối tượng là học sinh, sinh viên, cha mẹ học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý, cán bộ Sở, Phòng Giáo dục – Đào tạo, chính quyền địa phương, cán bộ cộng đồng, các chuyên gia trong và ngoài ngành giáo dục ở các địa phương Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Hưng Yên, Nghệ An, Hải Phòng, Thái Nguyên, Quảng Trị về “bệnh thành tích” trong giáo dục. Tổng hợp kết quả từ 2 công trình nghiên cứu này có thể đưa ra một phác họa những nét cơ bản về bức tranh giáo dục. Các hành vi gian lận, rất phong phú, đa dạng: có trường cố gắng làm nổi bật “thương hiệu” bằng những hoạt động như: nâng tỉ lệ học sinh khá giỏi, đẩy học sinh kém lên lớp để giảm bớt tỉ lệ lưu ban bằng cách sửa điểm, nâng điểm)… Trong các cuộc thi, nhất là thi tốt nghiệp THPT thì dùng đủ mọi biện pháp để trường mình có thứ bậc cao. Ở bậc đại học, các trường đại học tham gia kiểm định chất lượng nhưng một số trong số đó kết quả chưa thực chất. Đối với giáo viên, có biểu hiện không trung thực trong đánh giá kết quả học tập của học sinh lớp mình dạy/ chủ nhiệm để được nhà trường công nhận danh hiệu thi đua bằng nhiều cách; thiếu trung thực trong báo cáo kết quả công tác của mình để được nhận danh hiệu thi đua cao hơn thực tế; hoặc họ dung túng, bao che lỗi của học sinh do sợ ảnh hưởng thi đua hàng tuần của lớp. Ở bậc cao hơn, cũng có những hiện tượng tiêu cực trong đào tạo giáo dục. Đối với cha mẹ học sinh, hiện tượng xin điểm, chạy chứng chỉ, giấy khen, giải thưởng cho con mình để có hồ sơ học tập đẹp, để có thành tích cao hơn thực lực là tương đối phổ biến. Học sinh, sinh viên quá chú trọng các kỳ thi để lấy điểm số cao mà không chú tâm tới kiến ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Kỷ yếu hội thảo quốc gia Kỷ yếu hội thảo Xây dựng nền giáo dục thực chất Hành vi gian lận trong giáo dục Tiêu cực trong thi cử Bệnh thành tích trong giáo dục Kiểm định chất lượng giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Đề xuất phương pháp xây dựng bộ chỉ số phát triển bền vững ngành thủy sản
6 trang 471 0 0 -
Triển khai chương trình phát triển bền vững quốc gia trong ngành thủy sản
7 trang 183 0 0 -
Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học phổ thông giai đoạn 2025 - 2030
7 trang 159 0 0 -
7 trang 101 0 0
-
Xây dựng bản hướng dẫn khu vực về đồng quản lý nghề cá, áp dụng quyền sử dụng của cộng đồng
5 trang 77 0 0 -
Thực trạng quản lý cơ sở vật chất ở các trường tiểu học huyện Củ Chi, thành phố Hồ Chí Minh
7 trang 73 0 0 -
Quản lý khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo định hướng phát triển bền vững
10 trang 48 0 0 -
Chương trình FSPS và đồng quản lý nghề cá ở Việt Nam
11 trang 45 0 0 -
UPAS L/C - Trong thanh toán xuất nhập khẩu
7 trang 43 1 0 -
6 trang 42 0 0