Thông tin tài liệu:
Bài viết thông qua nghiên cứu khoa học như nghiên cứu lí thuyết, điều tra và thực nghiệm, tác giả đã khảo sát sự nhận thức việc học ngữ âm và cách phát âm tiếng Anh của sinh viên ở góc độ phân tích đoạn tính ngữ âm học. Chỉ ra những lỗi phát âm phổ biến sinh viên thường mắc và đề xuất các biện pháp tối ưu nhằm khắc phục lỗi phát âm của sinh viên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp khắc phục lỗi phát âm tiếng Anh của sinh viên năm thứ nhất chuyên ngữ trường Đại học Hồng Đức TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC LỖI PHÁT ÂM TIẾNG ANH CỦA SINH VIÊN NĂM THỨ NHẤT CHUYÊN NGỮ TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Trịnh Hồng Nam1 TÓM TẮT Để giao tiếp bằng một ngôn ngữ nước ngoài, người nói cần phải đạt được mộtmức nhất định về độ chính xác và độ trôi chảy. Đối với người học tiếng Anh như mộtngoại ngữ, việc học và nắm vững phát âm là một trong các trở ngại. Bằng các phươngpháp nghiên cứu khoa học như nghiên cứu lí thuyết, điều tra và thực nghiệm, tác giả đãkhảo sát sự nhận thức việc học ngữ âm và cách phát âm tiếng Anh của sinh viên ở góc độphân tích đoạn tính ngữ âm học. Từ đó tác giả chỉ ra những lỗi phát âm phổ biến sinh viênthường mắc và đề xuất các biện pháp tối ưu nhằm khắc phục lỗi phát âm của sinh viên. Từ khóa: Lỗi phát âm, sinh viên chuyên ngữ 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Để có thể giao tiếp khẩu ngữ bằng một ngôn ngữ nước ngoài theo cách giốngnhư một người bản ngữ, người học thứ tiếng ấy phải đạt được một mức nhất định về độchính xác và độ trôi chảy. Đối với người học tiếng Anh như một ngoại ngữ, việc học vànắm vững phát âm là một trong các trở ngại. Với đối tượng là các sinh viên chuyên ngữnăm thứ nhất trường Đại học Hồng Đức, điều này lại càng là một cản trở lớn, vì hầu hếtcác sinh viên đều không được tiếp cận với ngữ âm một cách hệ thống và thấu đáo trongchương trình học tại trường phổ thông. Thực tế là phần lớn sinh viên đến từ các vùngquê nông thôn của tỉnh Thanh hoá – nơi có rất ít điều kiện để các em có thể tiếp cận cácphương tiện thực hành nghe nói, giao tiếp bằng tiếng Anh. Vì thế nên khả năng nghe nóivà kết quả thi ở hai kĩ năng nghe và nói của sinh viên thường không cao. Qua nghiêncứu, khảo sát thực trạng phát âm của sinh viên tác giả đưa ra các giải pháp khắc phục lỗiphát âm nhằm giúp sinh viên phát âm đúng khi nói và nhận âm tốt khi nghe, tạo sự tự tintrong quá trình giao tiếp. 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Cơ sở lí thuyết 2.1.1. Ngữ âm học Ngữ âm học nghiên cứu về âm thanh lời nói. Ngữ âm học chia thành hai hướngnghiên cứu chính: hướng thứ nhất là nghiên cứu phân tích đoạn tính ngữ âm học liên1 ThS. Khoa Ngoại ngữ, trường Đại học Hồng Đức 105TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 10. 2012quan đến việc xem xét phân tích âm thanh cụ thể của từng âm vị riêng biệt của nguyênâm và phụ âm, hướng thứ hai nghiên cứu ngữ âm học siêu đoạn tính với việc xem xétphân tích các đơn vị ngữ âm ở phạm vi lớn hơn như trọng âm từ, trọng âm câu, ngữ điệu. 2.1.2. Âm vị học Âm vị học nghiên cứu hệ thống âm và thành phần âm tồn tại trong một ngôn ngữcụ thể nào đó. Nghiên cứu về âm vị học bao gồm nghiên cứu các đặc điểm phân đoạntính của các âm vị như nguyên âm, phụ âm và siêu đoạn tính. 2.2. Khái niệm lỗi Theo Klassen (1993: 134), “Lỗi là một hình thức hay cấu trúc ngôn ngữ màngười bản ngữ không thể chấp nhận được khi nó được sử dụng không đúng”. 2.2.1. Lỗi thể hiện (mistake) và lỗi kiến thức (error) Corder (1981: 5) quan niệm rằng lỗi thể hiện (nhầm) là một sai sót ngẫu nhiênkhi dùng ngôn ngữ. Những sai sót này là do một yếu tố tâm lí nào đấy can thiệp khi sửdụng ngôn ngữ như là sơ xuất, do dự, lỡ lời, nghĩ thế này nói thế khác hay do xúc động,mệt mỏi và các biểu hiện khác. Trái lại, lỗi kiến thức phản ánh sự yếu kém về kiến thức và năng lực sử dụngngôn ngữ của người học. Lỗi kiến thức cho chúng ta thấy những bằng chứng người họcmắc phải có hệ thống khi liên tục dùng sai các mẫu ngôn ngữ. Lỗi này không mang tínhngẫu nhiên, thường lặp đi lặp lại nhiều lần. 2.2.2. Các lỗi phát âm người Việt thường mắc khi học tiếng Anh Tác giả Hà Cẩm Tâm (2005: 44) đã chỉ ra các lỗi phát âm mà người Việt họctiếng Anh thường mắc phải với các tần xuất khác nhau như: /θ, s, tr, t, ʃ, ʤ, ʧ, t, v, ʒ/.Các tác giả Nguyễn Thị Mỹ Phượng và Nguyễn Quốc Thịnh (2007: 148 - 160) cũng chỉra những âm được phát âm sai phổ biến mà sinh viên một số tỉnh gồm Huế, Nghệ An,Quảng Bình, Quảng Trị mắc phải là /z/ (trên 41,7%), âm /ɪː/ (83,3%). Sinh viên các địaphương khác hầu như không sai những âm này. 2.2.3. Tiêu chí để xác định lỗi phát âm tiếng Anh Nhóm nghiên cứu đặt ra các tiêu chí để xác định lỗi như sau:(1) Lỗi phát âm có tính chất lặp đi lặp lại nhiều lần: từ 10 lần trở lên.(2) Gây khó hiểu, hiểu nhầm hoặc thậm chí không hiểu cho người nghe.(3) So sánh các thông số phân tích từ bản ghi âm phát âm của sinh viên với âm đọc mẫuqua: a) dạng sóng với sự quan sát ảnh phổ (spectrum) và; b) từng âm theo thời gi ...