Danh mục

Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 553.74 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay trở thành một vấn đề cấp bách, nhất là trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều khó khăn, mức độ cạnh tranh cao và các doanh nghiệp đang bước vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho doanh nghiệp TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ - ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƢỢNG NGUỒN NHÂN LỰC CHO DOANH NGHIỆP THE STATUS AND SOLUTION TO IMPROVE THE QUALITY OF HUMAN RESOURCE FOR COMPANIES Ngô Duy Tùng CEO Personal Power - Speaker & Trainer 1. Đặt vấn đề Nâng cao năng lực nguồn nhân lực trong giai đoạn hiện nay trở thành một vấn đề cấp bách, nhất là trong bối cảnh kinh tế đang có nhiều khó khăn, mức độ cạnh tranh cao và các doanh nghiệp đang bƣớc vào thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế. Thực tế cho thấy chất lƣợng nguồn nhân lực còn nhiều vấn đề cần đƣợc giải quyết, chất lƣợng nguồn nhân lực hiện nay đang trong tình trạng vừa thừa, vừa thiếu và vấn đề này đã đƣợc nói nhiều nhƣng chƣa khắc phục đƣợc, doanh nghiệp đang thiếu nhân lực có chuyên môn cao, nhân lực làm việc chuyên nghiệp và cũng không ít nhân lực là thiếu tâm huyết với công việc. Nhận định đƣợc vấn đề là nhƣ vậy, nhƣng để tổ chức thực hiện đƣa các giải pháp nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực vào thực tế thì đang gặp nhiều khó khăn.Để có đƣợc đội ngũ nhân lực làm đƣợc việc cần phải có cả một quá trình công phu, kiên trì từ chủ quan, nỗ lực của doanh nghiệp, cá nhân để tìm các giải pháp nhằm tạo các chuyển biến nằm trong khả năng, từng bƣớc nâng cao trình độ về mọi mặt, nhƣng nếu chỉ nhìn vào thang trình độ nhân lực thì cũng chƣa đủ, năng lực thực tiễn còn yêu cầu cao hơn nhiều và đó cũng là mục tiêu mà các doanh nghiệp hƣớng tới. 2. Cơ sở lý luận và pháp nghiên cứu Năng lực là các đặc điểm cá nhân, bao gồm kiến thức, kỹ năng, khả năng, hình ảnh bản thân, các đặc trƣng, tƣ duy, cảm xúc và cách thức suy nghĩ đƣợc sử dụng với vai trò thích hợp, giúp đạt đƣợc kết quả mong muốn. Các năng lực đóng góp cho thành tích cá nhân gƣơng mẫu tạo nên ảnh hƣởng hợp lý đến hoạt động kinh doanh. Khung cơ cấu năng lực để phát triển nguồn nhân lực chất lƣợng cao: - Năng lực chuyên môn: Khả năng vận dụng các nguyên tắc và thực hành Quản trị Nguồn nhân lực để đóng góp vào thành công của doanh nghiệp nhƣ: Phát triển Nguồn nhân lực, trả lƣơng và phúc lợi, quản trị rủi ro, quan hệ lao động… - Năng lực quản lý các mối quan hệ: Khả năng quản lý sự các tƣơng tác cá nhân trong việc cung cấp dịch vụ và hỗ trợ tổ chức. Đây là khả năng xây dựng các mối quan hệ một cách hiệu quả, sử dụng các mối quan hệ bên trong và bên ngoài tổ chức để giúp ích cho công việc. - Năng lực lãnh đạo và định hƣớng: Khả năng chỉ đạo và đóng góp các sáng kiến cùng các quá trình trong tổ chức bao gồm các kỹ năng gây ảnh hƣởng, quản lý dự án, định hƣớng mục tiêu, thiết lập tầm nhìn cho các sáng kiến nhân sự và xây dựng mối liên kết giữa các giới hữu quan bên trong và bên ngoài tổ chức, dẫn dắt tổ chức vƣợt qua các khó khăn cùng với thúc đẩy sự đồng thuận giữa các nhân viên, đồng nghiệp khi đề xuất ý kiến mới. - Năng lực truyền thông: Đây là khả năng trao đổi một cách hiệu quả với các bên hữu quan. Có thể trình bày thông tin một cách rõ ràng xúc tích thông qua việc nói, viết, các công cụ điện tử hoặc các 432 HỘI THẢO KHOA HỌC - QUẢN TRỊ VÀ KINH DOANH (COMB-2014) phƣơng tiện thông tin khác. Năng lực này cũng bao gồm việc lắng nghe tích cực, đảm bảo thông tin đƣợc chạy thông suốt trong và bên ngoài tổ chức. - Năng lực đa dạng và thích ứng: Điều chỉnh cách thức hành xử để làm việc một cách hiệu quả và hiệu năng khi có thông tin mới, tình huống thay đổi hoặc trong một môi trƣờng khác. Đây là năng lực bao gồm khả năng làm việc hiệu quả trong môi trƣờng văn hóa đa dạng, khả năng thích ứng và cởi mở với các ý tƣởng, sáng kiến mới, khả năng tự nhận thức và sẵn sàng học hỏi từ ngƣời khác. - Năng lực thực hành đạo đức: Khả năng hỗ trợ và phát huy các giá trị, nguyên tắc của tổ chức cũng nhƣ xã hội. Năng lực này bao gồm các hạng mục năng lực chính: khả năng xây dựng niềm tin, sự liên chính cá nhân, sự dũng cảm trong quá trình làm việc - Năng lực đánh giá chính xác: Khả năng diễn giải các thông tin trong việc đƣa ra các quyết định và đề xuất kinh doanh. Đây là năng lực bao gồm các kỹ năng đo lƣờng và đánh giá, sự khách quan, tƣ duy phản biện, khả năng giải quyết vấn đề, kỹ năng ra quyết định và quản trị tri thức. - Năng lực nhạy bén trong kinh doanh: Khả năng thấu hiểu và ứng dụng thông tin trong việc đóng góp vào các chiến lƣợc của tổ chức. Năng lực này bao gồm các năng lực con nhƣ: vận dụng chiến lƣợc linh hoạt, khả năng áp dụng kiến thức kinh doanh, tƣ duy hệ thống, nhận thức kinh tế, kiến thức sales và marketing, kiến thức công nghệ, kiến thức về thị trƣờng lao động, kiến thức vận hành kinh doanh và logistics… - Năng lực làm việc nhóm: Khả năng làm việc mang tính chất hợp tác, xuyên qua các rào cản của văn hóa tổ chức, nhằm mang lại hiệu quả cho doanh nghiệp. Về phƣơng pháp nghiên cứu tác giả đã sử dụng phƣơng pháp khảo sát chất lƣợng nguồn nhân lực tại các doanh nghiệp. Với các nhóm nguồn nhân lực nhƣ Nhân viên văn phòng, nhân viên kinh doanh, Lãnh đạo doanh nghiệp, Kỹ sƣ công nghệ, nhân viên truyền thông và sự kiện. 3. Giải quyết vấn đề và kết quả nghiên cứu Để đánh giá đƣợc chất lƣợng nguồn nhân lực chúng ta sử dụng khung năng lực để đánh giá từng nhóm nhân lực. Khung năng lực (Competences framework) là bảng mô tả tổ hợp các kiến thức, kỹ năng, thái độ và đặc điểm một cá nhân cần để hoàn thành tốt công việc. 4. Giải pháp nâng cao chất lƣợng nhân lực Thông qua quá trình khảo sát đối với nhóm nhân viên văn phòng, kết quả cho thấy một số năng lực cần đƣợc cải thiện để nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực. Doanh nghiệp cần kết hợp với một số trung tâm đào tạo để bồi dƣỡng kỹ năng làm việc cho nhân viên nhƣ Kỹ năng sử dụng công nghệ thông tin, Kỹ năng giao tiếp ứng xử, Kỹ năng làm việc nhóm và nâng ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: