Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật tại thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế
Số trang: 12
Loại file: pdf
Dung lượng: 434.15 KB
Lượt xem: 10
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật tại thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế trình bày thực trạng tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật và một số giải pháp nhằm nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật thông qua một nghiên cứu trường hợp tại thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên Huế.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật tại thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên HuếTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 3 (2022) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trương Thị Xuân Nhi Khoa Xã hội học và Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: nhitruong@husc.edu.vn Ngày nhận bài: 17/12/2021; ngày hoàn thành phản biện: 01/01/2022; ngày duyệt đăng: 4/4/2022 TÓM TẮT Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế mô tả thực tiễn tiếp cận giáo dục, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đi học của trẻ khuyết tật tương đối thấp. Các em đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận giáo dục, không chỉ xuất phát từ đặc điểm cá nhân mà còn chịu ảnh hưởng từ nhận thức của gia đình về khả năng học tập của trẻ em khuyết tật, sự đáp ứng chưa đầy đủ của hệ thống cơ sở giáo dục và dịch vụ xã hội trong việc đảm bảo việc tiếp cận giáo dục cho nhóm đối tượng này. Trên cơ sở đó, các giải pháp đưa ra tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách quốc gia về giáo dục trẻ em khuyết tật; mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục; điều chỉnh chương trình giáo dục và phương pháp giảng dạy phù hợp với khả năng học tập và dạng tật; tăng cường nguồn nhân lực giáo dục cho các em cũng như cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức cho gia đình và cộng đồng về khả năng học tập và quyền giáo dục của trẻ em khuyết tật. Từ khoá: giáo dục, nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục, trẻ em khuyết tật.1. MỞ ĐẦU Tiếp cận giáo dục là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận và bảo đảm vềmặt pháp lý ở các quốc gia [1]. Đối với trẻ em khuyết tật, tiếp cận giáo dục không chỉ làmột quyền cơ bản mà còn giúp mở ra cơ hội việc làm và hoà nhập xã hội. Đây là nhómđối tượng chịu nhiều thiệt thòi và nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng quốc tếvà các quốc gia. Các văn kiện quốc tế như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948);Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (1989) và Công ước Liên Hợp Quốc vềQuyền của Người khuyết tật (2006) đều nhấn mạnh rằng mọi trẻ em, trong đó có trẻem khuyết tật, đều có quyền đi học bình đẳng và được tạo điều kiện để được hưởng 109Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật …một nền giáo dục có chất lượng. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Côngước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1990 và tham gia Công ước về Quyềncủa Người khuyết tật năm 2007. Qua đó, Việt Nam ghi nhận và cam kết đảm bảo trẻem khuyết tật được hưởng mọi quyền con người, trong đó quyền được giáo dục luônlà một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất. Trong những năm qua, Chínhphủ Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo quyền được giáo dụccủa trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng. Cụ thể, Luật Bảo vệ chăm sóc vàgiáo dục trẻ em (năm 1991 và được sửa đổi năm 2004), Luật trẻ em (2016) đã nêu rõ trẻem khuyết tật có quyền được giáo dục trên cơ sở bình đẳng về cơ hội, được hưởng đầyđủ quyền này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào (Điều 44). Luật NgườiKhuyết tật (2010) - cơ sở pháp lý về quyền lợi của người khuyết tật ở Việt Nam quyđịnh rằng trẻ em khuyết tật được tạo mọi điều kiện để tiếp cận giáo dục bình đẳng vàchất lượng [8]. Để cụ thể hoá các chiến lược, chính sách, các chương trình, đề án về hỗtrợ người khuyết tật hoà nhập xã hội đã được triển khai tại các tỉnh thành trong cảnước. Cụ thể, Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáodục tại cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025 với mục tiêu đến năm 2025 có 90% trẻ emkhuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộngđồng; Chiến lược phát triển giáo dục 2012-2020 với mục tiêu đến năm 2020 có 70% trẻem khuyết tật được đi học ở các cấp học từ tiểu học để trung học phổ thông; Chươngtrình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, mục tiêu đến năm 2030 đạt 90% trẻem khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục [4; 5; 6]. Với những nỗ lực trên, Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trongviệc thúc đẩy việc tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật trên khắp cả nước. Số lượngtrẻ em khuyết tật đi học đã tăng gấp 10 lần từ năm 1996 đến năm 2015, hệ thống cơ sởgiáo dục phù hợp với việc học tập của trẻ em khuyết tật không ngừng được cải thiện[10]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ trẻ em khuyết tật t ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật tại thị xã Hương Thuỷ, tỉnh Thừa Thiên HuếTẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ, Trường Đại học Khoa học, ĐH Huế Tập 20, Số 3 (2022) THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG TIẾP CẬN GIÁO DỤC CỦA TRẺ EM KHUYẾT TẬT TẠI THỊ XÃ HƯƠNG THUỶ, TỈNH THỪA THIÊN HUẾ Trương Thị Xuân Nhi Khoa Xã hội học và Công tác xã hội, Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế Email: nhitruong@husc.edu.vn Ngày nhận bài: 17/12/2021; ngày hoàn thành phản biện: 01/01/2022; ngày duyệt đăng: 4/4/2022 TÓM TẮT Nghiên cứu trường hợp tại thị xã Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế mô tả thực tiễn tiếp cận giáo dục, từ đó đề xuất một số giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ đi học của trẻ khuyết tật tương đối thấp. Các em đang gặp nhiều khó khăn trong quá trình tiếp cận giáo dục, không chỉ xuất phát từ đặc điểm cá nhân mà còn chịu ảnh hưởng từ nhận thức của gia đình về khả năng học tập của trẻ em khuyết tật, sự đáp ứng chưa đầy đủ của hệ thống cơ sở giáo dục và dịch vụ xã hội trong việc đảm bảo việc tiếp cận giáo dục cho nhóm đối tượng này. Trên cơ sở đó, các giải pháp đưa ra tập trung vào việc hoàn thiện hệ thống chính sách quốc gia về giáo dục trẻ em khuyết tật; mở rộng mạng lưới cơ sở giáo dục; điều chỉnh chương trình giáo dục và phương pháp giảng dạy phù hợp với khả năng học tập và dạng tật; tăng cường nguồn nhân lực giáo dục cho các em cũng như cung cấp thông tin, nâng cao nhận thức cho gia đình và cộng đồng về khả năng học tập và quyền giáo dục của trẻ em khuyết tật. Từ khoá: giáo dục, nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục, trẻ em khuyết tật.1. MỞ ĐẦU Tiếp cận giáo dục là quyền cơ bản của con người, được ghi nhận và bảo đảm vềmặt pháp lý ở các quốc gia [1]. Đối với trẻ em khuyết tật, tiếp cận giáo dục không chỉ làmột quyền cơ bản mà còn giúp mở ra cơ hội việc làm và hoà nhập xã hội. Đây là nhómđối tượng chịu nhiều thiệt thòi và nhận được nhiều sự quan tâm từ cộng đồng quốc tếvà các quốc gia. Các văn kiện quốc tế như Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền (1948);Công ước Liên Hợp Quốc về Quyền Trẻ em (1989) và Công ước Liên Hợp Quốc vềQuyền của Người khuyết tật (2006) đều nhấn mạnh rằng mọi trẻ em, trong đó có trẻem khuyết tật, đều có quyền đi học bình đẳng và được tạo điều kiện để được hưởng 109Thực trạng và giải pháp nâng cao khả năng tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật …một nền giáo dục có chất lượng. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên trên thế giới phê chuẩn Côngước về Quyền trẻ em của Liên Hợp Quốc năm 1990 và tham gia Công ước về Quyềncủa Người khuyết tật năm 2007. Qua đó, Việt Nam ghi nhận và cam kết đảm bảo trẻem khuyết tật được hưởng mọi quyền con người, trong đó quyền được giáo dục luônlà một trong những quyền cơ bản và quan trọng nhất. Trong những năm qua, Chínhphủ Việt Nam đã xây dựng hệ thống pháp luật nhằm đảm bảo quyền được giáo dụccủa trẻ em nói chung và trẻ em khuyết tật nói riêng. Cụ thể, Luật Bảo vệ chăm sóc vàgiáo dục trẻ em (năm 1991 và được sửa đổi năm 2004), Luật trẻ em (2016) đã nêu rõ trẻem khuyết tật có quyền được giáo dục trên cơ sở bình đẳng về cơ hội, được hưởng đầyđủ quyền này mà không có bất kỳ sự phân biệt đối xử nào (Điều 44). Luật NgườiKhuyết tật (2010) - cơ sở pháp lý về quyền lợi của người khuyết tật ở Việt Nam quyđịnh rằng trẻ em khuyết tật được tạo mọi điều kiện để tiếp cận giáo dục bình đẳng vàchất lượng [8]. Để cụ thể hoá các chiến lược, chính sách, các chương trình, đề án về hỗtrợ người khuyết tật hoà nhập xã hội đã được triển khai tại các tỉnh thành trong cảnước. Cụ thể, Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáodục tại cộng đồng giai đoạn 2018 – 2025 với mục tiêu đến năm 2025 có 90% trẻ emkhuyết tật được tiếp cận với các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em tại cộngđồng; Chiến lược phát triển giáo dục 2012-2020 với mục tiêu đến năm 2020 có 70% trẻem khuyết tật được đi học ở các cấp học từ tiểu học để trung học phổ thông; Chươngtrình trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2021-2030, mục tiêu đến năm 2030 đạt 90% trẻem khuyết tật ở độ tuổi mầm non và phổ thông được tiếp cận giáo dục [4; 5; 6]. Với những nỗ lực trên, Việt Nam đã đạt được một số kết quả nhất định trongviệc thúc đẩy việc tiếp cận giáo dục của trẻ em khuyết tật trên khắp cả nước. Số lượngtrẻ em khuyết tật đi học đã tăng gấp 10 lần từ năm 1996 đến năm 2015, hệ thống cơ sởgiáo dục phù hợp với việc học tập của trẻ em khuyết tật không ngừng được cải thiện[10]. Tuy nhiên, thực tế cho thấy tỷ lệ trẻ em khuyết tật t ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Trẻ em khuyết tật Giáo dục hòa nhập Tiếp cận giáo dục Quyền giáo dục của trẻ em khuyết tật Chiến lược phát triển giáo dụcGợi ý tài liệu liên quan:
-
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 237 1 0 -
19 trang 135 0 0
-
9 trang 112 0 0
-
Một số phương pháp tiếp cận giáo dục biến đổi khí hậu
4 trang 91 0 0 -
4 trang 84 0 0
-
50 trang 73 0 0
-
14 trang 52 1 0
-
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 1 - Bùi Khánh Ly
6 trang 43 0 0 -
Bài giảng Giáo dục hòa nhập: Chương 2 - Bùi Khánh Ly
10 trang 42 0 0 -
3 trang 41 0 0