Danh mục

Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ

Số trang: 7      Loại file: pdf      Dung lượng: 576.33 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết đề cập đến thực trạng ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ, phân tích những thuận lợi khó khăn của ngành và đề xuất một số giải pháp khuyến nghị góp phần phát triển ngành chế biến gỗ của Vùng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ Nghiên Cứu & Trao Đổi Thực trạng và giải pháp phát triển ngành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ TRẦN VĂN HÙNG N gành công nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ đã đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong thời gian vừa qua, với số lượng cơ sở chế biến gỗ lớn nhất và có tốc độ tăng nhanh nhất cả nước. Sự phát triển của ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ được ghi nhận qua việc gia tăng số lượng cơ sở chế biến, đa dạng hóa sản phẩm và gia tăng kim ngạch xuất khẩu sản phẩm. Tuy nhiên, bên cạnh những thành tựu đạt được, vẫn tồn tại những khó khăn thách thức gây ảnh hưởng đến sự phát triển của ngành. Trên cơ sở nguồn số liệu thứ cấp được thu thập từ Tổng cục Thống kê, Tổng cục Hải quan, Tổng cục Lâm nghiệp, bài viết đề cập đến thực trạng ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ, phân tích những thuận lợi khó khăn của ngành và đề xuất một số giải pháp khuyến nghị góp phần phát triển ngành chế biến gỗ của Vùng Từ khóa: Chế biến gỗ, vùng Đông Nam Bộ, đa dạng hóa sản phẩm, kim ngạch xuất khẩu. 1. Đặt vấn đề Với nhiều điều kiện thuận lợi về mặt tự nhiên, vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, nguồn lao động dồi dào… vùng Đông Nam Bộ đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho nhiều ngành nghề phát triển, trong đó có ngành công nghiệp chế biến gỗ. Trong số các doanh nghiệp chế biến gỗ của cả nước, vùng Đông Nam Bộ có 2.324 doanh nghiệp, chiếm gần 60% so với cả nước, tập trung nhiều nhất là Đồng Nai, Bình Dương và TP.HCM. Hiện cả nước có 4 khu công nghiệp chế biến gỗ thì vùng Đông Nam Bộ đã có 3 khu công nghiệp đóng ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương. Trong những năm qua ngành công nghiệp chế biến gỗ của Vùng đã có sự tăng trưởng mạnh mẽ, không ngừng tăng nhanh về số lượng, chất lượng và chủng loại sản phẩm. Các sản phẩm gỗ của Vùng không chỉ có uy 66 tín và tiêu thụ trong nước mà được tiêu thụ ở nhiều quốc gia trên thế giới với hơn 3.000 mặt hàng sản phẩm các loại góp phần đưa VN trở thành một trong năm nước có giá trị xuất khẩu đồ gỗ lớn nhất thế giới. Ngành chế biến gỗ của Vùng đã có nhiều đóng góp cho xã hội, mang lại nguồn thu nhập cho đất nước đặc biệt là nguồn thu ngoại tệ, tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động ở các vùng trong cả nước góp phần thúc đẩy nền kinh tế phát triển, đem lại giá trị kim ngạch xuất khẩu cao, kéo theo sự phát triển của nhiều ngành công nghiệp phụ trợ khác. Tuy nhiên, sự phát triển của ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ trong thời gia vừa qua cũng đã bộc lộ nhiều yếu kém và sự phát triển mang tính thiếu bền vững. Do đó, việc đánh giá thực trạng ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ, phân tích những thuận lợi và khó PHÁT TRIỂN & HỘI NHẬP Số 22 (32) - Tháng 05-06/2015 khăn của ngành. Trên cơ sở đó, đề xuất một số biện pháp khuyến nghị góp phần pháp triển ngành chế biến gỗ của Vùng là thực sự cần thiết. 2. Thực trạng ngành chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ 2.1. Về quy mô và sự phân bố của ngành Đông Nam Bộ là vùng có số lượng cơ sở chế biến gỗ lớn nhất và có tốc độ tăng nhanh nhất cả nước. Năm 2013 toàn Vùng có 2.324 doanh nghiệp, chiếm 59,95% tổng số cơ sở chế biến gỗ của cả nước, chiếm 74,32% trong tổng số các doanh nghiệp chế biến gỗ của miền Nam. So với năm 2010 số lượng cơ sở chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ tăng 528 doanh nghiệp tức tăng 29,39% và so với năm 2005 tăng 3,88 lần. Các nhà máy chế biến gỗ, sản xuất giấy, các nhà máy băm dăm mảnh có quy mô lớn tập trung Nghiên Cứu & Trao Đổi chủ yếu tại Đông Nam Bộ. Trong đó, Bình Dương có 848 cơ sở chế biến gỗ, chiếm 36,49% tổng số cơ sở chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ, tiếp theo là tỉnh Đông Nai có 618 cơ sở chế biến gỗ chiếm 26,59% của toàn Vùng và TP.HCM có 345 cơ sở chiếm 14,85% số cơ sở chế biến gỗ của toàn Vùng. Đây là 3 tỉnh, thành phố có quy mô các cơ sở chế biến gỗ lớn nhất vùng Đông Nam Bộ và cả nước. Trong tổng số các cơ sở chế biến gỗ, Bình Dương có 370 cơ sở chế biến quy mô lớn ( từ 20 tỷ đồng trở lên), trong đó có 50% là các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, Đồng Nai có 219 cơ sở quy mô lớn, trong đó có 50 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. TP.HCM có 109 doanh nghiệp chế biến quy mô lớn, trong dó doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 38 doanh nghiệp Các cơ sở chế biến gỗ ở Bình Dương tập trung chủ yếu ở các huyện Dĩ An, Bến Cát, Tân Uyên, Thuận An, Thủ Dầu Một; ở Đồng Nai tập trung chủ yếu ở Biên Hòa, Trảng Bom, Nhơn Trạch, Long Thành, Vĩnh Cửu; ở TP.HCM rải rác khắp các quận huyện chủ yếu quận 9, Tân Bình, quận 7, quận 12, Củ Chi, Hóc Môn. Thời gian vừa qua, trong Vùng đã xuất hiện nhiều doanh nghiệp chế biến gỗ có quy mô lớn (>100 tỷ) với công nghệ và thiết bị tiên tiến điển hình như công ty cổ phần kỹ nghệ gỗ Trường Thành, gồm 14 công ty con và 2 công ty liên kết trải dài từ Phú Yên, Đắc Lắc, Bình Dương đến TP.HCM với 5 các nhà máy chế biến gỗ và công ty trồng rừng, trung tâm huấn luyện đào tạo, sử dụng 6.500 lao động với nhà máy được đầu tư công nghệ thiết bị hiện đại. Bảng 1: Quy mô và sự phân bố các doanh nghiệp chế biến gỗ vùng Đông Nam Bộ Năm 2000 Tỉnh, thành phố Năm 2005 Cơ cấu Số DN Số DN (%) Năm 2010 Cơ cấu Số DN (%) Cơ cấu (%) 2013 Cơ cấu Số DN (%) vùng Đông Nam Bộ 254 100 476 100 1796 100 2,324 100 Bình Dương 76 29.92 102 21.43 613 34.13 848 36.49 Đồng Nai 98 38.58 123 25.84 586 32.63 618 26.59 TP.HCM 38 14.96 95 19.96 272 15.14 345 14.85 Các tỉnh còn lại 42 16.54 156 32.77 325 18.10 513 22.07 Nguồn: Tổng cục Thống kê, Cục Thống kê Đồng Nai, Bình Dương, TP.HCM Bảng 2: Diễn biến về số lượng doanh nghiệp chế biến gỗ theo quy mô vốn của vùng Đông Nam Bộ giai đoạn 2000 – 2013 Tổng số doanh nghiệp Dưới 1 tỷ đồng Từ 1 tỷ đến dưới 20 tỷ đồng Từ 20 tỷ đến dưới 100 tỷ đồng Trên 100 tỷ đồng 2000 254 69 62 74 49 2001 274 74 67 79 53 2002 302 82 74 88 59 2003 353 95 87 102 69 2004 397 107 97 115 77 2005 476 129 117 138 93 2006 809 218 199 235 157 2007 1214 328 298 352 236 2008 ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: