Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng
Thông tin tài liệu:
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu đến thủy sản và đề xuất giải pháp thích ứng DỰ BÁO TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU ĐẾN THỦY SẢN VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THÍCH ỨNG TS. Cao Lệ Quyên Viện Kinh tế và Quy hoạch Thuỷ sản 1. Mở đầu Ngành thủy sản (nghề cá) nước ta chiếm vị trí đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, không chỉ góp phần bảo đảm nguồn cung thực phẩm trong nước, mà còn tạo ra sinh kế cho hàng triệu gia đình nông, ngư dân và góp phần quan trọng vào kim ngạch xuất khẩu. Năm 2017, tổng sản lượng thủy sản Việt Nam đạt hơn 7,28 triệu tấn, trong đó, khai thác thuỷ sản đạt gần 3,42 triệu tấn, nuôi trồng đạt trên 3,86 triệu tấn, toàn ngành tạo việc làm cho khoảng hơn 3 triệu lao động với gần 50% là lao động nữ, đem lại giá trị xuất khẩu đạt khoảng 8,39 tỷ USD, trong đó, nuôi trồng thủy sản chiếm tới 73% tổng giá trị xuất khẩu (Tổng cục Thủy sản, 2017). Với đặc điểm đa dạng về loại hình và quy mô sản xuất, phụ thuộc nhiều vào điều kiện môi trường, nguồn lực tự nhiên (khí hậu, đất, nước, đa dạng sinh học…), thuỷ sản nhìn chung chịu tác động mạnh mẽ bởi điều kiện tự nhiên và các yếu tố môi trường, trong đó có biến đổi khí hậu (BĐKH). Các hiện tượng BĐKH như nước biển dâng (NBD), thay đổi nhiệt độ và lượng mưa, bão lũ, áp thấp nhiệt đới trên biển, sóng lớn, triều cường, 3 các hiện tượng thời tiết cực đoan khác… có thể ảnh hưởng đến ngành ở dạng đơn lẻ hay kết hợp, trực tiếp hay gián tiếp, gây ra nhiều thiệt hại về kinh tế, xã hội cho cộng đồng ngư dân, người nuôi cũng như môi trường sinh thái có liên quan đến thuỷ sản. Thời gian qua, đã có một số nghiên cứu đánh giá về tác động của BĐKH đến thuỷ sản để đề xuất các giải pháp thích ứng. Tuy nhiên, các đánh giá này vẫn tản mạn cho một số đối tượng nuôi chủ lực tại một số vùng như nuôi cá tra tại vùng ĐBSCL, nuôi trồng thuỷ sản tại vùng ven biển Bắc bộ, Bắc Trung bộ hoặc nuôi tôm nước lợ tại một số tỉnh như Thanh Hoá, Nam Định... mà chưa bao quát hết toàn bộ các lĩnh vực sản xuất của lĩnh vực thuỷ sản trên phạm vi quốc gia. Các nghiên cứu cũng mới chỉ được thực hiện dựa trên kịch bản BĐKH và NBD cũ, được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2012, chưa xem xét đến các dự báo về tác động của BĐKH đến tình hình thuỷ sản toàn cầu trong các nghiên cứu quốc tế như Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) mới được ban hành gần đây (Báo cáo Cập nhật lần thứ 5 – AR5-2014). Bởi vậy, việc cập nhật lại một số kết quả đánh giá này theo kịch bản BĐKH mới được Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành năm 2016 (Kịch bản BĐKH 2016) là việc làm cần thiết. Dựa trên kết quả đánh giá này, việc đề xuất và cập nhật lại các giải pháp thích ứng với BĐKH ở quy mô tổng thể của ngành thuỷ sản cũng cần được thực hiện tương ứng kèm theo, nhằm cung cấp thông tin đầu vào cho việc định hướng phát triển và chỉ đạo sản xuất của các cơ quan quản lý trong ngành thuỷ sản. 4 2. Tác động của BĐKH đến thủy sản toàn cầu trong Báo cáo cập nhật lần thứ 5 của Ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) (AR5-2014) Báo cáo tổng hợp lần thứ 5 của Uỷ ban Liên Chính phủ về BĐKH (IPCC) được công bố năm 2014 (AR5-2014) dựa trên nhiều dữ liệu độc lập, từ những quan trắc của hệ thống khí hậu hiện nay cùng với số liệu lưu trữ cổ khí hậu, đến những kết quả nghiên cứu của các quá trình khí hậu và các mô hình dự báo khí hậu. AR5-2014 cũng được xây dựng dựa trên nền Báo cáo đánh giá lần thứ 04 của IPCC (AR4), có kết hợp những phát hiện mới của các nhóm nghiên cứu trong thời gian gần đây và Báo cáo đặc biệt của IPCC về quản lý rủi ro thiên tai và thảm hoạ (SREX). Trong báo cáo AR5-2014 (IPCC, 2014), để diễn tả các kịch bản phát triển kinh tế xã hội toàn cầu, các tác giả sử dụng thuật ngữ RCPs (Representative Concentration Pathways) tạm dịch là Các con đường dẫn đến nồng độ đại diện, tức là các con đường phát triển kinh tế xã hội đưa đến việc trái đất tích tụ các nồng độ khí nhà kính khác nhau và nhận được lượng bức xạ nhiệt tương ứng. Có bốn RCPs được mô tả để dự đoán khí hậu trái đất trong tương lai đến năm 2100. Trong đó, RCP2.6 là nhóm kịch bản phát triển thuộc loại thấp, nhiệt lượng bức xạ mặt đất nhận ít hơn 3 watt cho một 1m2 (3W/m2); RCP8.5 là nhóm kịch bản thuộc loại cao mà bức xạ mặt đất nhận được sẽ lớn hơn 8,5 W/m2 và tiếp tục tăng sau kỳ dự đoán; RCP6.0 và RCP4.5, hai nhóm kịch bản ổn định trung gian trong đó cưỡng bức bức xạ được ổn định ở mức khoảng 6 W/m2 và 4,5 W/m2. Nồng độ khí nhà kính qui đổi thành khí CO2 cho từng RCP là: 475 ppm cho RCP2.6; 630 5 ppm/RCP4.5; 800 ppm/RCP6.0; và 1313 ppm/RCP8.5. Ngoài ra, AR5-2014 (IPCC, 2014) còn sử dụng phương pháp chuyên gia trong đánh giá. Giá trị của sự tin cậy dựa vào loại, số lượng, chất lượng và tính nhất quán của bằng chứng (ví dụ các dữ liệu, hiểu biết cơ chế, lý thuyết, mô hình, đánh giá chuyên gia). Báo cáo lần thứ 5 (AR5-2014) của IPCC (2014) cho thấy, bằng chứng về những tác động của biến đổi khí hậu được quan sát là mạnh nhất và toàn diện nhất ở các hệ thống tự nhiên. Ở nhiều vùng, thay đổi lượng mưa hoặc băng tan đang làm thay đổi hệ thống thuỷ văn, ảnh hưởng đến tài nguyên nước về mặt số lượng và chất lượng. Các nghiên cứu với độ tin cậy cao cho thấy, nhiều loài sinh vật trên cạn, trong thuỷ vực nước ngọt và sinh vật biển đã thay đổi phạm vi phân bố về mặt địa lý, tập tính hoạt động theo mùa, mô hình di cư, sự phong phú về quần đàn và mối tương tác giữa các loài nhằm đáp ứng với sự thay đổi khí hậu đang diễn ra. Với các hệ sinh thái biển: Dựa trên các nghiên cứu khoa học sẵn có tại các châu lục và khu vực khác nhau, báo cáo lần thứ 5 của IPCC (2014) cho thấy: hầu hết các hệ sinh thái biển, đại dương và nguồn lợi thuỷ sản kèm theo đều bị các tác động đáng kể do ảnh hưởng của BĐKH với mức độ tin cậy cao, như hệ sinh thái ở 2 vùng cực, khu vực Bắc ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Dự báo tác động của biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu Biến đổi khí hậu đến thủy sản Kim ngạch xuất khẩu Ngành thủy sảnTài liệu cùng danh mục:
-
Đề cương chi tiết học phần: Khoa học gỗ
9 trang 293 0 0 -
Một số giải pháp phát triển thị trường nội địa các sản phẩm gỗ và lâm sản Việt Nam
50 trang 289 0 0 -
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ƯỚC TÍNH TRỮ LƯỢNG CARBON CỦA RỪNG
10 trang 237 0 0 -
Các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động chuỗi cung ứng đồ gỗ vùng Đông Nam Bộ
11 trang 237 0 0 -
Bài giảng Quản lý dự án lâm nghiệp xã hội: Bài 4 - ThS. Nguyễn Quốc Bình
5 trang 222 0 0 -
Quản lý bền vững rừng đặc dụng: Trường hợp nghiên cứu ở vườn quốc gia Cát Tiên
10 trang 204 0 0 -
Giáo trình Công nghệ chế biến hóa học gỗ: Phần 1 - ĐH Lâm Nghiệp
117 trang 196 0 0 -
0 trang 180 0 0
-
Nghiên cứu xây dựng quy trình xử lý ảnh vệ tinh landsat8 trong arcgis
0 trang 176 0 0 -
Báo cáo Ngành cao su Việt Nam - Thực trạng và giải pháp phát triển bền vững
48 trang 157 0 0
Tài liệu mới:
-
Khảo sát tình trạng dinh dưỡng trước mổ ở người bệnh ung thư đại trực tràng
9 trang 20 0 0 -
94 trang 17 0 0
-
Tham vấn Thanh thiếu niên - ĐH Mở Bán công TP Hồ Chí Minh
276 trang 18 0 0 -
Kết hợp luân phiên sóng T và biến thiên nhịp tim trong tiên lượng bệnh nhân suy tim
10 trang 17 0 0 -
Đề thi giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9 năm 2024-2025 có đáp án - Trường THCS Nguyễn Trãi, Thanh Khê
14 trang 20 0 0 -
Đánh giá hiệu quả giải pháp phát triển thể chất cho sinh viên Trường Đại học Kiến trúc Hà Nội
8 trang 17 0 0 -
Tỉ lệ và các yếu tố liên quan đoạn chi dưới ở bệnh nhân đái tháo đường có loét chân
11 trang 18 0 0 -
39 trang 18 0 0
-
Đề thi học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 6 năm 2024-2025 có đáp án - Trường TH&THCS Quang Trung, Hội An
6 trang 18 1 0 -
Tôm ram lá chanh vừa nhanh vừa dễRất dễ làm, nhanh gọn mà lại ngon. Nhà mình
7 trang 18 0 0