Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
Số trang: 6
Loại file: pdf
Dung lượng: 335.50 KB
Lượt xem: 17
Lượt tải: 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:
Thông tin tài liệu:
Bài viết này sẽ phân tích những thuận lợi và khó khăn hiện nay của nguồn nhân lực nước ta, đồng thời trình bày một cách khái quát yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề xuất những giải pháp để giải quyết cho vấn đề trên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế HUFLIT International Conference on Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0077 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Thành Sơn1, Phan Thị Vân2 1 Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam - Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Việt Nam 2 Phòng Hỗ trợ nghiên cứu - Công ty Cổ phần Dược đồng hành sáng tạo - Việt Nam t.s_nguyen@yahoo.com.vn , van.phan@ippcro.com TÓM TẮT: Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công và tiến bộ của mỗi quốc gia, trong đó trình độ phát triển nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ tiến bộ xã hội, công bằng và phát triển bền vững. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Việt Nam khẳng định phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá của quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời là nền tảng phát triển bền vững và gia tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập. Bài viết này sẽ phân tích những thuận lợi và khó khăn hiện nay của nguồn nhân lực nước ta, đồng thời trình bày một cách khái quát yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề xuất những giải pháp để giải quyết cho vấn đề trên. Từ khóa: nhân lực chất lượng cao, Việt Nam, hội nhập quốc tế. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển của thế giới đã bước sang một trang mới với những thành tựu có tính đột phá, trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm quyết định sự biến đổi về chất lượng của nền kinh tế chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự thống trị của các nhân tố truyền thống như số lượng đất đai, lao động hay nguồn vốn giờ đây đã được thay đổi. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình, bởi lẽ những yếu tố khác vẫn có thể giải quyết được nếu có tri thức, song tri thức không tự nhiên xuất hiện mà phải trải qua một quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp chủ yếu là cạnh tranh về hàm lượng chất xám, tức là hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm hàng hóa - dịch vụ nhờ vào nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển nhanh và bền vững, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, một vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, có tính sống còn trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Hiện nay, công nghệ của Việt Nam còn đang ở mức trung bình thấp so với thế giới. Trong các ngành công nghiệp, hệ thống máy móc thiết bị của Việt Nam bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ so với thế giới. Tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân kỹ thuật cao là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, làm giảm hiệu suất sử dụng của thiết bị công nghệ. Trong cơ cấu trình độ của lực lượng lao động nước ta, tỷ lệ lao động qua đào tạo không chỉ quá thấp mà còn bất hợp lý. Chúng ta thiếu những cán bộ có trình độ trên đại học, đại học, trung cấp chuyên nghiệp và cả công nhân lành nghề, nhưng thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là vị trí chuyên gia đầu ngành và công nhân kỹ thuật lành nghề (Lê Văn Toàn, 2007). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương khóa IX tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng xác định rằng con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, và muốn vậy thì phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam thông qua giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, gắn với hội nhập quốc tế, phát huy lợi thế của đất nước, gắn CNH-HĐH với kinh tế tri thức, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiến tiến, hiện đại về khoa học công nghệ. Kế thừa quan điểm phát triển, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục xác định: “phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược...”; “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu về nguồn nhân lực - một yếu tố then chốt và mang tính quyết định - hiện đang đặt ra cho nền kinh tế nước ta những vấn đề mang tính cấp bách như: Số lượng lao động thì dư thừa nhưng chất lượng thì lại không đáp ứng đủ, yêu cầu lao động với hàm lượng chất xám cao và lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao luôn trong tình trạng thiếu hụt; Hệ thống giáo dục đào tạo tuy đã được cải tiến, tiếp cận dần với hệ thống giáo dục quốc tế, chất lượng đội ngũ giáo viên cũng đã được nâng lên, tuy nhiên chất lượng giáo dục và đào tạo vẫn còn nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển của đất nước. Những điều đó sẽ làm hạn chế khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho một thị trường đang có nhu cầu phát triển cao về chất nhằm phục vụ cho quá trình CNH-HĐH và hội 166 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ nhập kinh tế quốc tế của đất nước, chính vì thế cần phải sớm có những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ A. Các khái niệm Khái niệm về nguồn nhân ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao ở Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế HUFLIT International Conference on Ensuring A High-Quality Human Resource In The Modern Age - Oct 16, 2020 doi: 10.15625/vap.2020.0077 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ Nguyễn Thành Sơn1, Phan Thị Vân2 1 Trung tâm nghiên cứu kinh tế miền Nam - Viện Chiến lược phát triển - Bộ Kế hoạch và Đầu tư - Việt Nam 2 Phòng Hỗ trợ nghiên cứu - Công ty Cổ phần Dược đồng hành sáng tạo - Việt Nam t.s_nguyen@yahoo.com.vn , van.phan@ippcro.com TÓM TẮT: Các nghiên cứu thực nghiệm đã chỉ ra rằng nhân lực là yếu tố quyết định đến thành công và tiến bộ của mỗi quốc gia, trong đó trình độ phát triển nguồn nhân lực là thước đo chủ yếu đánh giá mức độ tiến bộ xã hội, công bằng và phát triển bền vững. Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011-2020, Việt Nam khẳng định phát triển nguồn nhân lực là khâu đột phá của quá trình chuyển đổi mô hình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước; đồng thời là nền tảng phát triển bền vững và gia tăng lợi thế cạnh tranh quốc gia trong quá trình hội nhập. Bài viết này sẽ phân tích những thuận lợi và khó khăn hiện nay của nguồn nhân lực nước ta, đồng thời trình bày một cách khái quát yêu cầu đối với phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, từ đó đề xuất những giải pháp để giải quyết cho vấn đề trên. Từ khóa: nhân lực chất lượng cao, Việt Nam, hội nhập quốc tế. I. ĐẶT VẤN ĐỀ Sự phát triển của thế giới đã bước sang một trang mới với những thành tựu có tính đột phá, trong đó yếu tố đóng vai trò trung tâm quyết định sự biến đổi về chất lượng của nền kinh tế chính là nguồn nhân lực chất lượng cao. Sự thống trị của các nhân tố truyền thống như số lượng đất đai, lao động hay nguồn vốn giờ đây đã được thay đổi. Chính nguồn nhân lực chất lượng cao mới là yếu tố cơ bản nhất của mọi quá trình, bởi lẽ những yếu tố khác vẫn có thể giải quyết được nếu có tri thức, song tri thức không tự nhiên xuất hiện mà phải trải qua một quá trình giáo dục, đào tạo và hoạt động thực tế. Ngày nay, sự cạnh tranh giữa các quốc gia, các doanh nghiệp chủ yếu là cạnh tranh về hàm lượng chất xám, tức là hàm lượng tri thức kết tinh trong sản phẩm hàng hóa - dịch vụ nhờ vào nguồn nhân lực chất lượng cao. Vì vậy, để có được tốc độ phát triển nhanh và bền vững, các quốc gia trên thế giới đều chú trọng đến việc phát triển nguồn nhân lực, một vấn đề cấp bách có tầm chiến lược, có tính sống còn trong bối cảnh toàn cầu hóa kinh tế thế giới. Hiện nay, công nghệ của Việt Nam còn đang ở mức trung bình thấp so với thế giới. Trong các ngành công nghiệp, hệ thống máy móc thiết bị của Việt Nam bị lạc hậu từ 2 đến 4 thế hệ so với thế giới. Tình trạng thiếu công nhân kỹ thuật, đặc biệt là công nhân kỹ thuật cao là nhân tố trực tiếp ảnh hưởng đến quá trình thực hiện chuyển giao công nghệ, làm giảm hiệu suất sử dụng của thiết bị công nghệ. Trong cơ cấu trình độ của lực lượng lao động nước ta, tỷ lệ lao động qua đào tạo không chỉ quá thấp mà còn bất hợp lý. Chúng ta thiếu những cán bộ có trình độ trên đại học, đại học, trung cấp chuyên nghiệp và cả công nhân lành nghề, nhưng thiếu hụt nghiêm trọng hơn cả là vị trí chuyên gia đầu ngành và công nhân kỹ thuật lành nghề (Lê Văn Toàn, 2007). Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành trung ương khóa IX tại đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng cũng xác định rằng con đường công nghiệp hóa - hiện đại hóa (CNH-HĐH) của nước ta cần và có thể rút ngắn thời gian so với các nước đi trước, và muốn vậy thì phải phát huy nguồn lực trí tuệ và sức mạnh tinh thần của người Việt Nam thông qua giáo dục và đào tạo, khoa học, công nghệ, gắn với hội nhập quốc tế, phát huy lợi thế của đất nước, gắn CNH-HĐH với kinh tế tri thức, tận dụng mọi khả năng để đạt trình độ tiến tiến, hiện đại về khoa học công nghệ. Kế thừa quan điểm phát triển, tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Đảng ta tiếp tục xác định: “phát huy tối đa nhân tố con người, coi con người là chủ thể, nguồn lực chủ yếu và là mục tiêu của sự phát triển”; “phát triển nhanh nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược...”; “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đổi mới toàn diện và phát triển nhanh giáo dục đào tạo” (Đảng Cộng sản Việt Nam, 2011). Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế, yêu cầu về nguồn nhân lực - một yếu tố then chốt và mang tính quyết định - hiện đang đặt ra cho nền kinh tế nước ta những vấn đề mang tính cấp bách như: Số lượng lao động thì dư thừa nhưng chất lượng thì lại không đáp ứng đủ, yêu cầu lao động với hàm lượng chất xám cao và lao động có trình độ chuyên môn tay nghề cao luôn trong tình trạng thiếu hụt; Hệ thống giáo dục đào tạo tuy đã được cải tiến, tiếp cận dần với hệ thống giáo dục quốc tế, chất lượng đội ngũ giáo viên cũng đã được nâng lên, tuy nhiên chất lượng giáo dục và đào tạo vẫn còn nhiều bất cập trước yêu cầu phát triển của đất nước. Những điều đó sẽ làm hạn chế khả năng cung ứng nguồn nhân lực cho một thị trường đang có nhu cầu phát triển cao về chất nhằm phục vụ cho quá trình CNH-HĐH và hội 166 THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƯỢNG CAO Ở VIỆT NAM TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ nhập kinh tế quốc tế của đất nước, chính vì thế cần phải sớm có những giải pháp để phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CHẤT LƢỢNG CAO TRONG BỐI CẢNH HỘI NHẬP KINH TẾ QUỐC TẾ A. Các khái niệm Khái niệm về nguồn nhân ...
Tìm kiếm theo từ khóa liên quan:
Nguồn nhân lực chất lượng cao Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao Hội nhập kinh tế quốc tế Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội Xây dựng đội ngũ tri thức Việt NamGợi ý tài liệu liên quan:
-
205 trang 429 0 0
-
Những hạn chế trong xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam và giải pháp khắc phục hạn chế
18 trang 348 0 0 -
Phát triển nguồn nhân lực ở Singapore và những vấn đề đặt ra đối với Việt Nam hiện nay
5 trang 237 1 0 -
5 trang 198 0 0
-
4 trang 177 0 0
-
11 trang 172 4 0
-
3 trang 168 0 0
-
23 trang 166 0 0
-
48 trang 150 0 0
-
9 trang 133 0 0