Danh mục

Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam

Số trang: 30      Loại file: pdf      Dung lượng: 349.07 KB      Lượt xem: 22      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Phí tải xuống: 7,000 VND Tải xuống file đầy đủ (30 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Trong khuôn khổ bài viết này, giới thiệu bức tranh về hiện trạng nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam thời gian gần đây, trên cơ sở đó đề xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam Thực trạng và giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị gắn với truy xuất nguồn gốc tại Việt Nam Nguyễn Quang Dũng, Trần Thị Loan, Ngô Huy Kiên, Trần Thị Bùi Trinh Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp, Bộ NN&PTNT1. ĐẶT VẤN ĐỀ Trong 2 thập kỷ vừa qua, nông nghiệp hữu cơ toàn cầu đã có bướcphát triển đột phá cả về diện tích canh tác, số lượng các quốc gia có nềnnông nghiệp hữu cơ, số lượng sản phẩm hữu cơ và giá trị thương mại toàncầu đối với sản phẩm nông nghiệp hữu cơ. Trong bối cảnh toàn cầu hóangày càng sâu rộng, hệ thống canh tác nông nghiệp thế giới đang có sựchuyển đổi mạnh mẽ từ nền nông nghiệp truyền thống sang nền nôngnghiệp bền vững hơn nhằm tạo ra sản phẩm nông sản có giá trị cao về chấtlượng, an toàn thực phẩm và bảo vệ môi trường để thích ứng với biến đổikhí hậu. Hệ thống canh tác nông nghiệp hữu cơ đã và đang là xu hướng pháttriển của nhiều quốc gia trên thế giới khi áp lực về lương thực giảm đi,trong khi áp lực về vệ sinh an toàn thực phẩm, chất lượng nông sản và môitrường tăng lên. Do vậy, nông nghiệp hữu cơ liên kết chuỗi giá trị là mộttrong những hướng đi của nông nghiệp Việt Nam thời gian tới. Sản xuấtnông nghiệp hữu cơ liên kết chuỗi sẽ mang lại một số lợi ích sau: (1) Tạolập giá trị kinh tế cao hơn các sản phẩm thông thường; (2) Đảm bảo sứckhỏe cho người tiêu dùng; (3) Không gây ảnh hưởng đến môi trường nhưnguồn nước, không khí, đất; (4) Có thể kết hợp với các loại hình kinh tếkhác để mang lại thu nhập cao hơn cho người sản xuất. Liên kết chuỗi giá trị nông sản đang hình thành và phát triển bền vữngở Việt Nam, sản xuất có liên kết chuỗi giá trị mang lại nhiều lợi ích chonông dân, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp và cộng đồng. Đối với cácsản phẩm nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam, việc liên kết chuỗi trong thờigian qua đã bắt đầu hình thành, tuy nhiên mới ở dạng mô hình, chưa đáp 535ứng được các yêu cầu về phát triển ngành nông nghiệp hiện đại trong cơchế thị trường cạnh tranh. Theo kết quả tổng điều tra nông nghiệp nôngthôn, cả nước có 20,3% tổng số doanh nghiệp nông lâm thủy sản có thựchiện liên kết; 35,5% tổng số hợp tác xã nông lâm thủy sản có liên kết vớidoanh nghiệp, nông dân và hợp tác xã khác; 54,4% số hợp tác xã có liênkết cung ứng sản phẩm dịch vụ đầu vào; 21,4% liên kết tiêu thụ sản phẩmvà dịch vụ đầu ra; 13,5% liên kết góp vốn đầu tư sản xuất và 10,7% liênkết theo hình thức khác. Đã có 619,3 ngàn hộ tham gia liên kết sản xuấttheo mô hình cánh đồng lớn. Tuy nhiên, phát triển sản xuất nông nghiệp hữu cơ theo liên kết chuỗiở Việt Nam vẫn đứng trước những thách thức, khó khăn không nhỏ cầnkhắc phục trong thời gian tới như: (1) Chưa có các cơ chế, chính sách đặcthù đủ mạnh để khuyến khích phát triển; (2) Hệ thống cấp chứng nhận, tiêuchuẩn, quy chuẩn, giám sát chưa hoàn chỉnh; (3) Bên cạnh số ít các doanhnghiệp được chứng nhận quốc tế, sản xuất hữu cơ của nhiều hộ nông dânvẫn dựa trên cơ sở tự nguyện; (4) Quỹ đất để sản xuất hữu cơ không nhiềuvà cần phải có thời gian dài để cải tạo, quy mô sản xuất nhỏ, chi phí đầu tưcao dẫn đến giá thành sản phẩm cao và thị trường không ổn định. Các văn kiện Hội nghị Trung ương, kết luận của Ban Bí thư, nghịquyết của Quốc hội, chỉ thị của Thủ tướng, Nghị quyết của Chính phủ, camkết của Việt Nam tại Hội nghị thượng đỉnh Liên hiệp quốc về chống BĐKH(COP21) tại Paris năm 2016… đều nhấn mạnh sự cần thiết và chủ trươngphát triển nông nghiệp hữu cơ. Trước nhu cầu sản xuất và tiêu dùng của doanh nghiệp cũng nhưngười dân đối với các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ hiện nay, Chính phủvà Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xác định nông nghiệp hữu cơđang là xu thế phát triển và sẽ phát triển nhanh trong thời gian tới do đảmbảo cung cấp được các sản phẩm tốt hơn cho sức khỏe con người và cho xãhội. Ngoài ra, sản xuất nông nghiệp hữu cơ còn bảo vệ sự phát triển bềnvững của môi trường, là một trong những giải pháp khả thi nhất trong việcứng phó với biến đổi khí hậu hiện nay. Trong khuôn khổ bài viết này, chúng tôi giới thiệu bức tranh về hiệntrạng nông nghiệp hữu cơ ở Việt Nam thời gian gần đây, trên cơ sở đó đề 536xuất một số giải pháp phát triển nông nghiệp hữu cơ theo chuỗi giá trị gắnvới truy xuất nguồn gốc.2. SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP HỮU CƠ VIỆT NAM2.1. Thực trạng sản xuất2.1.1. Trồng trọt hữu cơ - Diện tích cây trồng hữu cơ: toàn quốc có 55 tỉnh thành có trồng trọthữu cơ, diện tích trồng trọt hữu cơ đối với các cây trồng chính đạt gần 30ngàn ha, trong đó: cây lương thực (lúa + ngô) có 9 tỉnh có mô hình với diệntích 16,5 ngàn ha, rau hữu cơ 20 tỉnh có mô hình với diện tích hơn 2,2 ngànha, chè hữu cơ có 8 tỉnh có mô hình với diện tích gần 3 ngàn ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: