Danh mục

Thực trạng và giải pháp triển khai cơ chế tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học công lập

Số trang: 4      Loại file: pdf      Dung lượng: 270.82 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (4 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện tự chủ giáo dục đại học theo Luật Giáo dục đại học và gần 3 năm thí điểm cơ chế tự chủ theo Nghị quyết 77/2014/NQ-CP cho thấy, hệ thống giáo dục đại học có những chuyển biến tích cực. Đa số các cơ sở giáo dục đại học đã phát huy được những thành tựu trong quá trình phát triển của mình; chủ động xây dựng chiến lược đầu tư chiều sâu, định hướng phát triển dài hạn để tạo dựng “thương hiệu”, nâng cao chất lượng đào tạo.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp triển khai cơ chế tự chủ tại các cơ sở giáo dục đại học công lậpTÀI CHÍNH ĐỐI VỚI GIÁO DỤC ĐẠI HỌCTHỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP TRIỂN KHAICƠ CHẾ TỰ CHỦ TẠI CÁC CƠ SỞ GIÁO DỤC ĐẠI HỌC CÔNG LẬPTS. NGUYỄN THỊ THU HÀ - Vụ Giáo dục Đại học (Bộ Giáo dục và Đào tạo)Đến nay, sau hơn 4 năm thực hiện tự chủ giáo dục đại học theo Luật Giáo dục đại học và gần 3năm thí điểm cơ chế tự chủ theo Nghị quyết 77/2014/NQ-CP cho thấy, hệ thống giáo dục đại họccó những chuyển biến tích cực. Đa số các cơ sở giáo dục đại học đã phát huy được những thành tựutrong quá trình phát triển của mình; chủ động xây dựng chiến lược đầu tư chiều sâu, định hướngphát triển dài hạn để tạo dựng “thương hiệu”, nâng cao chất lượng đào tạo... Tuy nhiên, quá trìnhthực hiện tự chủ tại cơ sở giáo dục đại học công lập vẫn còn tồn tại một số hạn chế cần nhanhchóng khắc phục trong thời gian tới.Từ khóa: Giáo dục đào tạo, giáo dục đại học, tự chủ tài chính, nhà khoa học, nghiên cứu khoa họcAfter more than 4 years of implementinghigher education autonomy according to theHigher Education Law and nearly 3 years ofimplementing pilot autonomies according to theResolution No-77/2014/NQ-CP, it is evidentlythat higher education system has experiencepositive change. Most of higher educationbodies have achieved positive results in theirdevelopment strategies; successfully builtcomprehensive investment strategies and longterm development orientation to improve their“brands” and improve training performance,etc. However, during the implementationof autonomies at public higher educationorganizations, there have been limitations thatneed to be overcome in coming period.Keywords: Education and training, highereducation, financial autonomy, scientists,scientific researchNgày nhận bài: 12/4/2017Ngày chuyển phản biện: 14/4/2017Ngày nhận phản biện: 30/4/2017Ngày chấp nhận đăng: 5/5/2017Tình hình thực hiện tự chủtại các cơ sở giáo dục đại học công lậpCơ chế tự chủ trong các cơ sở giáo dục đại học(GDĐH) được quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 15/4/2006 của Chính phủ. Theo đó,Nghị định 43/2006/NĐ-CP quy định quyền tự chủ,14tự chịu trách nhiệm về thực hiện nhiệm vụ, tổ chứcbộ máy, biên chế và tài chính đối với đơn vị sự nghiệpcông lập. Căn cứ vào mức độ tự đảm bảo về kinhphí chi thường xuyên các cơ sở GDĐH đã được giaotự chủ thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy và biênchế; tự chủ tài chính. Việc giao quyền tự chủ theoNghị định 43/2006/NĐ-CP bước đầu có sự chuyểnbiến trong hệ thống cơ sở GDĐH, tạo cơ chế thuận lợicho các cơ sở GDĐH chủ động hơn trong thực hiệncác hoạt động của mình, nhất là công tác tổ chức cánbộ, các trường được chủ động sắp xếp bộ máy, tuyểndụng viên chức, thu hút các nhà khoa học nhằm nângcao chất lượng đào tạo của toàn hệ thống GDĐH vàgiảm bớt gánh nặng cho ngân sách của nhà nước.Tuy nhiên, việc thực hiện quyền tự chủ vẫn ở mứcđộ thấp; chuyển biến chậm; chủ yếu tập trung vào tựchủ tài chính nên hiệu quả thực hiện chưa cao.Luật Giáo dục đại học (2012); Luật Khoa học vàcông nghệ (2013) đã giao quyền tự chủ và tự chịutrách nhiệm cho các cơ sở GDĐH trong các hoạt độngchủ yếu thuộc các lĩnh vực tổ chức và nhân sự; tàichính và tài sản; đào tạo, khoa hoc công nghệ, hợptác quốc tế, đảm bảo chất lượng GDĐH. Cùng vớiđó, Nghị quyết 77/2014/NQ-CP ngày 24/10/2014 củaChính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đốivới các cơ sở GDĐH công lập giai đoạn 2014-2017,cho phép các cơ sở GDĐH công lập khi cam kết tựbảo đảm toàn bộ kinh phí hoạt động chi thườngxuyên và chi đầu tư được thực hiện tự chủ, tự chịutrách nhiệm toàn diện (hoạt động đào tạo và nghiêncứu khoa học, tổ chức bộ máy và nhân sự, tài chính);đã giao quyền tự chủ cao hơn trong tất cả các lĩnh vựchoạt động so với những quy định của Luật GDĐH vàcác nghị định khác của Chính phủ. Đến nay, đã có 18TÀI CHÍNH - Tháng 5/2017cơ sở GDĐH công lập được giao thí điểm thực hiệntự chủ theo Nghị quyết 77/2014/NQ-CP.Kế thừa và khắc phục những tồn tại, hạn chế khithực hiện tự chủ tại các cơ sở GDĐH, Nghị định số16/2015/NĐ-CP ngày 14/2/2015 của Chính phủ quyđịnh cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập.Trên cơ sở Nghị định 16/2015/NĐ-CP, Bộ Giáo dục vàĐào tạo hiện nay đang dự thảo nghị định quy địnhvề cơ chế tự chủ của cơ sở GDĐH công lập để trìnhChính phủ phê duyệt triển khai thống nhất trongtoàn hệ thống GDĐH, nhằm nâng cao quyền tự chủ,tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp cônglập từng bước xã hội hóa GDĐH. Hơn nữa, thực hiệnnhiệm vụ Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao BộGiáo dục và Đào tạo khẩn trương ban hành các vănbản quy định tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng dịch vụsự nghiệp công, kiểm định chất lượng dịch vụ công,đánh giá hiệu quả hoạt động của đơn vị sự nghiệpcông lập trong lĩnh vực GDĐH; quyết định của Thủtướng Chính phủ về danh mục dịch vụ giáo dục côngsử dụng ngân sách nhà nước.Sau hơn 4 năm thực hiện tự chủ GDĐH theo LuậtGDĐH và gần 3 năm thí ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: