Danh mục

Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên

Số trang: 9      Loại file: pdf      Dung lượng: 387.71 KB      Lượt xem: 12      Lượt tải: 0    
Thư Viện Số

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (9 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đội ngũ giảng viên có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình nâng cao chất lượng đào tạo đại học. Bài viết Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên được nghiên cứu nhằm đưa ra giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và giải pháp xây dựng đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN Ở ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN ĐẶNG VĂN DUY Trường Đại học Khoa học - Đại học Thái Nguyên Tóm tắt: Đại học Thái Nguyên được thành lập ngày 04/4/1994 theo Nghị định số 31/NĐ-CP của Chính phủ trên cơ sở tổ chức lại các trường đại học trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Sau hơn 20 năm xây dựng và phát triển, Đại học Thái Nguyên đã có đội ngũ giảng viên khá đông đảo với phẩm chất đạo đức và ý thức chính trị tốt, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ ngày càng được nâng cao. Tuy nhiên, đội ngũ giảng viên của Đại học Thái Nguyên còn một số hạn chế về số lượng, chất lượng, cơ cấu. Dựa trên thực trạng đó, nghiên cứu này đưa ra giải pháp cơ bản nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên ở Đại học Thái Nguyên. Từ khóa: giảng viên; giải pháp; Đại học Thái Nguyên.1. MỞ ĐẦU Đội ngũ giảng viên có vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình nâng cao chấtlượng đào tạo đại học. Đại học Thái Nguyên là đại học vùng, đào tạo đa ngành, đa lĩnhvực, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ chất lượng cao. Để xây dựng Đạihọc Thái Nguyên trở thành trung tâm đào tạo nguồn nhân lực, trung tâm nghiên cứukhoa học và chuyển giao công nghệ tiên tiến trong các lĩnh vực: Giáo dục, nông - lâmnghiệp, y tế, kinh tế… nhằm đóng góp cho sự phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội củakhu vực trung du, miền núi phía Bắc và cả nước, cần quan tâm xây dựng đội ngũ giảngviên ở Đại học Thái Nguyên đủ về số lượng, đảm bảo về chất lượng và hợp lý vềcơ cấu.2. NỘI DUNG2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên của Đại học Thái Nguyên2.1.1. Ưu điểm Về số lượng: Tính đến năm 2015, tổng số cán bộ của Đại học Thái Nguyên là4.432 người, trong đó giảng viên là 2.824 người, chiếm 63,7% tổng số cán bộ. Tỷ lệgiảng viên/sinh viên chính quy đạt 1/20,6 [4, tr. 54]. Mục tiêu của giáo dục đại học quy định trong Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP Vềđổi mới căn bản và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020 là: “Xâydựng đội ngũ giảng viên và cán bộ quản lý giáo dục đại học đủ về số lượng, có phẩmchất đạo đức và lương tâm nghề nghiệp, có trình độ chuyên môn cao, phong cách giảngdạy và quản lý tiên tiến; bảo đảm tỷ lệ sinh viên/giảng viên của hệ thống giáo dục đạihọc không quá 20. Đến năm 2010 có ít nhất 40% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 25% 104KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC QUỐC GIA... 03/2017đạt trình độ tiến sĩ; đến năm 2020 có ít nhất 60% giảng viên đạt trình độ thạc sĩ và 35%đạt trình độ tiến sĩ” [2, tr. 2]. Như vậy, tỷ lệ trung bình giảng viên/sinh viên của Đại học Thái Nguyên phù hợpvới mục tiêu Chính phủ đề ra trong Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP Về đổi mới căn bảnvà toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006 - 2020. Về chất lượng: Đại học Thái Nguyên đã có đội ngũ giảng viên với chất lượng khácao, đủ khả năng đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp giáo dục, đào tạo trong tình hình mới. Phẩm chất chính trị, đạo đức nghề nghiệp: Đội ngũ giảng viên Đại học TháiNguyên luôn giữ vững được phẩm chất đạo đức cách mạng, bản lĩnh chính trị vữngvàng. Chấp hành nghiêm chỉnh chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luậtcủa Nhà nước, tâm huyết với nghề nghiệp, có ý thức giữ gìn danh dự, lương tâm nhàgiáo. Thực hiện đúng điều lệ, nội quy của ngành, đơn vị. “Đại bộ phận cán bộ, đảngviên có lập trường tư tưởng quan điểm chính trị vững vàng, có đạo đức tốt, chấp hànhnghiêm túc, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, nộiquy, quy chế của cơ quan, đơn vị và địa phương” [4, tr. 11]. Trình độ chuyên môn: Tính đến năm 2015, Đại học Thái Nguyên có đội ngũ giảngviên với trình độ chuyên môn khá cao. Trong tổng số 2.824 giảng viên, có 8 giáo sư(chiếm 0,28%), 102 phó giáo sư (chiếm 3,6%), 463 tiến sĩ (chiếm 16,4%), 1.659 thạc sĩ(chiếm 58,7%). Như vậy, số giảng viên có trình độ thạc sĩ trở lên là 2.232 người (chiếm79% tổng số giảng viên) [4, tr.54]. Đặc biệt, Đại học có 87 giảng viên cao cấp, 249giảng viên chính, 2 nhà giáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Nhân dân và 52 nhàgiáo được phong tặng danh hiệu Nhà giáo Ưu tú. Đội ngũ này không những là giảngviên đầu ngành, nòng cốt trong công tác giảng dạy ở các trường mà còn có vai tròhướng dẫn, giúp đỡ những giảng viên trẻ trong quá trình công tác. Từ năm 2013, Đại học Thái Nguyên triển khai thực hiện Đề án nâng cao trình độngoại ngữ, tin học cho cán bộ, viên chức. Nhờ đó, trình độ ngoại ngữ và tin học của độingũ giảng viên không ngừng được nâng cao. “Đã có 574 giảng viên đạt chuẩn tiếngAnh theo Đề án ngoại ngữ Quốc gia 2020 (đạt 20,3%), 1.446 cán bộ, giảng viên đạttrình độ tin học quốc tế ...

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: