Danh mục

Thực trạng và một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạm

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 103.85 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Phí tải xuống: 4,000 VND Tải xuống file đầy đủ (8 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Xuất phát từ việc nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong các trường đại học sư phạm.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạmJOURNAL OF SCIENCE OF HNUE DOI: 10.18173/2354-1075.2015-0085Educational Sci., 2015, Vol. 60, No. 6A, pp. 140-147This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG NGHIỆP VỤ SƯ PHẠM CHO SINH VIÊN CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM Trương Thị Bích Viện Nghiên cứu Sư phạm, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Điểm khác biệt giữa trường Đại học sư phạm với các trường đại học khác là hoạt động đào tạo nghiệp vụ sư phạm. Thông qua hoạt động này, tay nghề dạy học của sinh viên được hình thành và được rèn luyện thường xuyên. Đây là điều kiện “cần” để sinh viên bớt đi sự bỡ ngỡ khi xuống các trường phổ thông thực tập sư phạm. Hoạt động này cũng trang bị cho sinh viên các kĩ năng dạy học, kĩ năng giáo dục cần thiết, góp phần rút ngắn khoảng cách “tập sự” của giáo viên trẻ mới ra trường, giúp họ nhanh chóng làm quen, hòa nhập và có thể hoàn thành tốt nhiệm vụ dạy học - giáo dục, đáp ứng Chuẩn nghề nghiệp giáo viên phổ thông trung học. Xuất phát từ việc nghiên cứu thực trạng chất lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên, bài viết đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động này trong các trường đại học sư phạm. Từ khóa: Nghiệp vụ sư phạm, dạy học, giáo dục, giáo viên.1. Mở đầu Trong trường sư phạm, hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên là hoạt độngchuyên biệt và mang tính đặc thù. Vì vậy, việc quan tâm đầu tư thích đáng cho hoạt động này làrất quan trọng. Những thành tựu về đào tạo giáo viên của các cơ sở đào tạo đã được khẳng định.Tuy nhiên, vẫn còn những câu hỏi đặt ra và chưa có câu trả lời thấu đáo: Năng lực thích ứng nghềnghiệp của nhiều sinh viên sư phạm chưa cao. Rất nhiều công trình khoa học đã đề cập đến vấnđề này. Phạm Văn Chín trong “Thực trạng và một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng nghiệpvụ sư phạm cho sinh viên trường Đại học Sư phạm Hà Nội” [3], Nguyễn Thành Thi trong “Từ“Học” đến “Hành” và “Tập” - Khoảng cách cần phải rút ngắn trong đào tạo giáo viên” [14] đãchỉ ra những bất cập trong công tác đào tạo nghiệp vụ sư phạm ở các trường đại học sư phạm.Nguyễn Thành Thi cho rằng “chương trình, các quy cách dạy học các môn Giáo dục học, Tâm líhọc còn nặng sách vở, kinh viện, giảng viên bộ môn phương pháp không thích dạy phương phápmà chỉ thích “lấn sân” dạy lại kiến thức cơ bản, chuyên ngành. Đinh Quang Báo [1], Vũ Thị Sơn[12], Trương Thị Bích [2], Phạm Xuân Hậu [4], Nguyễn Thu Tuấn [10] đã nghiên cứu đề xuất mộtsố biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả đào tạo nghiệp vụ sư phạm trong trường đại học sư phạm.Phạm Trung Thanh trong “Rèn luyện nghiệp vụ sư phạm thường xuyên” [13] đã xây dựng đượcmột quy trình đào tạo nghiệp vụ sư phạm rất chặt chẽ. Đây thực sự là tài liệu tham khảo có giá trịmặc dù được viết cho đối tượng sinh viên trường Cao đẳng sư phạm. Trên cơ sở kết quả nghiên cứuNgày nhận bài: 1/2/2015. Ngày nhận đăng: 21/5/2015.Liên hệ: Trương Thị Bích, e-mail: bichnxbgd@gmail.com.140 Thực trạng và một số đề xuất nâng cao chất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên...đã có, trong bài viết này, tác giả quan tâm đến hai vấn đề: Thứ nhất, tìm hiểu khái quát thực trạngchất lượng đào tạo nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên; thứ hai, đề xuất một số biện pháp nhằm nângcao hiệu quả hoạt động này trong các trường đại học sư phạm. Để có cơ sở cho việc khái quát bứctranh thực trạng, tác giả bài viết đã dựa trên kết quả nghiên cứu của Hội thảo Khoa học Nâng caochất lượng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên các trường đại học sư phạm, tổ chức vào tháng 1 năm2010 tại Hà Nội và căn cứ vào kết quả khảo sát, điều tra của cán bộ nghiên cứu - Viện Nghiên cứuSư phạm đối với cán bộ quản lí, giáo viên hướng dẫn sinh viên thực tập ở trường phổ thông, sinhviên thực tập năm thứ 4 của Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, năm học 2011-2012.2. Nội dung nghiên cứu2.1. Khái quát thực trạng hoạt động rèn luyện nghiệp vụ sư phạm trong trường đại học sư phạm Trường đại học sư phạm là cơ sở đào tạo giáo viên, là nơi cung cấp nguồn nhân lực - ngườidạy học cho các trường phổ thông. Nói cách khác, trường sư phạm là nơi “tạo ra sản phẩm”, còncác trường phổ thông là “khách hàng tiêu thụ sản phẩm”. Thế nhưng, nơi đào tạo đã chưa quantâm thực sự đến “đơn đặt hàng” của khách hàng, đã cho “ra lò” những sản phẩm được đánh giá là“giàu tri thức chuyên môn, nghèo kĩ năng sư phạm”. Trong khi, chính nghiệp vụ sư phạm sẽ quyếtđịnh tay nghề giáo viên, làm nên bản lĩnh giáo viên. Thiếu nghiệp vụ sư phạm, giáo viên khôngthể thực hiện tốt hoạt động dạy học của mình. Sau đây là một số những bất cập về chất lượng củahoạt động này trong các trường đại học sư phạm: 1 ...

Tài liệu được xem nhiều: