Danh mục

Thực trạng và một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Hồng Đức giai đoạn 2016-2020

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 246.15 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết từ việc đánh giá thực trạng đội ngũ và công tác quản lý đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hồng Đức trong giai đoạn 2010-2016, nhóm tác giả bài viết đưa ra các giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hồng Đức giai đoạn 2016-2020.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng và một số giải pháp phát triển đội ngũ giảng viên trường Đại học Hồng Đức giai đoạn 2016-2020 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 THỰC TRẠNG VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN ĐỘI NGŨ GIẢNG VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 Nguyễn Thị Phương1, Lại Văn Chính2 TÓM TẮT Phát triển đội ngũ giảng viên là giải pháp đột phá trong việc xây dựng đào tạonguồn nhân lực, có vai trò tiên quyết đảm bảo sự thành công của một “thương hiệu” giáodục đại học. Trong nhiều năm qua, trường Đại học Hồng Đức đã thực hiện nhiều giảipháp nhằm xây dựng đội ngũ giảng viên có năng lực và trình độ cao. Bên cạnh nhữngthành tựu đạt được, công tác phát triển đội ngũ giảng viên Nhà trường còn gặp nhiều hạnchế, yếu điểm. Từ việc đánh giá thực trạng đội ngũ và công tác quản lý đội ngũ giảng viênTrường Đại học Hồng Đức trong giai đoạn 2010 - 2016, nhóm tác giả bài viết đưa ra cácgiải pháp phát triển đội ngũ giảng viên Trường Đại học Hồng Đức giai đoạn 2016 - 2020. Từ khóa: Đội ngũ giảng viên, nguồn nhân lực, trường Đại học Hồng Đức. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Chất lượng đội ngũ giảng viên (ĐNGV) có vai trò quyết định trong việc đảm bảo vànâng cao chất lượng giáo dục trường đại học. Vì vậy, phát triển đội ngũ giảng viên là giảipháp đột phá trong việc nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực; Chiến lược phát triểngiáo dục 2011 - 2020: Mục tiêu là xây dựng đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dụcđược chuẩn hoá, đảm bảo chất lượng, đủ về số lượng, đồng bộ về cơ cấu, đặc biệt chútrọng nâng cao bản lĩnh chính trị, phẩm chất, lối sống, lương tâm, tay nghề của nhà giáo;Thông qua việc quản lý, phát triển đúng định hướng và có hiệu quả sự nghiệp giáo dục đểnâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao của sựnghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước” [1]. Trường Đại học Hồng Đức (ĐHHĐ) giữ vai trò quan trọng trong đào tạo nguồn nhânlực phục vụ chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, góp phần đáp ứng nhucầu của xã hội [2]. Đội ngũ giảng viên là nhân tố quyết định trong việc thực hiện nhiệm vụ chính trị củanhà trường. Công tác xây dựng đội ngũ phải đi trước một bước, phải đảm bảo về số lượng,cơ cấu đáp ứng yêu cầu phát triển quy mô đào tạo, bậc và ngành đào tạo; có đủ năng lựcchuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu nghiên cứu khoa học (NCKH) chuyển giao côngnghệ và hợp tế quốc tế và xây dựng trường Đại học Hồng Đức ngang tầm với các trườngđại học lớn trong cả nước.1,2 Cán bộ phòng Tổ chức cán bộ, trường Đại học Hồng Đức122 TẠP CHÍ KHOA HỌC, TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ 32. 2016 2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 2.1. Thực trạng đội ngũ giảng viên, công tác phát triển giảng viên trường Đại họcHồng Đức giai đoạn 2010 - 2016 Bảng 1. Trình độ học vấn giảng viên trường Đại học Hồng Đức giai đoạn 2010 - 2016 Tổng số Tiến sĩ Thạc sĩ Đại học Năm học Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ Số Tỷ lệ (%) lượng (%) lượng (%) lượng (%) lượng 2011-2012 500 100 46 9,2 265 53 189 38 2015-2016 514 100 109 21 336 65 73 14 Qua bảng số liệu ta thấy trong những năm qua, số lượng và chất lượng đội ngũ giảngviên trường Đại học Hồng Đức không ngừng được nâng cao. Phần lớn giảng viên có ý thức nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, năng lựcgiảng dạy. Năm học 2011-2012, toàn trường có 46 giảng viên có trình độ tiến sĩ (TS)(trong đó có 02 PGS chiếm 9,2%), đến nay 109 giảng viên có trình độ tiến sĩ (16 Phó giáosư), chiếm 21% tổng số giảng viên; hơn 336 giảng viên có trình độ thạc sỹ (ThS) (65%).Đây là cơ sở nhà trường mở rộng quy mô đào với 02 chuyên ngành tiến sĩ, 15 chuyênngành thạc sỹ (01 ngành liên kết đào tạo với đại học Soongsil, Hàn quốc); 38 ngành Đạihọc (01 ngành liên kết đào tạo với đại học trường đại học Hoàng gia RajamangalaThanabury Thái Lan); 17 ngành cao đẳng với tổng số hơn 14 nghìn sinh viên. Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực, tính chủđộng sáng tạo của người học, sử dụng các phương tiện hiện đại, gắn lý thuyết với thựchành, gần 100% giảng viên tiếp cận, sử dụng phương pháp dạy học tiên tiến, khoảng 60%số giờ giảng được thực hiện theo phương pháp tích cực. Trình độ ngoại ngữ, tin học, lý luận chính trị không ngừng được nâng cao. Từ năm2011 đến nay, nhà trường đã cử 262 giảng viên đi đào tạo sau đại học, trong đó: Nghiêncứu sinh 115 (46 người đi học ở nước ngoài chiếm 40%); Cao học 147 người ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: