Danh mục

Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả

Số trang: 8      Loại file: pdf      Dung lượng: 235.22 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Hoai.2512

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bài viết nêu lên sự cần thiết và thực trạng trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trên cơ sở quy định của pháp luật, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thực trạng xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả THỰC TRẠNG XỬ PHẠT VI PHẠM HÀNH CHÍNH ĐỐI VỚI HÀNH VI BUÔN BÁN HÀNG GIẢ Hồ Tùng Lâm, Lê Khánh Giang, Huỳnh Nhật Minh* Khoa Luật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: ThS. Lê Thị Minh ThưTÓM TẮT‚Buôn bán hàng giả‛ đã và đang trở thành một vấn đề được quan tâm hàng đầu của người tiêudùng, người quản lý và các cấp chính quyền. ‚Buôn bán hàng giả‛ không những ảnh hưởng đếnsức khỏe của người tiêu dùng, hay sự khó khăn của các cấp chính quyền trong việc quản lý mà nócòn liên quan trực tiếp đến sự phát triển kinh tế, an sinh xã hội, hợp tác quốc tế, an ninh quốcphòng và đối ngoại của đất nước. Vì vậy, trong bài viết này, tác giả muốn đề cập về sự cần thiết vàthực trạng trong việc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả trên cơ sở quyđịnh của pháp luật, từ đó đưa ra kiến nghị để hoàn thiện hơn những quy định của pháp luật trongviệc xử lý vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán hàng giả hiện nay.Từ khóa: Chính sách hoàn thiện pháp luật, buôn bán hàng giả, xử lý vi phạm hành chính.1 ĐẶT VẤN ĐỀTình trạng buôn bán hàng giả đã trở thành vấn đề rất lớn, gây bức xúc, lo lắng cho toàn xã hội, lànguy cơ nghiêm trọng hàng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, an toàn tính mạng của từngngười dân. Nhưng công tác quản lý, xử lý hành vi buôn bán hàng giả còn nhiều bất cập cả về thểchế và thực thi pháp luật, một số phương tiện thông tin đại chúng đưa tin không chính xác, thiếucăn cứ khoa học, tác động rất tiêu cực đến việc sản xuất, kinh doanh và niềm tin của người dân vềhàng hóa chất lượng. Vì vậy, việc xử lý hành vi buôn bán hàng giả là một vấn đề thực sự rất cầnthiết trong công tác đảm bảo hàng hóa đạt tiêu chuẩn chất lượng hiện nay. Thời gian gần đây, trêncác phương tiện truyền thông đại chúng tràn ngập các bài viết về buôn bán hàng giả khiến chongười tiêu dùng khủng hoảng niềm tin khi liên tiếp nhận thông tin về những lần cơ quan chức năngphát hiện các đường dây kinh doanh, buôn bán hàng giả kém chất lượng.Theo báo cáo thống kê của Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công thương), trong năm 2017 và 9tháng đầu năm 2018, lực lượng quản lý thị trường đã phát hiện 34.733 vụ vi phạm, xử phạt hànhchính trên 121,3 tỷ đồng, trị giá hàng vi phạm hơn 907 tỷ đồng. Trong đó, hàng hóa giả về chấtlượng, công dụng có 458 vụ vi phạm; hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, nhãn hiệu, bao bì 6.154 vụ;690 vụ vi phạm tem, nhãn, bao bì hàng hóa giả; 1.064 vụ vi phạm về xâm phạm quyền sở hữu trítuệ; 26.367 vụ vi phạm về nhãn hàng hóa. Đặc biệt, chỉ tính riêng tại TP. Hồ Chí Minh, trong 9 thángtính từ đầu năm 2018, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh kiểm tra các trung tâm thươngmại, chợ truyền thống, các cửa hàng, đã phát hiện 749 vụ kinh doanh hàng giả, thu giữ 20.4279sản phẩm giả gồm quần áo, mắt kính, đồng hồ đeo tay, ví, túi xách, phụ tùng xe máy, mỹ phẩm, 1647thực phẩm chức năng. Theo thống kê của Chi cục Quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh, các mặt hànggiả chỉ đứng sau các mặt hàng nhập lậu về số vụ vi phạm xử lý, trung bình mỗi tuần, phát hiện từ10 đến 40 vụ hàng giả. Điển hình như việc kinh doanh tại chợ Bến Thành (TP. Hồ Chí Minh) trongnhững năm gần đây, mặc dù hàng ngàn tiểu thương ký vào bản cam kết không bán hàng giảnhưng khi cơ quan chức năng kiểm tra thì hàng giả vẫn tràn ngập chợ, cụ thể vào ngày10/05/2019, lực lượng quản lý thị trường TP. Hồ Chí Minh kiểm tra 20 sạp tại chợ Bến Thành, đãphát hiện hơn 3.200 sản phẩm là mặt hàng mắt kính, đồng hồ, bóp ví kinh doanh trái phép, trongđó có 1.380 sản phẩm là hàng giả [12].Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường Nguyễn Hữu Linh cho biết, trong năm 2019, lực lượngquản lý thị trường đã bất ngờ kiểm tra tại các điểm nóng và triệt hạ các đường dây, ổ nhóm vềbuôn bán hàng giả, phát hiện và xử lý gần 90.000 vụ vi phạm, ước thu nộp ngân sách gần 670 tỷđồng, giá trị hàng hóa, tang vật vi phạm bị tiêu hủy trên 120 tỷ đồng. Điển hình là vụ kiểm tra 18 khohàng tại Quận 6, TP. Hồ Chí Minh đã phát hiện lượng lớn hàng hóa giả nhãn hiệu nổi tiếng đượcbảo hộ tại Việt Nam như: Dior, Chanel, Louis Vuitton, Gucci,…[1].Đầu năm 2020, khi bệnh viêm phổi cấp tính do chủng mới của vi-rút Co-ro-na (COVID-19) gây ra,đã gây hoang mang cho người dân, theo khuyến cáo của các cơ quan chuyên ngành y tế thì việcđeo khẩu trang có thể một phần nào ngăn cản được sự lây nhiễm của vi-rút, lợi dụng việc nàynhiều cơ sở kinh doanh đã đầu cơ tích trữ, nâng giá bán khẩu trang với một mức giá trên trời,không những thế những chiếc khẩu trang này còn bị làm giả từ giấy vệ sinh. Điển hình, vào ngày11/02/2020, Cục Quản lý thị trường Hà Nội đã bất ngờ kiểm tra một chiếc ...

Tài liệu được xem nhiều: