Danh mục

Thuốc cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 241.59 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Nội soi để phát hiện bệnh ở đường tiêu hóa.Xuất huyết tiêu hoá là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch máu, mà mạch máu ấy lại nằm trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là nôn ra máu, đi ngoài phân đen. Đây là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa. Xuất huyết tiêu hoá gặp cả nam và nữ, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nam giới gặp nhiều hơn nữ giới; tuổi hay gặp từ 20-50 tuổi, với các yếu tố thuận lợi là lúc thời tiết chuyển mùa từ xuân -...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa Thuốc cầm máu trong xuất huyết tiêu hóa Nội soi để phát hiện bệnh ở đường tiêu hóa. Xuất huyết tiêu hoá là hiện tượng máu chảy ra khỏi mạch máu, màmạch máu ấy lại nằm trong ống tiêu hoá. Biểu hiện lâm sàng chủ yếu là nônra máu, đi ngoài phân đen. Đây là một cấp cứu nội khoa và ngoại khoa. Xuấthuyết tiêu hoá gặp cả nam và nữ, gặp ở mọi lứa tuổi nhưng nam giới gặpnhiều hơn nữ giới; tuổi hay gặp từ 20-50 tuổi, với các yếu tố thuận lợi là lúcthời tiết chuyển mùa từ xuân - hè, từ thu - đông, sau cảm cúm, hoặc dùng mộtsố thuốc như aspirin, corticoit..., sau các sang chấn tâm lý mạnh... Có rất nhiều nguyên nhân gây ra xuất huyết tiêu hóa như loét dạ dày tátràng, xơ gan mất bù, do dùng thuốc, do ung thư dạ dày... và vì thế ít nhiều chiếnthuật điều trị sẽ khác nhau tùy theo nguyên nhân. Tuy nhiên, trong phạm vi bàiviết này chỉ đề cập đến vấn đề cầm máu trong điều trị xuất huyết tiêu hóa. Biểu hiện của xuất huyết tiêu hóa Tùy theo nguyên nhân mà có các biểu hiện khác nhau, tuy nhiên các biểuhiện thường gặp: Nôn ra máu: Số lượng từ 100ml - 1.000ml hoặc nhiều hơn nữa tùy theomức độ, máu thành cục (hạt ngô, hạt đỗ), màu nâu xẫm, nhờ nhờ đỏ, lẫn với thứcăn, dịch nhầy loãng. Trong trường hợp bệnh nhân nôn ra máu cần loại trừ các trường hợp: Ho ramáu (máu ra ngay sau khi ho, máu đỏ tươi lẫn bọt, máu ra nhiều lần rải rác trongnhiều ngày có phản ứng kiềm); chảy máu cam (máu chảy theo đường mũi, đỏ tươivà khạc ra đường mồm) có khi bệnh nhân nuốt vào nên nôn ra máu cục. Hoặcuống những thuốc có màu đen (than), ăn tiết canh rồi nôn ra. Muốn phân biệt cầnxem kỹ chất nôn và hỏi kỹ bệnh nhân. Đi ngoài phân đen: Sền sệt, nát lỏng như bã cà phê, mùi thối khắm (nhưcóc chết), 2-3 lần trong vòng 24 giờ. Dấu hiệu mất máu (sau nôn máu, ỉa phân đen) tùy theo mức độ mất máu sẽthấy vã mồ hôi, chân tay lạnh nổi da gà, da niêm mạc nhợt, có khi vật vã giãy giụa,có khi có ngất xỉu, mạch nhanh nhỏ, huyết áp tụt, thở nhanh nông, đái ít, có khi vôniệu. Nếu làm các xét nghiệm thường quy tùy thuộc vào thời gian có thể sẽ thấyhồng cầu giảm, huyết sắc tố giảm, hematocrit giảm. Cầm máu như thế nào? Nguyên tắc điều trị: Tùy theo mức độ và nguyên nhân mà có phương ánđiều trị thích hợp, nhưng trước hết phải theo những mục tiêu chung: chống shock,cầm máu, khôi phục lưu lượng tuần hoàn, điều trị triệu chứng, điều trị theo nguyênnhân. Điều trị cụ thể: Đặt bệnh nhân nằm nơi yên tĩnh, thoáng nhưng không lộng gió. Đầu thấpnghiêng về một bên. Không thay đổi tư thế bệnh nhân nhiều khi thăm khám, theodõi mạch, huyết áp, nhiệt độ, các chất thải 1-3 giờ/lần. Chế độ ăn nếu chảy máu ở mức độ nặng nhịn ăn 24 giờ. Sau đó cho uốngsữa lạnh. Khi ngừng chảy máu cho ăn lỏng, mềm, cuối cùng cho ăn cơm. Thuốc sử dụng: Tinh chất hậu yên: Posthypophyse loại bột màu trắng mỗi ống 5 đơn vịquốc tế (có loại 10 đơn vị). Liều dùng 20-40 đơn vị hoà với huyết thanh ngọt đẳngtrương 5%: 250ml-300ml truyền nhỏ giọt tĩnh mạch tốc độ 40-50 giọt trong 1phút. Thuốc có tác dụng co mạch trung ương giãn mạch ngoại vi làm giảm áp lựctĩnh mạch gánh. Thuốc dùng 2-5 ngày. Chỉ định tốt trong xuất huyết tiêu hóa dogiãn vỡ tĩnh mạch thực quản. Chống chỉ định: Không dùng cho bệnh nhân có cơnđau thắt ngực Vitamin K ống 5mg dùng liều 6,8,12 ống trong 24 giờ tuỳ theo mức độ xuấthuyết tiêu hoá nhẹ, vừa hay nặng. Vitamin K giúp tăng tạo prothrombin góp phầncầm máu. Chỉ định tốt trong chảy máu đường mật, nhưng chức năng gan còn tốt. Hemocaprol: ống 10ml (tương đương với 2gr axít epsilonaminocaproic) tácdụng ức chế plasminogen ngăn không cho plasminogen chuyển thành plasmin(plasmin có tác dụng làm tan cục máu đông). Vì không có plasmin nên cục máuđông chậm tan, kéo dài thời gian cầm máu. Chỉ dùng 3-4 ngày mỗi ngày 1 ốngtiêm bắp, tĩnh mạch hoặc uống (liều uống phải tăng gấp đôi liều tiêm). Dùngtrong xuất huyết tiêu hoá ở bệnh nhân có rối loạn đông máu. Truyền máu tươi cùng nhóm. Liều truyền đầu tiên ít nhất 300ml mới cóhiệu lực cầm máu. Có thể truyền máu dự trữ hoặc truyền trực tiếp (người cho -người nhận) qua máy. Chú ý: Không dùng long não (vì làm giãn mao mạch); cafein (vì tăng tiếttoan dạ dày), noradrenalin (vì cung lượng tim trong xuất huyết tiêu hoá giảm, sẽlàm giảm mạch trung ương (mạch vành...) thuốc làm co mạch ngoại vi máu khôngvề trung ương sẽ gây nguy hiểm. Ngoài các biện pháp chung như trên, tùy theo nguyên nhân, điều kiện trangbị và trình độ nhân viên y tế mà có thể sử dụng các biện pháp cầm máu khác đểđiều trị như đặt sonde Blakemore (trong chảy máu do giãn vỡ tĩnh mạch thựcquản), các can thiệp cầm máu qua nội soi... Chỉ xem xét điều trị ngoại khoa khinội soi thấy máu chảy thành tia, hoặc khi ...

Tài liệu được xem nhiều: