Danh mục

Thuốc chữa viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ em

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 136.44 KB      Lượt xem: 9      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0

Báo xấu

Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Bệnh thường bắt đầu bằng dấu hiệu hắt hơi, rồi chảy nước mũi trong. Lúc này niêm mạc mũi nề sũng làm trẻ ngạt tắc mũi thường xuyên. Viêm mũi xoang xuất tiết tuy không nguy hiểm nhưng lại rất hay gây biến chứng làm ảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của trẻ như giảm thị lực, viêm họng, ho kéo dài, viêm thanh - khí - phế quản...Các thuốc dùng toàn thân (đường uống) Sử dụng thuốc giảm xuất tiết từ niêm mạc mũi xoang đường uống như nhóm thuốc kháng histamin H1 chọn lọc. Nhóm thuốc này...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc chữa viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ em Thuốc chữa viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ em Bệnh thường bắt đầu bằng dấu hiệu hắt hơi, rồi chảy nước mũi trong.Lúc này niêm mạc mũi nề sũng làm trẻ ngạt tắc mũi thường xuyên. Viêm mũixoang xuất tiết tuy không nguy hiểm nhưng lại rất hay gây biến chứng làmảnh hưởng nhiều tới sức khoẻ của trẻ như giảm thị lực, viêm họng, ho kéodài, viêm thanh - khí - phế quản... Các thuốc dùng toàn thân (đường uống) Sử dụng thuốc giảm xuất tiết từ niêm mạc mũi xoang đường uống nhưnhóm thuốc kháng histamin H1 chọn lọc. Nhóm thuốc này có tác dụng phong bếcác thụ thể H1 ở ngoại biên, ức chế phóng thích histamin từ dưỡng bào nhưchlorpheniramin maleat, loratidin, fexofenadin hydoclorid, desloratidin... Nhóm thuốc kháng histamin được chia làm nhiều thế hệ: I, II, III, IV... Các kháng histamin thế hệ sau thường khắc phục được nhược điểm lớn nhấtcủa thế hệ đầu là phản ứng phụ gây buồn ngủ vì thuốc không thấm được vào thầnkinh trung ương và ngoài tác dụng kháng histamin thuốc còn có tác dụng chống dịứng và chống viêm. Thuốc kháng histamin thường được dùng kéo dài 2 tuần mỗi đợt điều trị.Đối với người có bệnh lý về gan cần dùng thận trọng và có thể giảm liều. Khôngdùng thuốc cho trẻ dưới 2 tuổi (vì chưa xác định được độ an toàn của thuốc). Các thuốc dùng tại chỗ Thuốc dùng tại chỗ là các thuốc có tác dụng chống xung huyết, chống viêmvà giảm phù nề như: - Thuốc làm săn khô niêm mạc mũi là nhóm muối bạc: argyrol, thuốc nàydễ bị phân huỷ bởi ánh sáng nên thuốc được bọc bởi một lớp giấy than chống ánhsáng và sử dụng mỗi lọ chỉ dưới 10 ngày. - Thuốc chống viêm có corticoid dạng nhỏ như polydexa, collydexa... cácthuốc này chỉ dùng dưới 7 ngày. Người ta cũng pha chế thuốc chữa mũi dạng phun sương có thể dùng kéodài 2 năm. Tuy nhiên phải theo dõi chặt chẽ và hiệu chỉnh liều theo sự tiến triểnhoặc suy thoái của bệnh. Thuốc coricoid tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2% hấp thu vàomáu nhưng nếu không được điều trị đúng phương pháp cũng sẽ gây một số biếnchứng nhất là ở trẻ em như không kích thích vỏ thượng thận tiết hormon làm teovỏ thượng thận, tăng giữ muối, nước, ứ đọng mỡ ở một số bộ phận như mặt, tăngđường huyết... tình trạng quen thuốc do điều trị dở dang. Thuốc corticoid dùng tại chỗ với tác dụng chống viêm ở các liều thấp,không có tác dụng toàn thân. Trẻ em từ 3-11 tuổi, sử dụng điều trị dự phòng bằngnasonex được khuyên dùng 2-4 tuần trước thời gian dự kiến sẽ xuất hiện viêmmũi. Không được dùng thuốc khi có các nhiễm trùng khu trú, vì tác dụng ức chếsự lành vết thương của corticoid. Nếu xuất hiện nhiễm nấm khu trú ở niêm mạcmũi, họng hay kích ứng họng dai dẳng cần ngừng dùng thuốc. Lưu ý khi bệnh nhân đang sử dụng thuốc corticoid đường toàn thân kéo dàichuyển sang đường xịt tại chỗ, có thể dẫn đến suy thượng thận trong một số thángcho đến khi chức năng của trục tuyến dưới đồi, tuyến yên, tuyến thượng thận phụchồi. Thận trọng với những bệnh nhân lao, nhiễm virut toàn thân, vi khuẩn, nấmchưa được điều trị, nhiễm Herpes simplex ở mắt. Một số tác dụng ngoại ý như đauđầu, chảy máu mũi, rát mũi, kích ứng mũi, viêm loét mũi. Viêm mũi xoang xuất tiết ở trẻ cần được điều trị kịp thời, đúng đắn dưới sựtheo dõi của thầy thuốc chuyên khoa để tránh những biến chứng có thể xảy ra.

Tài liệu được xem nhiều: