Danh mục

Thuốc chữa viêm xoang

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 185.59 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
Jamona

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Viêm mũi xoang là bệnh phổ biến ở Việt Nam và có xu hướng ngày càng tăng. Xoang là những hốc rỗng nằm trong khối xương sọ, bao vây xung quanh hốc mũi và có những lỗ dẫn lưu đổ vào mũi. Xoang đảm nhận hai chức năng chính là thông khí và dẫn lưu. Niêm mạc của xoang liên tục với niêm mạc của hốc mũi, chúng đều được cấu tạo là những biểu mô trụ, có lông chuyển và có các tuyến chế tiết. Viêm xoang là hiện tượng bít tắc các lỗ thông từ xoang...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc chữa viêm xoang Thuốc chữa viêm xoang Hình ảnh giải phẫu xoang. Viêm mũi xoang là bệnh phổ biến ở Việt Nam và có xu hướngngày càng tăng. Xoang là những hốc rỗng nằm trong khối xương sọ, bao vây xung quanhhốc mũi và có những lỗ dẫn lưu đổ vào mũi. Xoang đảm nhận hai chức năng chínhlà thông khí và dẫn lưu. Niêm mạc của xoang liên tục với niêm mạc của hốc mũi,chúng đều được cấu tạo là những biểu mô trụ, có lông chuyển và có các tuyến chếtiết. Viêm xoang là hiện tượng bít tắc các lỗ thông từ xoang đổ ra mũi gây ra hiệntượng ứ trệ dịch trong xoang, làm vi khuẩn phát triển và gây nên quá trình viêm.Sự bít tắc các lỗ thông của xoang có thể gây ra do rất nhiều nguyên nhân như hiệntượng viêm nhiễm (hay gặp nhất, chiếm khoảng 65-70%), chấn thương làm vỡxương xung quanh các lỗ thông, do khối u bít tắc, do dị vật, do dị tật bẩm sinh củahốc mũi làm cản trở quá trình dẫn lưu. Điều trị viêm mũi xoang đặc biệt là viêm mũi xoang mạn tính gặp rất nhiềukhó khăn vì cấu tạo của hệ thống mũi xoang rất phức tạp nên bệnh hay tái phát,đồng thời quan niệm chưa đúng đắn của bệnh nhân trong quá trình điều trị làmgiảm tỷ lệ thành công khi chữa viêm mũi xoang. Thuốc chữa viêm mũi xoang là những thuốc có thể can thiệp để giải phóngtình trạng tắc nghẽn của lỗ thông mũi xoang. Các thuốc này phải được phối hợpđồng bộ dưới sự theo dõi chặt chẽ của các thầy thuốc tai mũi họng. Tùy theo giai đoạn của viêm mũi xoang, loại viêm mũi xoang (viêm mũixoang mủ, viêm mũi xoang dị ứng, viêm xoang do nấm...) mà thầy thuốc sẽ chỉđịnh cho bệnh nhân. Thuốc toàn thân - Kháng sinh uống hoặc tiêm thường phối hợp hai nhóm là beta lactam vànhóm chống vi khuẩn kỵ khí (metronidazol, klion...), kháng sinh chống nấm (viêmxoang do nấm). - Thuốc chống viêm, giảm phù nề để giải phóng lỗ thông mũi xoang. Thuốchay sử dụng là kháng viêm nhóm steroid như prednisolone 5mg, medrol, medexa,celestene... Nhóm thuốc này có rất nhiều tác dụng phụ như loét, thủng dạ dày,loãng xương, tăng huyết áp, rối loạn mỡ máu, tăng đường huyết, suy tuyến thượngthận... chính vì thế chỉ dùng nhóm thuốc này trong thời gian ngắn (dưới 1 tuần ởgiai đoạn cấp) dưới sự chỉ định và theo dõi của thầy thuốc. Nhóm thuốc chống viêm do các men đảm nhận để chống phù nề nhưalphachymotrypsine choay uống hoặc ngậm từ 4 - 6 viên/ngày. - Thuốc giảm đau như paracetamol. - Thuốc long đờm: acetylcysteine (mucomyst, acemuc...), ambroxol(mucosolvan...), carbocisteine (solmux broncho, mucusan, rhinathiol...). - Thuốc chống dị ứng: telfast, clarytin... Thuốc tại chỗ Thuốc chống viêm, chống sung huyết mũi, thuốc co mạch... Nhóm thuốc nhỏ mũi thường phải phối hợp giữa kháng sinh với một sốthành phần chống viêm, giảm phù nề, giảm xung huyết mới có hiệu quả. Kháng sinh nhóm aminoside, moxifloxacin hydrochloride, tobramycinthường được sử dụng để bào chế làm thành phần của thuốc nhỏ mũi. Lý do chínhlà qua nghiên cứu người ta nhận thấy khả năng thấm qua máu thấp dưới 2%, đồngthời thuốc lại không bị hấp thu qua đường tiêu hóa nên khá an toàn khi sử dụng.Khi dùng kéo dài thuốc nhỏ mũi chứa kháng sinh thì khả năng tạo ra các chủng vikhuẩn kháng thuốc, bao gồm cả nấm có thể xảy ra. Nếu bội nhiễm xuất hiện phảingưng thuốc và chuyển sang phương pháp điều trị khác thích hợp. Thuốc co mạch - chống ngạt- là loại thuốc hiện nay đang được sử dụngrộng rãi với nhiều tên thuốc khác nhau trong đó có naphazolin. Thuốc có tác dụngthu nhỏ tổ chức cương ở cuốn mũi dưới, chống xung huyết niêm mạc. Thuốc tácdụng nhanh trong vài phút và duy trì trong nhiều giờ sau đó. Thuốc nhỏ mũi có khả năng gây các phản ứng dị ứng: tại chỗ như cảm giácngứa mũi, sưng mũi, đỏ cánh mũi, đau nhức dọc theo sống mũi... tuy không xảy ratới 3% các trường hợp. Một số bệnh nhân gặp phản ứng không dung nạp thuốc. Tại niêm mạc hốcmũi biểu hiện có cảm giác như kim châm, hiếm gặp phản ứng dị ứng toàn thânnhư phù da, niêm mạc vùng mặt, ngoại lệ có thể gây phù Quincke. Trong trườnghợp này phải ngưng dùng thuốc ngay và trao đổi trực tiếp với bác sĩ điều trị. Thuốc nên sử dụng trong 7 - 10 ngày. Không nên điều trị kéo dài nếu không có chỉ định và theo dõi của thầythuốc chuyên khoa tai mũi họng. Các thuốc chống viêm có steroid dạng nhỏ như polydexa, collydexa... dạngxịt phun sương (budenase). Thuốc steroid tác dụng tại chỗ tuy chỉ có khoảng 2%hấp thu vào máu nhưng nếu không được điều trị đúng cách cũng sẽ gây một sốbiến chứng của steroid nói chung, nhất là trẻ em dưới 2 tuổi như không kích thíchvỏ thượng thận tiết hormon làm tuyến vỏ thượng thận bị teo. Gây hội chứng biếndưỡng hậu quả từ việc tăng giữ muối, nước gây hiện tượng béo giả, ứ đọng mỡ ởmột số bộ phận như mặt, gây tăng đường huyết - nguy cơ của đái tháo đường. Bên ...

Tài liệu được xem nhiều: