Danh mục

Thuốc Đông y với người cao tuổi

Số trang: 3      Loại file: pdf      Dung lượng: 82.47 KB      Lượt xem: 7      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (3 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuốc Đông y với người cao tuổiNgười cao tuổi có đặc điểm gì? Người cao tuổi được quan niệm là người trên 60 tuổi. Người cao tuổi sẽ giảm về khối lượng cơ thể, giảm sự chuyển hóa, giảm hoạt động, dẫn tới giảm chức năng điều hòa và thích nghi của cơ thể với môi trường. Già không phải là bệnh nhưng tạo điều kiện cho bệnh phát triển theo quy luật “Nhân nhược, tật cường”. Người cao tuổi giảm chiều cao do cột sống bị cong; đồng thời các cơ quan cũng giảm trọng lượng như gan từ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc Đông y với người cao tuổi Thuốc Đông y với người cao tuổiNgười cao tuổi có đặc điểm gì?Người cao tuổi được quan niệm là người trên 60 tuổi. Người cao tuổi sẽ giảm về khốilượng cơ thể, giảm sự chuyển hóa, giảm hoạt động, dẫn tới giảm chức năng điều hòa vàthích nghi của cơ thể với môi trường.Già không phải là bệnh nhưng tạo điều kiện cho bệnh phát triển theo quy luật “Nhânnhược, tật cường”. Người cao tuổi giảm chiều cao do cột sống bị cong; đồng thời các cơquan cũng giảm trọng lượng như gan từ 1.700g còn 1.200g, thận từ 150g còn 110g, nãotừ 1.400g còn 1.100g. Khả năng hô hấp giảm từ 20% đến 70%. Thận giảm khả năng bàitiết chất độc. Cơ quan tiêu hóa giảm men tiêu hóa, giảm khả năng hấp thu... Thính giác,thị giác đều giảm...Già cũng là do ở người cao tuổi có quá trình tăng sinh gốc tự do. Nguyên nhân tăng sinhgốc tự do bởi trong quá trình sống, con người phải lao động (trí óc và cơ bắp), phải tiếpxúc với môi trường ô nhiễm. Bị nắng nóng tác động trên da, do nhiễm phóng xạ, hay dothần kinh thường xuyên căng thẳng,v.v..Người cao tuổi theo quan niệm Đông yRất nhiều kinh thư đã ghi về quy luật của con người, tất yếu phải trải qua là sinh, lão,bệnh, tử. Trong các tạng: tâm, can, tỳ, phế, thận thì vai trò của lão hóa liên quan nhiềuđến tạng thận.Thận thuộc hành thủy. Sách Nội kinh có ghi:Con gái 7 tuổi thiên quý đến - cơ thể thay răng thay tóc; 7x2=14 tuổi thiên quý đủ, cơ thểphát triển nhanh, có nhiều biến đổi. Trong đó có tính tình, thích làm duyên, dễ hờn dỗi,thích tự thể hiện mình, và có kinh nguyệt, có thể chửa đẻ. 7x7=49 thiên quý cạn, tạng phủhoạt động giảm, hết kinh, tính tình cũng dễ thay đổi, dễ chóng mặt hoa mắt, đau lưng mỏigối, đôi lúc có cơn nóng ở mặt hay toàn thân, ăn ngủ thất thường. Đối với nam giới 8 tuổithiên quý đến thay răng mọc tóc; 8x2=16 thiên quý đủ, cơ thể phát triển nhanh; tính tìnhthay đổi, dễ tự ái, thích tự lập, có khả năng có con, mọc râu, mọc lông, vỡ tiếng... 8x8=64thiên quý cạn, ngũ tạng lục phủ giảm sút hoạt động. Đau lưng, mỏi gối, hoạt động tìnhdục cũng giảm, có người bất lực. Một số chứng bệnh hay mắc như: đổi tư thế là chóngmặt hoa mắt, đau lưng, đái đêm, rối loạn ăn ngủ, trí nhớ giảm, càng cao tuổi càng dễquên, dễ lẫn...Bệnh thường gặp ở người cao tuổiVới người có tuổi chức năng các cơ quan đều giảm. Tỳ vị giảm vận hóa là giảm khả năngtiêu hóa và hấp thu. Thận suy giảm là gây đau lưng, đau xương, xương dễ gãy. Nên cầnchú ý tránh ngã dễ gãy xương. Thận sinh tinh, tinh sinh tủy, tủy sinh não. Thận yếu, phảnxạ yếu, chậm chạp hay quên, dễ lẫn và dễ xảy ra tai nạn. Tâm chủ huyết mạch, tâm chủthần minh, tâm yếu dễ bị các bệnh huyết mạch, váng đầu hoa mắt, hay quên, lẫn. Can chủsơ tiết, can tàng huyết. Tạng can yếu thì hay chóng mặt hoa mắt, khả năng chống độcgiảm nên dễ có phản ứng khi ăn uống hay uống thuốc. Can chủ cân, can yếu dễ bị phongtác động gây liệt, đi lại khó. Tóm lại đối với người cao tuổi, phòng bệnh là cần phòngtoàn diện: từ ăn uống, sinh hoạt, giải trí, ứng xử sao cho đừng thái quá sẽ gây bất cập.Thuốc Đông y với người cao tuổiChữa bệnh cho người cao tuổi cần chú ý đặc điểm sinh lý của người già là chuyển hóakém, hấp thu kém. Bệnh lý của người già thường ở đa phủ tạng, nên cần khám tỉ mỉ để cóchẩn đoán chính xác và đầy đủ.Khi lập phương thuốc cũng xin lưu ý “Nhớ câu dùng thuốc tựa dùng binh”, nghĩa là cânnhắc lúc nào cần tấn công, lúc nào cần phòng thủ. Tạng nào cần bổ, tạng nào cần tả. Nhìnchung cần nâng cao chính khí, cần bổ sung khí huyết, bổ tâm thận. Giúp người già ănngon, ngủ yên; ăn ngủ điều hòa sẽ giúp “nhân cường” (người khỏe) thì “tật ngược” (bệnhsẽ lui).Xin giới thiệu một số bài thuốc giúp bổ tâm thận, bổ khí huyết, dưỡng tâm an thần sau:Bài 1: Thục địa 16g, hoài sơn 16g, sơn thù 8g, đan bì 8g, phục thần 10g, trạch tả 6g,đương quy 12g, bạch thược 12g, táo nhân 10g. Sắc uống.Bài 2: Hà thủ ô 16g, xuyên khung 10g, đương quy 10g, bạch thược 10g, táo nhân 10g,long nhãn 16g, đỗ trọng 16g, ba kích 12g, mạch môn 12g. Sắc uống.Bài 3: Mạch môn 12g, ngũ vị 8g, kỷ tử 12g, ba kích 12g, đỗ trọng 16g, thục địa 12g, hoàisơn 12g, sơn thù 8g, đương quy 12g, bạch thược 10g. Sắc uống.Bài 4: Cát lâm sâm 10g, mạch môn 12g, hoàng kỳ 12g, ngũ vị tử 8g, kỷ tử 12g, đươngquy 12g, thục địa 12g, bạch truật 12g, bạch thược 10g, ba kích 12g, đỗ trọng 16g, camthảo 6g. Sắc uống.Có thể trên cơ sở bổ khí huyết, can thận mà gia giảm các vị thuốc chữa bệnh cho phùhợp. Với người cao tuổi, phòng chữa bệnh thường kết hợp chặt chẽ để kéo dài tuổi thọ,khỏe mạnh.Cách phòng bệnh ở người cao tuổi thế nào?- Sinh hoạt điều độ: giờ nào ăn, giờ nào ngủ, giờ nào lao động học tập, giải trí. Khôngđứng lâu, ngồi lâu, không khiêng vác nặng.- Ăn thức ăn đủ tứ khí: (hàn nhiệt ôn lương); đủ ngũ sắc (xanh, đỏ, trắng, vàng, đen); đủngũ vị (chua, cay, mặn, ngọt, đắng); không quá thiên về khí nào hay vị nào. Mỗi màu mỗivị sẽ vào một tạng nhất định để bổ cho tạng đó. Riêng ng ...

Tài liệu được xem nhiều: