Danh mục

Thuốc dùng điều trị tại chỗ các bệnh dị ứng ở mắt

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 128.41 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
Thư viện của tui

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuốc dùng điều trị tại chỗ các bệnh dị ứng ở mắtĐiều trị cụ thể các bệnh dị ứng ở mắt chủ yếu phụ thuộc vào mức độ của các triệu chứng bệnh. Trong đó sử dụng thuốc tra mắt và một số can thiệp tại chỗ là phương pháp điều trị đơn giản và phổ biến nhất. Các nghiên cứu về dịch tễ học gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh dị ứng gia tăng liên tục trong vòng 4 thập kỷ qua với độ lưu hành trung bình khoảng 1530% dân số các nước. Bệnh dị...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc dùng điều trị tại chỗ các bệnh dị ứng ở mắt Thuốc dùng điều trị tại chỗ các bệnh dị ứng ở mắtĐiều trị cụ thể các bệnh dị ứng ở mắt chủ yếu phụ thuộc vào mức độ của các triệuchứng bệnh. Trong đó sử dụng thuốc tra mắt và một số can thiệp tại chỗ là phươngpháp điều trị đơn giản và phổ biến nhất. Các nghiên cứu về dịch tễ học gần đây cho thấy, tỷ lệ mắc các bệnh dị ứnggia tăng liên tục trong vòng 4 thập kỷ qua với độ lưu hành trung bình khoảng 15-30% dân số các nước. Bệnh dị ứng thường biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau(ngoài da, mắt, mũi xoang...) trong đó mắt là vị trí bị ảnh hưởng nhiều nhất. Tỷ lệmắc các bệnh dị ứng ở mắtTrong cộng đồng dân cư các nước là khoảng 5-22%, với các thể bệnh chính làviêm kết mạc dị ứng (theo mùa hoặc quanh năm), viêm kết giác mạc mùa xuân,viêm kết giác mạc thể tạng, viêm kết mạc do kính sát tròng và viêm kết giác mạctrong các bệnh dị ứng toàn thể (hồng ban đa dạng, hội chứng Stevens Johnson...).Nguyên nhân thường gặp nhất của các bệnh lý này là phấn hoa, bụi nhà, lông súcvật, thuốc, hóa chất và các dị vật trong mắt (kính sát tròng, mắt giả...). Ngứa mắt,đỏ mắt, chảy nước mắt, sưng nề hoặc nhức mắt là những triệu chứng lâm sàngthường gặp nhất.Điều trị các bệnh dị ứng ở mắt Điều trị cụ thể các bệnh dị ứng ở mắt chủ yếu phụ thuộc vào mức độ của cáctriệu chứng bệnh. Trong đó sử dụng thuốc tra mắt và một số can thiệp tại chỗ làphương pháp điều trị đơn giản và phổ biến nhất. Có hai phương pháp điều trị tại chỗ không dùng thuốc là áp lạnh và sử dụngcác chất giữ ẩm ở mắt. Là một phương pháp đơn giản nhưng áp lạnh có tác dụnggiảm khá tốt triệu chứng, đặc biệt triệu chứng ngứa mắt. Ngoài ra, sử dụng cácthuốc nhỏ mắt ngay sau khi áp lạnh có thể làm tăng cường hiệu quả của thuốc. Rấtphổ biến hiện nay là các loại nước mắt nhân tạo có chứa dung dịch natri clorid0,9% và một chất giữ ẩm và tạo độ nhớt như methylcellulose hoặc polyvinylalcohol thường được dùng 2-4 lần mỗi ngày nhằm mục đích pha loãng và loại bỏdị nguyên gây bệnh cũng như các sản phẩm của quá trình viêm dị ứng. Bên cạnh các phương pháp trên, điều trị tại chỗ bằng thuốc vẫn là phươngpháp điều trị quan trọng nhất cho các bệnh dị ứng ở mắt. Một số nhóm thuốc chủyếu được sử dụng bao gồm: thuốc co mạch, thuốc kháng histamin, thuốc ổn địnhmàng tế bào mast và thuốc chống viêm. Các thuốc này có thể được sử dụng đơn lẻhoặc phối hợp với nhau. Một số thuốc co mạch như phenylephrine, naphazoline và tetrahydrozoline lànhững tác nhân giống giao cảm có tác dụng giảm sung huyết và do đó hiệu quả tốtvới các triệu chứng đỏ mắt và phù nề mi mắt. Tuy nhiên, chúng không ức chếđược phản ứng dị ứng tại chỗ nên thường được dùng phối hợp với các thuốc khánghistamin. Các thuốc co mạch thường được dùng 3-4 lần mỗi ngày và không đượcsử dụng cho các bệnh nhân bị glôcôm. Các tác dụng phụ hay gặp bao gồm cảmgiác cay mắt, rát bỏng mắt khi nhỏ, đỏ mắt tăng lên khi ngừng thuốc và viêm kếtmạc do thuốc. Trong phản ứng viêm do dị ứng ở kết - giác mạc, histamin được tiết ra với sốlượng lớn, chất này gây giãn mạch, tăng tính thấm thành mạch và dẫn đến hầu hếtcác triệu chứng dị ứng ở mắt. Do đó, việc sử dụng các thuốc kháng histamin có vaitrò quan trọng trong điều trị các triệu chứng này. Levocabastine, azelastine vàemedastine là các kháng histamin chọn lọc trên receptor H1 có cường độ tác dụngkhá mạnh, ít tác dụng phụ và có hiệu quả tốt trong điều trị viêm kết giác mạc dịứng, đặc biệt khi dùng phối hợp tại chỗ với các thuốc co mạch. Cromolyn, lodoxamide, pemirolast, olopatadine và nedocromil là nh ữngthuốc ổn định màng tế bào mắt đã được chứng minh hiệu quả trong điều trị một sốthể viêm kết mạc dị ứng khi dùng tại chỗ. Một trong những ưu điểm lớn của nhómthuốc này là tính an toàn rất cao. Riêng nedocromil ngoài tác dụng ổn định màngtế bào mắt còn có tác dụng kháng histamin nên có hiệu quả điều trị tốt hơn cácthuốc khác trong nhóm. Các thuốc chống viêm không steroid dùng tại chỗ như ketorolac, diclofenacvà flurbiprofen giảm rõ rệt triệu chứng ngứa mắt và đỏ mắt trong viêm kết mạc dịứng theo mùa và viêm kết giác mạc mùa xuân. Khi được sử dụng đúng chỉ định,các thuốc này thường không gây ra tác dụng phụ nào đáng kể. Ngược lại, các chếphẩm corticosteroid tra mắt (như dexamethasone...) mặc dù có tác dụng rất tốt đốivới các triệu chứng dị ứng ở mắt, nhưng khi dùng kéo dài có thể gây ra nhiều tácdụng phụ như tăng nhãn áp, đục thủy tinh thể, tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mắt...Do đó, chúng chỉ được sử dụng khi tất cả các nhóm thuốc trên không có hiệu quả. Bên cạnh những thuốc kinh điển kể trên, một số thuốc mới cũng đang đượcnghiên cứu thử nghiệm trong điều trị các bệnh dị ứng ở mắt như cyclosporine,tacrolimus, kháng thể kháng IgE, kháng cytokine...Viêm loét giác mạc tại Bệnh viện Mắt TWViêm loét giác mạc (VLGM) là tình trạng mất lớp biểu mô giác mạc, kèm theonhiễm vi khuẩn, nấm, a-mip ...

Tài liệu được xem nhiều: