Danh mục

THUỐC MÊ HÔ HẤP

Số trang: 10      Loại file: pdf      Dung lượng: 150.57 KB      Lượt xem: 8      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 3,000 VND Tải xuống file đầy đủ (10 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Thuốc mê: Thuốc mê là những chất mà khi được đưa vào cơ thể sinh vật, cơ thể bệnh nhân, những chất này có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương một cách tạm thời, thuốc mê có những tính chất chính sau đây: - Làm mất ý thức, người bệnh sẽ trong tình trạng mê, tình trạng ngủ- Làm giảm bớt hay tối đa làm mất cảm giác đau đớn. - Làm giảm trương lực cơ, làm mềm cơ, tức là tác dụng dãn cơ.Tóm lại, thuốc mê có các tác dụng sau, mặc dù mỗi...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THUỐC MÊ HÔ HẤP THUỐC MÊ HÔ HẤPThuốc mê: Thuốc mê là những chất mà khi được đưa vào cơ thể sinh vật, cơ thểbệnh nhân, những chất này có khả năng ức chế hệ thần kinh trung ương một cáchtạm thời, thuốc mê có những tính chất chính sau đây:- Làm mất ý thức, người bệnh sẽ trong tình trạng mê, tình trạng ngủ- Làm giảm bớt hay tối đa làm mất cảm giác đau đớn.- Làm giảm trương lực cơ, làm mềm cơ, tức là tác dụng dãn cơ.Tóm lại, thuốc mê có các tác dụng sau, mặc dù mỗi loại thuốc có tác dụng nổi trộiở mặt này hay mặt kia: ức chế cảm giác đau, làm mất ý thức, làm quên, làm mềmcơ; cho phép và tạo thuận lợi cho động tác phẫu thuật.Phân loại thuốc mê: có nhiều cách phân loại thuốc mê, nếu tuỳ theo cách sử dụngđưa thuốc gây mê vào cơ thể người bệnh, người ta phân ra làm hai loại: thuốc mêhô hấp và thuốc mê tĩnh mạch.Thuốc mê hô hấp: Khi sử dụng để gây mê thuốc được đưa vào cơ thể người bệnhphải qua đường hô hấp, người bệnh hít hơi thuốc mê, thuốc đi qua khí quản, phếquản, phế nang để vào máu, rồi lên não khi đạt đến nồng độ thích hợp thuốc sẽ ứcchế những trung khu thần kinh gây ra hiện tượng mê; khi chấm dứt cung cấpthuốc, nồng độ thuốc trong phế nang hạ thấp, nên thuốc từ máu sẽ thoát ra phếnang do chênh lệch áp suất, thuốc mê hô hấp đưa vào cơ thể bằng đườn hô hấp nênthoát ra khỏi cơ thể chủ yếu bằng đường hô hấp là chính, chỉ có một phần rất nhỏcủa thuốc được biến dưỡng trong cơ thể và thải ra theo con đường khác. Thuốc mêhô hấp được chia thành hai nhóm:1. Thuốc mê thể khí: trong điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất thuốc ởthể khí. Thí dụ: Cyclopropane (C2H6); Protoxyde d’Azote, Nitrous oxide (N2O).2. Thuốc mê bốc hơi: trong điều kiện bình thường về nhiệt độ và áp suất, thuốc ởdạng thể lỏng nhưng dễ bốc hơi, cần phải có những dụng cụ đặc biệt là bình bốchơi để biến thuốc từ thể lỏng thành thể hơi và dùng những hơi này cho ngườibệnh.Thí dụ: Ethyl ether, Halothan, Enfluran, Isofluran, Sevofluran.Để gây mê người bệnh, điều cốt yếu phải đạt được là đưa ra một lượng thuốc mêvào cơ thể người bệnh để đạt được nồng độ thuốc mê vào trong máu lên đến mứcđủ để ức chế hệ thần kinh trung ương. Người bệnh khi mê đủ sẽ mất ý thức, mấtcảm giác và vận động, lu mờ nhiều phản xạ và chỉ còn duy trì những hoạt độngcần thiết cho sự sống như hoạt động của tim, phổi, gan, thận. Sau đó, để duy tr ìtình trạng mê, phải tiếp tục cho thêm thuốc mê để duy trì nồng độ thuốc mê thíchhợp trong máu.Trong gây mê qua đường hô hấp, lúc khởi mê, người ta cho người bệnh thở mộthỗn hợp khí mê - dưỡng khí cao. Do nồng độ khí mê trong phế nang cao hơn trongmáu, khí mê sẽ khuếch tán qua màng phế nang – mao mạch để vào máu, nồng độthuốc mê trong máu sẽ tăng dần. Khi duy trì mê, ta tiếp tục cho người bệnh thởmột tỉ lệ khí mê/dưỡng khí thích hợp thế nào để nồng độ thuốc mê trong máu đượcduy trì. Trong giai đoạn tỉnh mê, ta giảm nồng độ khí mê trong hơi thở vào, khí mêsẽ sẽ khuếch tán từ máu ra phế nang để thải ra ngoài, nồng độ thuốc mê trong máusẽ giảm xuống và người bệnh sẽ tỉnh lại dần.1. Các thời gian gây mê: Khi được gây mê, người bệnh đi từ trạng thái tỉnh dầnđến trạng thái mê. Khi chấm dứt cuộc gây mê, người bệnh đi từ trạng thái mê dầndần trở lại trạng thái tỉnh như lúc ban đầu. Người bệnh trải qua các khoảng thờigian như sau:1.1. Thời gian tiền mê: Từ lúc chuẩn bị, sửa soạn đến khi người bệnh được cungcấp thuốc mê vào cơ thể của họ. Mục đích của tiền mê là chuẩn bị cho người bệnhvào một cuộc gây mê êm ái hơn, ít tai biến xảy ra, không phải dùng một lượngthuốc mê nhiều. Bằng phương pháp chuẩn bị về tâm sinh lý và sử dụng thuốc menlàm cho người bệnh giảm sự chú ý, giảm lo lắng sợ hãi, giảm đau đớn, giảm tiếtđờm dãi và giảm những phản ứng, phản xạ bất lợi trong lúc gây mê-phẫu thuậtnhư phản xạ nôn ói, co thắt nhất là phản xạ đối với giao cảm.1.2. Thời gian khởi mê (dẫn đầu): Từ lúc bắt đầu cho thuốc mê qua đường hô hấphay tĩnh mạch cho đến khi người bệnh đạt độ mê thích hợp, tức là người bệnh cóthể chịu đựng được sự phẫu thuật. Trong thời gian này, thường người bệnh cónhững đáp ứng bất thường, do đó không nên làm những động tác thưm khắm hayphẫu thuật.1.3. Thời gian duy trì: Từ lúc người bệnh đạt độ mê thích hợp để người bệnh cóthể chịu được những tác động phẫu thuật cho đến lúc chấm dứt cung cấp thuốc mê.Thời gian này kéo dài lâu, mau tuỳ thuộc vào yêu cầu của cuộc mổ và tình trạngngười bệnh. Trong thời gian này, người bệnh được cung cấp một lượng thuốc mêthích hợp để duy trì độ mê đã đạt được và người bệnh có thể chịu được trong suốtquá trình phẫu thuật.1.4. Thời gian hồi tỉnh (thoát mê): người bệnh ra khỏi giấc mêTính từ lúc tắt thuốc mê hoặc không cung cấp thuốc mê cho đến khi người bệnhtỉnh lại hoàn toàn.2. Những thuốc mê hô hấp thường dùngThuốc mê hô hấp có thể dùng để giảm đau, gây mê, những thuốc thường dùng.2.1. Nitrous oxide, Pr ...

Tài liệu được xem nhiều: