Tài liệu này tìm hiểu về nhóm thuốc "Phần khí, huyết" – một nhóm thuốc quan trọng trong y học cổ truyền, được sử dụng để điều trị các chứng bệnh liên quan đến khí và huyết trong cơ thể. Chúng ta sẽ cùng phân loại các loại thuốc trong nhóm này, sau đó tập trung phân tích chi tiết tính vị, công năng, và chủ trị chính của ít nhất năm vị thuốc tiêu biểu. Cuối cùng, bài viết sẽ so sánh các vị thuốc đã nêu để làm rõ điểm mạnh, điểm yếu và sự khác biệt trong ứng dụng lâm sàng của chúng.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc phần khí, huyết THUỐC PHẦN KHÍ, HUYẾTMỤC TIÊU 1. Trình bày được phân loại thuốc chữa bệnh về khí và huyêt. 2. Trình bày được ít nhất là 5 vị thuốc trong nhóm thuốc về: tính vị, công năng,chủ trị chính. 3. So sánh được các thuốc trong nhóm về tính vị, công năng chủ trị chính.NỘI DUNG1. Thuốc chữa bệnh về khí: Thuốc phần khí là những thuốc có tác dụng chữa bệnh về khí, thường dùngtrong các bệnh can khí uất kết, tỳ vị khí trệ, phế khí thượng nghịch, sán thống sán khí,khí hư, sức đề kháng giảm; thể hiện: kinh nguyệt không đều, có kinh đau bụng, đau dạdày, ho đàm, thoát vị, mệt mỏi, vô lực. Thuốc phần khí chia ra làm hai loại: thuốchành khí và thuốc bổ khí. Trong thuốc hành khí lại được chia làm 2 loại nhỏ đó làthuốc hành khí giải uất và thuốc phá khí giáng nghịch.1.1. Thuốc hành khí Thuốc hành khí là những thuốc có tác dụng làm cho khí huyết lưu thông, làmcho khoan khoái lồng ngực (khoan xung), giải uất, giảm đau. Thuốc hành khí chia ralàm 2 loại: thuốc hành khí giải uất và thuốc hành khí giáng nghịch. Khi dùng chúngcần phân tích cụ thể hàn nhiệt, hư thực để phối ngũ cho đúng. Ví dụ: có hàn ngưng khítrệ cần phối hợp với thuốc ôn trung khứ hàn; khí uất hóa hỏa thì phối hợp với thuốcthanh nhiệt tả hỏa. Khi tỳ vị hư nhược phối hợp với thuốc kiện tỳ, ích khí. Nếu có khítrệ, huyết ứ thì phối hợp với thuốc hoạt huyết. Thuốc khí trệ dễ làm hao tổn chính khí,tân dịch. Những người khí hư, chân âm kém dùng phải thận trọng, Người thuộc thể âmhư hỏa vượng không nên dùng.1.1.1. Thuốc hành khí giải uất Loại hành khí giải uất dùng khi khí hành khó khăn, khiến huyết ứ gây đau đớnvì khí hành huyết hành: khí tắc huyết trệ gây đau. Như vậy tác dụng chính của loạihành khí giải uất là làm cho tuần hoàn khí huyết thông lợi, ngoài ra có tác dụng giảmđau, giải uất kết. 192 HƯƠNG PHỤ Rhizoma Cyperi Là thân rễ phơi khô của cây hương phụ, cây củ gấu Cyperus rotundus L. Vịthuốc bao gồm cả 2 loại, loại hương phụ vườn, củ nhỏ đen nhanh, rễ cứng, loại hươngphụ biển củ to hơn, vỏ nâu nhạt C.stoloniferus Retz. Họ Cói Cyperaceae. Tính vị: vị cay, hơi đắng, hơi ngọt, tính bình (hoặc ôn). Quy kinh: vào 2 kinh can và tam tiêu Công năng chủ trị: - Hành khí, giảm đau, dùng để trị bệnh đau bụng, đau hai bên sườn, sôi bụng,tiết tả, phối hợp với cao lương khương (khương phụ hoàn) mỗi thứ 12g. - Khái uất, điều kinh, dùng khi kinh nguyệt không đều do tinh thần căng thẳng;khi có kinh đau bụng dưới, hai vú căng đau, dùng riêng hương phụ tứ chế hoặc phốihợp với ngải diệp, bạch hồng nữ, ích mẫu, mỗi thứ 12g. - Kiện vị, tiêu thực, dùng trong các trường hợp ăn uống không tiêu, phối hợpvân mộc hương hoặc nam mộc hương (vỏ cây rụt), sa nhân, chỉ thực; cũng có thể dùnghương phụ (sao cháy lông) 20g, vỏ vối, trần bì, chỉ xác, mỗi thứ 12g, nam mộc hương16g. Ngoài ra còn dùng trong trường hợp đau bụng do khí lạnh, đau vùng thượng vị,ngực đầy trướng, ợ hơi, hương phụ 40g, nam mộc hương 40g, trần bì, thanh bì, chỉxác, ô dược mỗi thứ 20g. - Thanh ca hỏa: dùng trong bệnh mắt sung huyết đau đỏ: phối hợp chi tử, bạchà, cúc hoa. Liều dùng: 8-12g Kiêng kỵ: những người âm hư, huyết nhiệt không nên dùng. Khi dùng có thểtiến hành tứ chế, thất chế. Chú ý: - Tác dụng dược lý: cao hương phụ dạng lỏng, tác dụng ức chế sự co bóp, làmdịu căng thẳng của tử cung động vật dù có thai hay không có thai. Vũ Văn Điển,Hoàng Kim Huyền thấy rằng nước sắc của hương phụ vườn và hương phụ biển đều cótác dụng kiểu estrogen và mức độ như nhau. Ngoài ra thấy tinh dầu hương phụ biểncũng có tác dụng kiểu estrogen, hương phụ dạng sống và dạng chế đều có tác dụngkiểu estrogen. Điều đó phần nào chứng minh việc dùng hương phụ trong việc điểu trịcác bệnh của phụ nữ. 193 - Tác dụng kháng khuẩn: hương phụ tác dụng ức chế Staphylococcus aureus vàSh.shiga. TRẦN BÌ Pericarpium Citri reticulatae perenne Trên thực tế trần bì là vỏ chín, phơi khô, được chế theo phương pháp y học cổtruyền của cây quýt Citrus reticulata Blanco. Họ Cam Rutaceae. Tính vị: vị đắng, cay, tính ấm Quy kinh: vào 2 kinh tỳ, phế Công năng chủ trị: - Hành khí, hòa vị dùng đối đau bụng do lạnh phối hợp với bạch truật, can khương. - Chỉ nôn, chỉ tả: dùng khi bụng ngực đầy trướng, ợ hơi buồn nôn hoặc phốihợp với bạc hà, tô diệp, hoàng liên. - Hóa đàm ráo thấp, chỉ ho hoặc dùng chữa các chứng bí tích, bứt rứt trongngực, có thể phối hợp với các vị thuốc khác trong bài nhị trần thang: trần bì 8g, bán hạ,phục linh, mỗi thứ 12g, cam thảo 4g. Chữa viêm khí quản mạn tính, phối hợp với xạcan, la bạc tử, tô tử, bán hạ…. - Hạt quýt (quất hạch), vị đắng tính bình, tác dụng hành khí sơn can, dùng trịbệnh sán thống (đau ruột non, đau tinh hoàn, thoát vị bẹn). - Lá quýt, vị đắng, tính bình. Trị bệnh nhọt ở vú, vú kết hòn cục, sườn ngựcđau. Ngoài ra còn dùng chữa bệnh phong thấp cước khí. Liều dùng: trần bì 4-12g Kiêng kỵ: những người ho khan, âm hư không có đàm không nên dùng. Chú ý: - Tác dụng dược lý: tinh dầu trong trần bì có tác dụng kích thích vị tràng, tăngphân tiết dịch tiêu hóa, bài trừ khí tích trong ruột, còn có tác dụng trừ đàm. - Chất hesperidin trong trần bì có tác dụng trừ đàm và kéo dài tác dụng của chấtcorticoid, còn duy trì tính thẩm thấu của mạch máu một cách bình thường, giảm tínhgiòn của mạch máu. Phạm Xuân Sinh và Hoàng Kim Huyền thấy rằng các dạng trần bì sống, chế vàtinh dầu đều có tác dụng chống ho trừ đàm trên động vật, thí nghiệm trên (mèo, chuột).Trong đó dạng vi sao có tác dụng tốt hơn. ...