Danh mục

THUỐC TÁC DỤNG TRÊN QUÁ TRINH ĐÔNG MÁU VÀ TIÊU FIBRIN

Số trang: 21      Loại file: pdf      Dung lượng: 204.66 KB      Lượt xem: 14      Lượt tải: 0    
10.10.2023

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: 11,000 VND Tải xuống file đầy đủ (21 trang) 0
Xem trước 3 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Đông máu là một quá trình máu chuyển từ thể lỏng sang thể đặc do chuyển fibrinogen thành fibrin không hòa tan và các sợi fibrin này bị trùng hợp tạo thành mạng lưới giam giữ các thành phần của máu làm máu đông lại.+ Đông máu là hiện tượng tự bảo vệ của cơ thể khi có chẩy máu.+ Có 12 chất tham gia vào quá trình đông máu gọi là các yếu tố đông máu.+ Quá trình đông máu được thực hiện qua 3 giai đoạn :- Tạo phức hợp prothrombinase ( cũng gọi là thromboplastin, thrombokinase...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
THUỐC TÁC DỤNG TRÊN QUÁ TRINH ĐÔNG MÁU VÀ TIÊU FIBRIN THUỐC TÁC DỤNG TRÊN QUÁ TRINH ĐÔNG MÁU VÀ TIÊU FIBRIN1. ĐẠI CƯƠNG :1.1. Khái niệm chung :+ Đông máu là một quá trình máu chuyển từ thể lỏng sang thể đặc do chuyểnfibrinogen thành fibrin không hòa tan và các sợi fibrin này bị trùng hợp tạothành mạng lưới giam giữ các thành phần của máu làm máu đông lại.+ Đông máu là hiện tượng tự bảo vệ của cơ thể khi có chẩy máu.+ Có 12 chất tham gia vào quá trình đông máu gọi là các yếu tố đông máu.+ Quá trình đông máu được thực hiện qua 3 giai đoạn :- Tạo phức hợp prothrombinase ( cũng gọi là thromboplastin, thrombokinase)- Tạo thrombin.- Tạo fibrin ổn định1.2. Phân loại thuốc :1.2.1. Thuốc làm đông máu: thuốc làm đông máu toànthân và tại chỗ.1.2.2. Thuốc chống đông máu :các thuốc chống đông dùng trong phòng thínghiệm và dùng trong lâm sàng.1.2.3. Thuốc làm tiêu fibrin.1.2.4. Thuốc chống tiêu fibrin.2. THUỐC LÀM ĐÔNG MÁU:2.1. Thuốc làm đông máu toàn thân :2.1.1. Nhóm vitamin K : ( K = koagulation )a- Nguồn gốc - bản chất :+ Là vitamin tan trong dầu.+ Thiên nhiên :thức ăn thực vật( đậu tương, cám gạo, cà chua, cỏ linh lăng );động vật ( gan, lòng đỏ trứng, thịt cá, mỡ gà, phó-mát ): vitamin K1- Vi khuẩn ở ruột( Escherichia coli ): vitamin K2+ Tổng hợp : dạng thuốc tan trong nước ( vitamin K3 - K7 ).b- Tác dụng dược lý :+ Tham gia vào quá trình tổng hợp các yếu tố đông máu ở gan : phức hợpprothrombin( II, VII, IX, X ).+ Nhu cầu của cơ thể : 10 mg vitamin K1 /24 h ( hoặc1 mg/kg/24 h ? ).+ Khi thiếu vitamin K, xuất hiện các yếu tố dị thường (PIVKA = proteininduced by vitamin K absence ), gây bệnh ưa chảy máu ( Haemophilia )* Đặc điểm tác dụng :chỉ làm tăng mức prothrombin sau vài giờ cho thuốc, vì thếcác trường hợp chảy máu nhiều, đe dọa tính mạng bệnh nhân cần phải truyền máu(bổ sung trực tiếp prothrombin và các yếu tố đông máu có trong máu tươi ).c- Cơ chế tác dụng :Bình thường, các yếu tố II, VII, IX, X ở dạng tiền chất. Khi có mặt vitamin Kvới vai trò cofactor cần thiết cho enzym ở microsom gan xúc tác chuyểnnhững tiền chất ở gan ( PIVKA ) thành các yếu tố II, VII, IX, X có hoạt tính( do chuyển acid glutamic gần acid amin cuối c ùng của các tiền chất thành g-carboxyglutamyl ).d- Dấu hiệu thiếu hụt :Xuất huyết đa dạng ( tụ máu dưới da, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu cam, chânrăng, đái ra máu, chảy máu nội sọ… )e- Chỉ định :+ Giảm prothrombin.+ Thiếu vitamin K do mọi nguyên nhân( bệnh gan mật, loạn khuẩn đường ruột )+ Dự phòng chảy máu trong và sau phẫu thuật ( gan, đường mật…).+ Ngộ độc thuốc : các dẫn xuất coumarin và indandion, salicylat, thuốc làmgiảm prothrombin huyết...f- Chống chỉ định :- Mẫn cảm với thuốc.g- Tác dụng không mong muốn :+ Vitamin K1 : viêm tĩnh mạch, kích ứng tại chỗ, shock…+ Vitamin K3 :kích ứng da, niêm mạc đường tiêu hóa và hô hấp, gây ho, buồnnôn hoặc nôn, albumin/niệu; đặc biệt ở trẻ < 30 tháng tuổi, ng ười thiếu enzymG6PDcó thể gây thiếu máu tan máu và tử vong ( thay bằng vitamin K1 ) .2.1.2. Các thuốc khác :+ Calci clorid+ Coagulen, hemocoagulen.+ Carbazochrom :( TK : carbazocrom ) ( BD : adrenoxyl, adrenostazin… )+ Ethamsylat và dobesilat calci+ Vitamin P ( flavonoid, rutosid rutin và các dẫn xuất)2.2. Thuốc làm đông máu tại chỗ :- Enzym làm đông máu (thrombin, thrombokinase)- Keo cao phân tử( pectin, albumin…)- Gelatin, fibrin dạng xốp.- Muối kim loại nặng ( FeCl3 10 % ).- Thuốc làm săn ( tanin, muối nhôm, chì, kẽm, KMnO4 pha loãng...)3. THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU :3.1. Thuốc dùng ở thí nghiệm và ngoài cơ thể :Natri citrat, parafin, colodion,phim silicon, pyrex, natri oxalat, natri fluorid;Các chất càng cua (chelating agents ) như dinatri tetracemat (muối natri củaacid ethylen diamin tetraacetic : EDTA ), complexon III, sequestren...3.2. Các thuốc dùng ở lâm sàng :+ Thuốc ức chế sự tổng hợp các yếu tố đông máu ở gan ( II, VII, IX, X ) : chỉcó tác dụng in vivo( dẫn xuất coumarin )+ Thuốc ức chế tác dụng của các yếu tố đông máu :tác dụng cả in vivo và invitro( heparin ).+ Thuốc chống kết dính tiểu cầu :tác dụng cả in vivo và in vitro ( aspirin ).3.2.1. Dẫn xuất của coumarin và indandion :a- Dược động học chung:+ Hấp thu nhanh qua ống tiêu hóa nhưng tác dụng xuất hiện chậm sau khiuống từ 24 - 36 h.+ Gắn rất mạnh vào protein huyết tương ( tromexan 90 %, warfarin 97 %,dicoumarol, marcoumar, phenprocoumon 9 9 % ).+ Nhiều dẫn xuất coumarin chuyển hóa qua microsom gan ( dicoumarol,tromexan, warfarin ) và mất tác dụng.+ Thải trừ chủ yếu qua thận và mật.t1/2 rất thay đổi ( tromexan = 1 – 2 h;phenindion = 5 h; warfarin = 36 h; dicoumarol = 24 – 96 h; marcoumar = 156h).Nhiều thuốc có chu kỳ gan - ruột.Qua được hàng rào rau thai, sữa mẹ…+ Tác dụng rất thay đổi phụ thuộc từng cá thể ( do khác nhau về dược độnghọc, di truyền…) do đó khi điều trị cần duy trì tỷ lệ prothrombin là 20 % sovới bình thường.b- Tác dụng :+ Chống đông máu ( chủ yếu ).+ Giãn mạch vành, tăng sức bền thành mạch.c- Cơ chế tác dụng :Khi thiếu vitamin K, sẽ xuất hiện các protein dị thường không có hoạt tính (PIVKA ). Vitamin K carboxyl hóa các tiền chất thành các yếu tố II, VII, IX,X có hoạt tính.Do các dẫn xuất coumarin có cấu trúc gần giống vitamin K nên chúng ức chếcạnh tranh với enzym epoxyd-reductase, do đó cản trở việc khử vitamin K-epoxyd thành vitamin K, vỡ vậy có tác dụng chống đôngd- Phân loại :dựa vào thời gian xuất hiện tác dụng, cường độ tác dụng :+ Thuốc tác dụng nhanh : tromexan.+ Thuốc tác dụng trung bình : acenocoumarol, phenindion…+ Thuốc tác dụng dài : dicoumarol, warfarin…e- Chỉ định :+ Điều trị các bệnh tắc nghẽn mạch: viêm tắc tĩnh mạch, viêm tắc nội mạcđộng mạch, nhồi máu cơ tim…+ Dự phòng các bệnh tắc nghẽn mạch : ...

Tài liệu được xem nhiều: