Thông tin tài liệu:
Các thuốc điều trị hội chứng Raynaud Có thể dùng một số thuốc giãn mạch nhóm chẹn kênh calci, thuốc giãn mạch trực tiếp và gián tiếp khác, thuốc ức chế giao cảm, thuốc đồng phân của prostaglandin... Hiện thuốc chẹn kênh calci được coi là lựa chọn hàng đầu trong điều trị hội chứng Raynaud, trong đó có thuốc được sử dụng rộng rãi trên lâm sàng là nifedipin. Nếu nifedipin không dung nạp được thì có thể dùng một số thuốckhác trong nhóm chẹn kênh calci như amlodipin, diltiazem. ...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc trị bệnh xơ cứng bì do hội chứng Raynaud Thuốc trị bệnh xơ cứng bì do hội chứng Raynaud Xơ cứng bì do hội chứng Raynaud. Các thuốc điều trị hội chứng Raynaud Có thể dùng một số thuốc giãn mạch nhóm chẹn kênh calci, thuốc giãnmạch trực tiếp và gián tiếp khác, thuốc ức chế giao cảm, thuốc đồng phân củaprostaglandin... Hiện thuốc chẹn kênh calci được coi là lựa chọn hàng đầu trongđiều trị hội chứng Raynaud, trong đó có thuốc được sử dụng rộng rãi trên lâm sànglà nifedipin. Nếu nifedipin không dung nạp được thì có thể dùng một số thuốckhác trong nhóm chẹn kênh calci như amlodipin, diltiazem. Các thuốc giãn mạchkhác ngoài nhóm chẹn kênh calci có thể sử dụng bao gồm thuốc giãn mạch trựctiếp như nitroglycerin, nitroprussid, hydralazin, papaverin... hoặc thuốc giãn mạchgián tiếp như ketanserin (thuộc nhóm đối kháng serotonin chọn lọc), fluoxetin (ứcchế tái hấp thu serotonin), captopril (nhóm ức chế men chuyển), hoặc sindenafil(thuốc ức chế phosphodiesterase). Tuy nhiên, nhìn chung các thuốc trên khôngdùng đơn độc để điều trị hội chứng Raynaud - đặc biệt trong thể nặng mà thườngdùng phối hợp với thuốc chẹn kênh calci do tác dụng cũng như tính dung nạp củathuốc nhóm chẹn kênh calci tốt hơn. Hiện nay có một số thuốc được nghiên cứu sửdụng điều trị trong tăng áp động mạch phổi nhưng lại có hiệu quả trong điều trị hộichứng Raynaud là bosetan. Bosetan là thuốc đối kháng thụ thể nội mô không chọnlọc (nonselective endothelin receptor antagonist) vừa có tác dụng trong điều trịtăng áp động mạch phổi, lại vừa có tác dụng giảm thiếu máu ở chi, qua đó ngăncản tình trạng loét, hoại tử ngón. Các thuốc nhóm đối kháng giao cảm cũng đượcsử dụng trong điều trị hội chứng Raynaud do cơ chế đối kháng với các thụ thể thầnkinh giao cảm, đặc biệt là các thụ thể alpha 2 có nhiều ở mạch ngoại biên, do đógây giãn mạch ngoại biên. Thuốc hay dùng là prazosin, reserpin, methyldopa...Nhìn chung các thuốc này có tác dụng trong đợt cấp, nhưng tác dụng điều trị giảmdần theo thời gian và có nhiều tác dụng phụ như gây hạ huyết áp tư thế đứng,mạch nhanh... Một số thuốc đồng phân prostagladin cũng được dùng do tác dụnggiãn mạch, ức chế ngưng tập tiểu cầu. Các thuốc chủ yếu hiện dùng thuộc nhómnày như prostaglandin E1. Hoặc iloprost là thuốc đồng phân tổng hợp củaprostacyclin. Các chế phẩm đường uống của prostaglandin E1 (misoprostol) haydạng uống iloprost cũng được sử dụng nhưng dường như ít có hiệu quả trong điềutrị hội chứng Raynaud. Một số điều trị khác cần xem xét sử dụng ở bệnh nhân xơ cứng bì cóhội chứng Raynaud Thuốc chống ngưng tập tiểu cầu aspirin phòng tắc mạch. Chú ý cần thậntrọng khi dùng aspirin với thuốc nhóm đồng phân của prostagladin do bản thânaspirin lại ức chế prostaglandin, do đó làm giảm tác dụng của thuốc. Thuốc chốngđông heparin hoặc thuốc tiêu sợi huyết như urokinase có thể sử dụng trong trườnghợp có tắc mạch ở đầu chi. Một số trường hợp nặng có hoại tử nhiều ở chi hoặckhông đáp ứng với thuốc có thể dùng biện pháp phóng bế tại chỗ đám rối hạchgiao cảm bằng lidocain hoặc bupivacain hoặc phẫu thuật cắt bỏ hạch giao cảm cổ(khi có tổn thương ở ngón tay) hay cắt bỏ hạch giao cảm vùng lưng (khi có tổnthương ở ngón chân). Nếu có hoại thư nhiều có thể cắt lọc tại chỗ, thậm chí cắt bỏđầu chi tổn thương. Tổn thương thận: Phát hiện sớm các tổn thương mạch thận đóng vai tròquan trọng trong việc bảo tồn chức năng thận. Theo dõi huyết áp, mức lọc cầuthận, protein niệu thường xuyên. Thận trọng khi dùng corticoid liều cao trên 40mgprednisolon/ ngày vì có thể gây suy thận tiến triển. Do đa số bệnh nhân có tăngrenin nên các thuốc ức chế men chuyển là lựa chọn hàng đầu. Các thuốc captopril,enalaprin... có tác dụng tốt trong tăng huyết áp, đợt tổn thương thận cấp, tăng áplực động mạch phổi, suy tim. Trường hợp chưa đạt được huyết áp mục tiêu có thểphối hợp với thuốc chẹn kênh calci. Nếu không dung nạp với ức chế men chuyển(bệnh nhân ho) có thể dùng thuốc ức chế thụ thể angiotensin để thay thế. Thậnnhân tạo có thể chỉ định trong trường hợp tổn thương thận tiến triển, suy thận cấp. Tổn thương hệ hô hấp: Hay gặp nhất là hai thể viêm phế nang hay viêmphổi kẽ (có thể dẫn đến xơ phổi kẽ) và tổn thương mạch phổi dẫn đến tăng áp lựcđộng mạch phổi, hoặc phối hợp cả hai thể trên. Điều trị tổn thương viêm phế nang- viêm phổi kẽ thường phối hợp glucocorticoid với một thuốc ức chế miễn dịchnhư cyclophosphamid truyền tĩnh mạch hay uống, hoặc azathioprin hoặcmycophenolat mophetil. Khi bệnh nhân đã bị xơ phổi kẽ là tổn thương không hồiphục thì điều trị chủ yếu là triệu chứng và điều trị biến chứng như thở ôxy nồng độthấp ngắt quãng hay liên tục, xem xét ghép phổi khi có điều kiện; dùng kháng sinhđiều trị khi có bội nhiễm. Trường hợp tăng áp lực động mạch phổi có thể điều trịbằng thuốc đối kháng thụ thể nộ ...