Danh mục

Thuốc trị tai biến: Tác dụng không như quảng cáo

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 165.73 KB      Lượt xem: 5      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Phí lưu trữ: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Báo Người Lao Động ngày 28-4 đã phản ánh về bài thuốc phòng ngừa cao huyết áp và tai biến mạch máu não được photo phát tán nhiều nơi. Bài viết sau đây của dược sĩ Lê Kim Phụng, Trường Đại học Y Dược TPHCM sẽ phân tích kỹ hơn về tác dụng của các thành phần trong bài thuốc này Bài thuốc này gồm các vị: Hạnh nhân (10 gr), chi tử (10 gr), đào nhân (10 gr), 10 hạt tiêu, 10 hạt nếp, giã chung tất cả rồi trộn với 1 lòng trắng trứng gà, bó vào lòng...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc trị tai biến: Tác dụng không như quảng cáo Thuốc trị tai biến: Tác dụng không như quảng cáoBáo Người Lao Động ngày 28-4 đã phản ánh về bài thuốc phòng ngừacao huyết áp và tai biến mạch máu não được photo phát tán nhiều nơi.Bài viết sau đây của dược sĩ Lê Kim Phụng, Trường Đại học Y DượcTPHCM sẽ phân tích kỹ hơn về tác dụng của các thành phần trong bàithuốc nàyBài thuốc này gồm các vị: Hạnh nhân (10 gr), chi tử (10 gr), đào nhân (10gr), 10 hạt tiêu, 10 hạt nếp, giã chung tất cả rồi trộn với 1 lòng trắng trứnggà, bó vào lòng bàn chân khi đi ngủ, đến sáng bỏ đi.Tác dụng cụ thể của từng vị:- Hạnh nhân: Có vị đắng, tính bình, quy kinh phế, tác dụng chỉ khái địnhsuyễn, nhuận táo, tiêu đờm. Trong hạnh nhân có chứa hợp chất amygdalin.Khi bị dịch vị thủy phân, chất này sẽ phóng thích ra axit cyanhydric.Ở nồng độ thấp, axit này có tác dụng làm giảm lượng tiêu hao oxy của tổchức tế bào, ức chế việc chuyển hoá oxy ở động mạch chủ và động mạch cổlàm cho hô hấp sâu, tăng phản xạ, đờm dễ long, nhờ đó sẽ giảm ho. Hạnh nhânTuy nhiên, nếu dùng quá liều có thể dẫn đến bất tỉnh do thần kinh trungương bị tổn thương gây đau đầu, buồn nôn, tim loạn nhịp. Thử dược lý thựcnghiệm trên mèo, hạnh nhân có tác dụng hạ áp. Trên lâm sàng và theo kinhnghiệm dân gian, hạnh nhân được dùng chữa ho suyễn, viêm phế quản, táobón (mỗi ngày 6-12 gr bóc vỏ, sao vàng, sắc uống), nhưng người tiêu chảyhay cảm lạnh thì được khuyến cáo là không nên dùng.- Chi tử: Là trái dành dành chín, có vị đắng, tính hàn, quy kinh tâm, phế,can, đởm. Quả có chứa chất đắng là gardenin tác dụng thanh can giáng hỏa,lợi tiểu giải độc, chỉ huyết. Trong Đông y, người ta dùng chi tử để chữaviêm gan, vàng da, sốt cao mê sảng, tiểu ra máu, chảy máu cam. Tuy nhiên,người tỳ vị hư hàn hay tiêu chảy thì không nên dùng.- Đào nhân: Là vị thuốc lấy từ nhân hạt của trái đào, vị đắng, tính bình quykinh tâm, can, phế, tác dụng hoạt huyết khử ứ, nhuận trường, chỉ khái, đượcdùng chữa bế kinh, đau bụng kinh, chấn thương ứ huyết, ho, táo bón. Tuynhiên, phụ nữ có thai không được dùng vì có thể gây sẩy thai.- Hạt tiêu: Vị cay, tính nóng, chứa nhiều loại tinh dầu và chất cay, ở liềuthấp có tác dụng kích thích sự tiết dịch vị và kích thích hệ thần kinh, khángkhuẩn và diệt trùng, nên được dùng để bảo quản thức ăn.Tiêu còn hay được dùng để chữa đau bụng, nôn mửa, tiêu chảy, rối loạn tiêuhóa. Tuy nhiên, vì tiêu là chất kích thích và gây xung huyết da và các tuyếnnhờn nên khi dùng đắp ngoài da có thể gây bỏng rát, dùng liều cao có thểgây độc làm co giật và đái ra máu.- Hạt nếp: Khoảng 10 hạt thì chỉ có tác dụng làm chất dính, chung với trứnggà.Uống cũng không tác dụngBài thuốc nói trên được hướng dẫn dùng ngoài bằng cách bó vào lòng bànchân đến sáng thì bỏ ra, chỉ làm một lần mà cho tác dụng không bị tai biếnthì khó để tin được.Hơn nữa, với các thành phần nói trên, nếu phối hợp thành bài thuốc thì quaphân tích từng vị ta đã thấy không có công dụng ngừa bệnh cao huyết áphoặc tai biến mạch máu não, nếu có uống thì cũng không có tác dụng nhưthế chứ huống gì chỉ đắp ngoài da. Hơn nữa, với người huyết áp đang tăngthì bó thuốc vào lòng bàn chân như vậy có hạ được huyết áp không thìkhông thấy nói. Đào nhânNên biết bệnh cao huyết áp có nhiều nguyên nhân và nặng hay nhẹ tùy thuộccơ địa của từng người, do cách ăn uống, sinh hoạt, lối sống, thái độ tinhthần, áp lực công việc…Và như vậy thì cũng sẽ có nhiều cách để chúng ta tựphòng bệnh. Chẳng hạn có nếp sống tập luyện điều độ kèm một chế độ dinhdưỡng phù hợp, dùng các loại rau, củ, quả tốt cho tim mạch như táo, mơ,nho, cà rốt, bông cải xanh, trà xanh…, hạn chế sử dụng các chất kích thích.Trong y học cổ truyền cũng có bài thuốc chữa cao huyết áp rất tốt (phối hợptừ hoa hòe sao vàng 8 gr, mã đề 10 gr, rễ nhàu 12 gr, táo nhân sao đen 6 gr,cỏ xước 12 gr, sinh địa 10 gr,), được cố giáo sư Bùi Chí Hiếu nghiên cứunhiều năm và áp dụng hiệu quả trên lâm sàng hàng chục năm nay.Tóm lại, việc sử dụng thuốc là rất quan trọng, nhất là với bệnh huyết áp, timmạch. Thuốc là con dao 2 lưỡi nên cần phải được thầy thuốc hướng dẫn sửdụng, nếu tự ý dùng không đúng cách, không đúng liều, không đúng bệnh thìrất dễ xảy ra tai họa ...

Tài liệu được xem nhiều:

Gợi ý tài liệu liên quan: