Danh mục

Thuốc trị tăng huyết áp gây ho: Vì sao và cách xử lý?

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 122.75 KB      Lượt xem: 10      Lượt tải: 0    
Jamona

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Người bị bệnh tăng huyết áp (THA) cần đi khám bệnh để được bác sĩ chẩn đoán và giúp lựa chọn thuốc thích hợp (hiện nay có đến 7 nhóm thuốc được dùng). Đặc biệt, nếu người bệnh được bác sĩ chỉ định cho dùng một trong 3 nhóm thuốc sau đây có thể bị tác dụng phụ (TDP) gọi là ho khan.Ảnh minh họa Thuốc thứ nhất là thuộc nhóm ức chế men chuyển, gồm có: captopril, enalapril, benazepril, lisinopril… Cơ chế của thuốc là ức chế một enzym có tên là men chuyển angiotensin (angiotensin converting enzyme, viết...
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc trị tăng huyết áp gây ho: Vì sao và cách xử lý? Thuốc trị tăng huyết áp gây ho: Vì sao và cách xử lý?Người bị bệnh tăng huyết áp (THA) cần đi khám bệnhđể được bác sĩ chẩn đoán và giúp lựa chọn thuốc thíchhợp (hiện nay có đến 7 nhóm thuốc được dùng). Đặcbiệt, nếu người bệnh được bác sĩ chỉ định cho dùngmột trong 3 nhóm thuốc sau đây có thể bị tác dụngphụ (TDP) gọi là ho khan. Ảnh minh họaThuốc thứ nhất là thuộc nhóm ức chế men chuyển, gồmcó: captopril, enalapril, benazepril, lisinopril… Cơ chếcủa thuốc là ức chế một enzym có tên là men chuyểnangiotensin (angiotensin converting enzyme, viết tắtACE). Chính ACE xúc tác mà chất sinh học có trong cơthể là angiotensin I biến thành angiotesin II và chính chấtsau này gây co thắt mạch làm tăng huyết áp. Nếu ACE bịthuốc ức chế, tức làm cho không hoạt động được, sẽkhông sinh ra angiotensin II, sẽ có hiện tượng giãn mạchvà làm hạ huyết áp. Thuốc ức chế men chuyển gây hokhan vì ACE không chỉ xúc tác biến angiotensin I thànhangiotensin II mà còn có vai trò trong sự phân hủy chấtsinh học khác có tên bradykinin, nếu thuốc ức chế ACE,bradykinin không được phân hủy ở mức cần thiết sẽ thừagây kích thích ho ở đường hô hấp. Thuốc ức chế menchuyển có thể gây ho khan và kéo dài ở 5 - 35% số bệnhnhân dùng thuốc này. Đây là thuốc trị THA gây ho đángkể, không tùy thuộc liều lượng (tức uống liều thấp vẫn bị)và thường làm cho người bệnh bỏ thuốc.Thuốc thứ hai có thể gây ho khan thuộc nhóm thuốc chẹnbêta, gồm có: propranolol, pindolol, nadolol, timolol,metoprolol, atenolol… Cơ chế của thuốc là ức chế thụ thểbêta giao cảm ở tim mạch, do đó làm chậm nhịp tim và hạhuyết áp. Đa số các thuốc chẹn bêta không chỉ ức chế thuthể bêta-1 chọn lọc tác động trên tim mạch mà còn ức chếthụ thể bêta-2 gây co thắt phế quản. Cho nên, nhiều thuốcchẹn bêta ngoài hạ huyết áp có thể gây phản xạ ho (do cothắt phế quản, lưu ý người bị hen suyễn cũng vì thế khôngđược dùng thuốc chẹn bêta). Tỷ lệ bị ho do dùng thuốcchẹn bêta ít hơn so với thuốc ức chế men chuyển.Nhóm thuốc thứ ba có thể gây ho khan là thuốc chẹn kênhcalci (còn gọi thuốc đối kháng calci), gồm có: nifedipin,nicardipin, amlodipin, felidipin, isradipin, verapamil,diltiazem… Cơ chế của thuốc là chặn dòng ion calcikhông cho đi vào tế bào cơ trơn của các mạch máu gâygiãn mạch và từ đó làm hạ huyết áp. Cơ chế gây ho củanhóm thuốc này chưa được biết rõ ràng. Tỷ lệ bị ho dodùng thuốc chẹn calci rất thấp, khoảng 1 - 6%. Đặc biệt,đây là thuốc thường phối hợp với thuốc ức chế menchuyển trị THA nên phản xạ ho gây ra bởi thuốc phối hợpchứ không phải do thuốc chẹn kênh calci. Tuy nhiên, tácdụng phụ gây ho của thuốc chẹn calci cũng cần ghi nhậnđể thông tin cho bệnh nhân hầu tránh việc bỏ thuốc.Đối với người đang dùng thuốc trị THA khi bị ho nênlưu ý những điều sau:- Ho có thể do thuốc nhưng cũng có thể do nguyên nhânkhác, như bị cảm lạnh. Trường hợp ho nhiều có thể dùngthuốc trị ho thông thường trong vài ngày, nếu sau vàingày ho không đỡ nên đến bác sĩ khám chữa bệnh THAtrước đây kể rõ triệu chứng ho. Không nên tự ý bỏ thuốctrị THA đang dùng (người bị THA rất cần dùng thuốc đềuđặn để kiểm soát, nếu ngưng dùng thuốc huyết áp tăng vọtrất nguy hiểm).- Nếu bác sĩ xác định ho do thuốc sẽ cho thay thuốc ứcchế men chuyển đang dùng gây ho bằng thuốc mới gọi làthuốc đối kháng thụ thể angiotesin II (như losartan,valsartan, irbesaetan, candesartan…). Hoặc người bệnh bịho bởi thuốc chẹn bêta, bác sĩ sẽ thay thế thuốc dùngthuốc chọn lọc chẹn bêta-1 (như atenolol, metoprolol,bisoprolol… ) và cho dùng liều thấp nhất có hiệu quả. Đốivới thuốc chẹn kênh calci gây ho, có khi bác sĩ thay thếbằng thuốc nhóm khác thích hợp. Ngoài việc thay thếthuốc, bác sĩ còn thực hiện các biện pháp làm giảm cácyếu tố tiềm tàng kích thích phản xạ ho ở đường hô hấp

Tài liệu được xem nhiều: