Danh mục

Thuốc từ cây mướp

Số trang: 5      Loại file: pdf      Dung lượng: 131.92 KB      Lượt xem: 16      Lượt tải: 0    
tailieu_vip

Hỗ trợ phí lưu trữ khi tải xuống: miễn phí Tải xuống file đầy đủ (5 trang) 0
Xem trước 2 trang đầu tiên của tài liệu này:

Thông tin tài liệu:

Mướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời. Mướp có nhiều loài khác nhau. Mướp ta, hay mướp thường (Luffa cylindrica (L.) Roem.), mướp hương (Luffa acutangula Roxb.). Theo Đông y, các bộ phận của cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (ty qua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều là những vị thuốc có thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.
Nội dung trích xuất từ tài liệu:
Thuốc từ cây mướp Thuốc từ cây mướpMướp được nhân dân ta sử dụng làm thuốc từ lâu đời.Mướp có nhiều loài khác nhau. Mướp ta, hay mướpthường (Luffa cylindrica (L.) Roem.), mướp hương(Luffa acutangula Roxb.). Theo Đông y, các bộ phậncủa cây mướp, như lá mướp (ty qua diệp), dây mướp (tyqua đằng), xơ mướp (ty qua lạc) đều là những vị thuốccó thể sử dụng để trị nhiều bệnh khác nhau.Lá mướp có vị ngọt, chua, mát, tính hàn, có tác dụng thanhnhiệt, trừ đờm, chỉ khái, giải độc, chỉ huyết. Dùng trị hocấp tính và mạn tính, nhiều đờm, đờm dính máu. Hằngngày dùng 10 - 15g, sắc uống; hoặc lấy lá tươi, rửa sạch,thêm chút muối ăn, giã nát, vắt lấy nước uống, trị viêmhọng, họng sưng đau. Còn có tác dụng trừ phù thũng, trịmụn nhọt sưng đỏ. Có thể lấy lá bánh tẻ, rửa sạch, giã nát,đắp lên mụn nhọt hoặc lên vết thương để tiêu viêm, tiêusưng. Các bộ phận của cây mướp là những vị thuốc trị bệnh.Quả mướp có vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt,hóa đàm, lương huyết, giải độc. Dùng quả non, khi quả rađược khoảng 20 ngày, hái về thái mỏng, sao vàng, sắc uốngcó tác dụng trừ đờm, trị ho, hen, khó thở.Rễ mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạtlạc, thanh nhiệt giải độc, tiêu viêm, thanh trừ nội nhiệt,nhuận tràng, trị phế ung, viêm mũi, viêm xoang, ho, đaunửa đầu, viêm tuyến vú. Ngày 15-30g dưới dạng sao vàng,sắc uống ngày 1 thang, chia 2 lần. Uống nhiều ngày tới khicác triệu chứng thuyên giảm.Thân cây mướp có vị ngọt, tính bình, có tác dụng hoạthuyết thông lạc, thanh nhiệt giải độc. Sau khi thu hái, đemphơi khô, cắt thành từng đoạn 3-5cm, sao vàng, nghiềnthành bột mịn uống với nước sôi để nguội, ngày 2-3 lần,mỗi lần 8-12g, có tác dụng thông mũi, trị bệnh viêm mũimạn tính, viêm cuốn mũi.Gốc cây mướp, sau khi rửa sạch, cạo bỏ lớp vỏ bên ngoài,thái nhỏ, sao vàng, sắc uống có tác dụng tiêu viêm. Trịviêm xoang, viêm mũi, mũi ngứa, chảy nước mũi, nướcmũi có mùi hôi, tanh.Xơ mướp có vị ngọt tính bình, có tác dụng thông kinh, hoạtlạc, thanh nhiệt, hóa đàm, lợi thủy, tiêu thũng. Có thể lấynhững quả mướp chín, già, khô trên giàn; hoặc hái các quảmướp già, phơi khô hoặc sấy khô, bóc bỏ vỏ, bỏ hạt. Khicần nhiều xơ mướp, có thể, sau khi thu hái các quả mướpgià, bó lại thành bó, ngâm xuống nước vài ngày cho thịtmướp rữa ra, sau đó rửa sạch xơ, rồi đem phơi khô, sấykhô. Lấy xơ này, cắt thành từng đoạn 1 - 2cm, sao vàng,nghiền thành bột mịn, uống ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 8 - 10g,để thông kinh, hoạt lạc, trừ phong thấp, lợi tiểu, giải độc.Dùng trong các trường hợp đau tức sườn ngực, đau cơ. Xơmướp đem sao đen, sao tới khi toàn bộ phía ngoài có màuđen, bên trong vẫn còn màu vàng, tán thành bột mịn, uốngvới nước ấm, ngày 2 - 3 lần, mỗi lần 4 - 8g, có tác dụngcầm máu, giảm đau. Dùng trị trĩ ra máu, đại tiện ra máu,xuất huyết tử cung… Ngoài ra để thúc sởi chóng mọc, dùngxơ mướp 20g; kinh giới, bạch chỉ, kim ngân, mỗi thứ 12g;cỏ mần trầu 8g; cam thảo 4g. Sắc uống, ngày 1 thang chia 2lần.

Tài liệu được xem nhiều:

Tài liệu liên quan: